KT thanh toán với ngân sách Nhà nước 1Nội dung

Một phần của tài liệu Quá trình thành lập và hoạt động của công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á (Trang 35 - 39)

V. KT CÁC KHOẢN THANH TOÁN: CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP

3.KT thanh toán với ngân sách Nhà nước 1Nội dung

3.1.1 Thuế giá trị gia tăng:

3.1.1.1 Giá tính thuế:

Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

(a) Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng;

(b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu;

(c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;

(d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ;

(e) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa, tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ;

(f) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công;

(g) Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định;

(h) Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. (i) Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.

3.1.1.2 Cách tính thuế: có 2 cách tính thuế là thuế khấu trừ

và thuế trực tiếp.

Theo phương pháp khấu trừ:

Trước tiên phải xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào

Trong đó:

 Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:

Thuế GTGT đầu

ra =

Giá tính thuế của hàng hóa

dịch vụ chịu thuế bán ra *

Thuế suất %

Thuế suất:

 0%: áp dụng với hàng xuất khẩu

 5%: áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm cơ khí, luyện kim loại, máy vi tính và cụm linh kiện máy vi tính, phân bón, thuốc chữa bệnh, thiết bị dung cho y tế…

 10%: áp dụng với các loại hàng hóa, dịch vụ thong thường còn lại như vải sợi may mặc, thực phẩm, sữa, bánh kẹo, gốm sứ thủy tinh, hàng hóa, dịch vụ bưu chính viễn thong, khách sạn, ăn uống…

 Thuế GTGT đầu vào:

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở khâu mua

Đối với hàng nhập khẩu: Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Trị giá hàng hóa nhập khẩu

+ Thuế nhập khẩu của hàng hóa * (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế xuất thuế GTGT %

Cuối tháng căn cứ vào số thuế GTGT ở đầu ra do bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thuế GTGT ở đầu vào do mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.Nếu lấy thuế GTGT ở đầu ra trừ thuế GTGT ở đầu vào, kết quả:

• Bằng không: làm thủ tục khấu trừ thuế

• Đầu ra > đầu vào: khấu trừ thuế theo thuế đầu vào, số chênh lệch chính là số thuế phải nộp

• Đầu ra < đầu vào: khấu trừ thuế theo thuế đầu ra, số chênh lệch chính là số thuế chưa được khấu trừ, sẽ được giải quyết sau.

Công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Theo phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải

nộp =

GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế *

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa

dịch vụ %

Trong đó GTGT của hàng hóa dịch vụ:

GTGT của hàng hóa dịch vụ =

Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán

ra

-

Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào

tương ứng

Trong đó giá thanh toán của hàng hóa dịc vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu them mà bên mua phải trả.

Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dung vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.

3.1.2 Thuế nhập khẩu

3.1.2.1 Giá tính thuế:

Giá đã bao gồm GIÁ HÀNG + PHÍ VẬN TẢI + PHÍ BẢO HIỂM

3.1.2.2 Cách tính thuế: Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng chịu thuế nhập khẩu * Giá tính thuế bằng tiền đồng Việt Nam * Thuế suất %

3.1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Là thuế thu trên lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sau một thời kì hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Cách xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ

tính thuế

= (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Trong đó doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính như sau:

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp trong kỳ

= Tổng số thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế * Thuế suất

3.2 Nguyên tắc:

 Doanh nghiệp phải tính và xác định số thuế,

lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp trên cơ sở các thong báo của cơ quan thuế.

 Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp

thời các khoản thuế, lệ phí cho nhà nước.

 Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp.

 Với các doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ

phải quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

3.3 Phương pháp kế toán

3.3.1 Chứng từ:

 Tờ khai thuế GTGT

 Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt

 Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp  Tờ khai thuế nhập khẩu, xuất khẩu

 Bảng kê thuế thu nhập của người có thu nhập cao  Các chứng từ về nộp thuế

 Phiếu chi, giấy báo của Ngân hàng

Để làm căn cứ lập tờ khai thuế GTGT phải lập chứng từ tổng hợp là: “Bảng kê hóa đơn, chứng từ, dịch vụ mua vào”

“Bảng kê hóa đơn, chứng từ, dịch vụ bán ra”

3.3.2 Tài khoản : theo chế độ kế toán hiện hàng hạch toán thuế và các

khoản phải nộp ho nhà nước sử dụng tài khoản 333 - thuế và các khoản phải

nộp cho nhà nước.

Tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ.

Nợ

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp cho nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế, phí, lệ phí và cá khoản phải nộp nhà nước

Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp

3.3.3 Sổ sách kế toán:

 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

3.3.4 Ví dụ minh họa:

- Ngày 28/4, công ty nhập khẩu một lô đèn có giá mua tính ra tiền Việt là: 52.000.000 và chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán (dùng tỷ giá thực tế). Thuế nhập khẩu phải nộp là 10.400.000. Các khoản chi phí vận chuyển bốc dỡ được trả bằng tiền mặt là 2.000.000 VND.

Thuế GTGT đầu vào của số hàng nhập khẩu này được xác định theo thuế suất 10%.

Doanh nghiệp đã dùng TGNH thanh toán đầy đủ khoản thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào.

(a) Nợ TK 1561: 62.400.000 Có TK 331: 52.000.000 Có TK 3333: 10.400.000 (b) Nợ TK 1562: 2.000.000 Có TK 1111: 2.000.000 (c) Nợ TK 133: 6.240.000 (=62.400.000 * 10%) Có TK 33312: 6.240.000 (d) Nợ TK 3333: 10.400.000 Nợ TK 33312: 6.240.000 Có TK 112: 16.640.000

Một phần của tài liệu Quá trình thành lập và hoạt động của công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á (Trang 35 - 39)