Tóm tắt chương 4:

Một phần của tài liệu mô hình phân tích mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 161 - 167)

D ựa vào kết quả trong Bảng 4.7 cho thấy:

Tóm tắt chương 4:

Chương 4, luận án đã lựa chọn các mô hình theo thiết kế phân tích thực nghiệm. Việc xử lý số liệu tương đối phức tạp và công phụ Tuy vậy, luận án cũng

đã hoàn thành và có được bộ số liệu đáp ứng các yêu cầu phân tích thực nghiệm. Các mô hình được lựa chọn, qua ước lượng cho thấy là có thể dùng thực nghiệm để đánh giá quan hệ của tăng trưởng kinh tế và FDỊ Phân tích được phản

ứng đồng thời của các biến qua mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích cực của FDI và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhịp tăng vốn FDI sẽảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ngay ở

thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP. Quá trình tăng FDI có tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 năm, sau đó có thể tốc độ

tăng giảm dần vào các năm tiếp theọ Một hệ thống chính sách thu hút nguồn vốn FDI tốt sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầụ

Mô hình Levinsohn Petrin được sử dụng cho phân tích tác động của FDI đến các doanh nghiệp trong nước và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của

đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác trong đó có các doanh nghiệp nội địa trong khi sở hữu Nhà nước không tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của ngành. Vì vậy, việc cổ

phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội địa, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế và tác động tích cực đến sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoàị

Mô hình số liệu mảng cũng được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Hiệu chỉnh mô hình theo phương pháp GMM là

149

cần thiết khi ước lượng mô hình với số liệu mảng trong điều kiện dữ liệu không thật dài theo thời gian. Kết quả mô hình cho thấy sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng sản lượng của các doanh nghiệp.

Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng để góp phần tăng trưởng kinh tếở Việt Nam, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo hướng: đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kích thích tiết kiệm và đầu tư; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện ưu đãi đối với FDI trong ngành chế tác; thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư

nước ngoài; tạo môi trường thu hút FDI; phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngang tầm với các nước trong khu vực.

Chương 4 cũng trình bày một cách chi tiết kỹ thuật ước lượng, đánh giá mô hình và lựa chọn phương pháp ước lượng hợp lý. Kết quả các mô hình được sử

dụng để phân tích, đánh giá nhằm tìm kiếm các kết luận thực nghiệm trong phạm vi mục tiêu nghiên cứu của luận án. Trong những phân tích này, luận án cũng nêu lên những kết quả được nhận biết, kiểm định thống kê ở mức ý nghĩa tối đa là 5%;

những kết quả không thật rõ ràng (không có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%) được xem xét như các dấu hiệu thống kê và có thể gợi ý các kiểm chứng tiếp theọ

150

KT LUN

Luận án với tiêu đề: “Mô hình phân tích mi quan h ca FDI và tăng trưởng kinh tế Vit Nam” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về mối quan hệ

của FDI và tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế

và quá trình thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 và kết quả ước lượng từ các mô hình: đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế (cách tiếp cận mô hình Var); đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước (cách tiếp cận bán tham số Levinsohn-Petrin); đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp (cách tiếp cận mô hình số liệu mảng), từđó luận án đã đưa ra một số hàm ý chính sách đểđẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam trong những năm tớị

Các kết quảđạt được:

Luận án đã làm rõ các quan điểm về tăng trưởng kinh tế. Hệ thống hoá được các thước đo, các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó hình thành phương thức đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện. Luận án cũng làm rõ các lý luận cơ bản về FDI và vai trò của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế, tổng quan một cách có hệ thống các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.

Luận án đã phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và quá trình thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012, phân tích thống kê chi tiết theo thời gian, xác nhận được ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 đến nền kinh tế Việt Nam và sử dụng được yếu tố này trong ước lượng mô hình đo lường quan hệ

của FDI và tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã rút ra các đặc điểm chính về thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2012. Đề xuất khung nghiên cứu định lượng từ vĩ mô đến vi mô về quan hệ

của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam với một hệ thống mô hình phù hợp với dữ

liệu và đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam, phân tích đồng thời các mối quan hệđộng của của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và FDỊ

Phân tích kết quả ước lượng từ mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế cho một số kết quả cụ thể: tăng trưởng GDP là yếu tố chính (trong

151 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các yếu tố được lựa chọn) tác động tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàị Đây là yếu tố tác động mạnh đến FDI, hệ số co giãn của FDI theo GDP

đạt mức xấp xỉ 1. Các yếu tố khác như: vốn đầu tư trong nước, học vấn, việc làm nói chung có những tác động thuận chiều (trễ hoặc không trễ) đến thu hút FDI theo thời gian cũng như những ảnh hưởng nhất định đến cả FDI và GDP. Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích cực của FDI và các chỉ

tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhịp tăng vốn FDI sẽảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ngay ở thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP. Quá trình tăng FDI có tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 năm, sau đó có thể tốc độ tăng giảm dần ở các năm tiếp theọ Một hệ thống chính sách thu hút và sử dụng FDI tốt sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế khu vực và thế giớị Kết quảước lượng mô hình này cũng cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây đã làm sụt giảm nhịp tăng FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhưđã phân tích trước khi ước lượng mô hình thì nhịp tăng này đã có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Kết quả này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoàị

Kết quảước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI với các doanh nghiệp trong nước đã chỉ ra rằng sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác trong đó có các doanh nghiệp nội địa trong khi sở hữu Nhà nước không tác động tích cực đến sản lượng của ngành. Vì vậy, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội địa, tạo sự

cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế và tác động tích cực đến sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàị

Phân tích kết quả ước lượng từ mô hình đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp cho thấy sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng hiệu quả sản lượng đầu ra của các doanh nghiệp và sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực đến việc tăng hiệu quả

của các ngành công nghiệp chế tác.

