Huy động các nguồn vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang viễn đông-liên bang nga (Trang 73 - 74)

Để có thể xây dựng được mô hình công nghiệp rau quả xuất khẩu khép kín, đặc biệt là đầu tư hiện đại các dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh trạnh của sản phẩm để thâm nhập vào thị trường Liên Bang Nga nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, Tổng công ty cần phải huy động được một lượng vốn đầu tư lớn. Khối lượng đầu tư được dự tính như sau: Giai đoạn 2001-2005 là 625.000 triệu đồng; giai đoạn 2006-2010 là 310.000 triệu đồng. Nguồn này có thể huy động từ các nguồn trong nước và nước ngoài.

Đối với ở trong nước, vốn được huy động theo các hình thức sau: Thứ nhất là vốn của các nhà máy xí nghiệp. Vốn này các nhà máy xí nghiệp cũng cần trích để bổ sung thêm. Thứ hai là vốn ngân sách do Nhà Nước cấp, vốn được vay của các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn tới ta không thể không kể đến một hình thức huy động vốn mà được coi là một hình thức có hiệu quả và kích thích được sự phát triển kinh tế của ngành nói riêng và của đất nước nói chung. Đó là hình

thức cổ phần hoá các doanh nghiệp của Tổng công ty. Cổ phần hoá các doanh nghiệp của Tổng công ty là một chủ trương rất phù hợp với điều kiện kinh tế trong giai đoạn tới, khi mà thị trường chứng khoán đã ra đời, nó cho phép quá trình cổ phần hoá được đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn. Cổ phần hoá là biện pháp huy động được nguồn vốn dư thừa trong công dân của nhà máy cũng như của người dân. Thực hiện cổ phần hoá thứ nhất là để tăng nguồn kinh doanh của các đơn vị trong Tổng công ty, thứ hai là nó tăng trách nhiệm của mỗi người trong đơn vị.

Đối với nước ngoài thì nguồn vốn được huy động là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn này được đành giá là rất quan trọng trong quá trinh công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Tổng công ty để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chế biến với số lượng khoảng 64 triệu USD tương đương với 746 tỷ đồng, đây là một khối lượng tương đối chiếm khoảng 37% tổng số vốn của Tổng công ty.

Các nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu vào việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy xí nghiệp tại các đơn vị trực thuộc. Tổng công ty cần chú trọng đến việc liên doanh liên kết với các tỉnh có tiềm năng sản xuất rau quả hơn nữa để xây dựng các nhà máy mới, phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ để chế biến.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang viễn đông-liên bang nga (Trang 73 - 74)