Liên kết các kết quả phân tích của ba mô hình và sử dụng các kỹ thuật hiệu chỉnh cần thiết, luận án đã phân tích được quan hệ và vai trò của FDI đối với tăng

152

trưởng kinh tế không chỉ ở mức vĩ mô mà còn có được các kết quả ở mức vi mô. Các kết quả này cho phép gợi ý những thành công cũng như hạn chế mà Nhà nước, cộng đồng cần quan tâm. Đồng thời các kết quả cũng chỉ ra những yếu kém trong hoạt động kinh tế cụ thể (đại diện là các doanh nghiệp) trong nền kinh tế mà các tập

đoàn, công ty cần tìm cách khắc phục. Hiệu quả sản xuất (tạo ra GDP), việc làm và tích lũy vốn trong nước cùng với hình thức sở hữu đang là những vấn đề chính trong thu hút và tạo nên sự lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Từ cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và dựa vào kết quảước lượng các mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, luận án đã

đề xuất một số hàm ý chính sách, để góp phần tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chính phủ cần phải có chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo hướng: đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kích thích tiết kiệm và đầu tư; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện ưu đãi đối với FDI trong ngành chế tác; thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư nước ngoài; tạo môi trường thu hút FDI; phát triển thị trường tiền tệ, thị

trường vốn ngang tầm với các nước trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Một số hạn chế về dữ liệu: nguồn số liệu để nghiên cứu thực nghiệm các mô hình kinh tế hiện tại đang vừa thiếu vừa không đồng bộ. Cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác về kinh tế ở Việt Nam, luận án đã đầu tư nhiều công sức cho việc thu thập, làm sạch, đồng bộ hóa số liệu nhằm tìm kiếm thông tin đầy đủ cho việc ước lượng các mô hình và kết quảđược xem là chấp nhận được. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thông tin không tìm kiếm được. Cụ thể là:

Về số liệu thống kê đáp ứng cấu trúc của mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế, tác giả đã không có được thông tin đáng tin cậy về giá trị

nhập khẩu máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, nên không sử dụng được các biến này trong ước lượng và phân tích mô hình.

Dữ liệu điều tra doanh nghiệp rất nhiều, những năm gần đây các doanh nghiệp từ 50 lao động trở lên và các doanh nghiệp từ 20 lao động trở lên ở các thành phố

153

liệu nàỵ Đó là: khả năng kết nối theo thời gian; sự tương thích của các bảng mã ngành (VSIC 1993, VSIC 2007 và ISIC 2002). Nhiều doanh nghiệp không có dữ

liệu đối với các chỉ tiêu trong đó có cả các chỉ tiêu chủ yếu của các cuộc điều tra hàng năm, ngay cả các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tác, được xem là có số

liệu đầy đủ hơn cả, tính đồng bộ cũng không thật caọ

Khả năng kết nối thông tin theo thời gian bị hạn chế. Luận án chỉ có thể sử

dụng được 12 năm số liệu của 3.810 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác, khả năng mở rộng đến các ngành khác là rất hạn chế.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: trong điều kiện giới hạn về khả năng nghiên cứu, tiếp cận nguồn số liệu cũng như mức độ cập nhật thông tin luận án còn một số

hạn chế cơ bản và đó cũng là những vấn đề có thể và cần nghiên cứu tiếp theo như

sau:

Khi sử dụng mô hình VAR xem xét, phân tích các đặc trưng tăng trưởng và nguồn vốn FDI có một số biến chưa sử dụng được trong mô hình như tiến bộ công nghệ, môi trường và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoàị

Khi nghiên cứu thực nghiệm mô hình đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp, luận án đã không đưa được yếu tố ngành trong mô hình với số liệu mảng. Vì vậy, yếu tố này không được phân tích đầy đủ, mặc dù mô hình và phương pháp ước lượng hoàn toàn cho phép ước lượng tác động của các yếu tố không quan sát được. Hạn chế này một phần do dữ liệu thiếu và không đồng bộ, hệ thống phân ngành chưa áp dụng chính xác và không thể kết nối theo thời gian.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng có thể áp dụng cách tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô nhờ một hệ thống mô hình (có thểđầy đủ hơn) để nghiên cứu, phân tích đầy đủ hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình tăng trưởng. Hy vọng, với cách tiếp cận như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy và sự đồng bộ về số liệu trong tương lai sẽ giúp các nhà nghiên cứu có được những kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc hoạch định và điều hành nền kinh tế của Chính phủ.

Một phần của tài liệu mô hình phân tích mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 161 - 167)