Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 36 - 37)

II. CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH

2.Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan

+/ Tiểu nhóm phản ánh màu sắc của đối tượng

Các yếu tố chỉ màu sắc trong địa danh loại này chủ yếu có nguồn gốc Hán Việt, như : “lam”, “hồng”, “thanh”, … đều là những màu sắc có tính chất tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp và nguyện vọng mà con người gửi gắm. Chẳng hạn : “Lam Sơn”, hòn Hồng,”Thanh Trì”,…

+/ Tiểu nhóm phản ánh hình dạng của đối tượng và tiểu nhóm phản ánh cách thức kiến tạo nên đối tượng

Ví dụ: sông Đào được đặt theo nghĩa của cách thức người ta tạo ra con sông.

Giếng Vuông được đặt theo hình dạng của đối tượng.

2. Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được địnhdanh với các đối tượng khác có liên quan danh với các đối tượng khác có liên quan

vật, hiện tượng khác

Bộ phận ý nghĩa chỉ phương hướng của đối tượng địa lý được thể hiện hầu hết bằng các yếu tố Hán Việt : “đông”, “tây”, “nam’. Ví dụ : Đông Thành, Sơn Tây, biển Đông,…

Bộ phận ý nghĩa chỉ vị trí được ghi bằng các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau: có thể là các yếu tố gốc Hán như : chợ Hạ, Biện Thượng, Thượng Kinh,... ; hoặc có thể là các yếu tố thuần Việt như : sông Trước, sông Sau, chợ Cuối,...

+/ Tiểu nhóm phản ánh động thực vật đang tồn tại trên đối tượng

Ví dụ như : làng Chanh, làng Nhót, làng Mơ, làng Trúc, Đình Gừng,… Có thể thấy các loài động thực vật xuất hiện trong địa danh chủ yếu là các loài có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, và là những đối tượng thân thiết với đời sống của người dân. Việc lấy tên cây cỏ, con vật để đặt địa danh là cách làm phổ biến mang tính truyền thống, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bất cứ yếu tố tự nhiên nào gần gũi với địa hình, địa vật và gắn chặt với đời sống con người cũng được nhận biết sớm và trực quan.

+/ Tiểu nhóm phản ánh thời gian liên quan đến đối tượng Ví dụ : Tân Châu, Tân Sài, ...

+/ Tiểu nhóm phản ánh nghề nghiệp truyền thống Ví dụ : làng Vòng

+/ Tiểu nhóm thể hiện những sự kiện, biến cố lịch sử trong đời sống của đối tượng

Ví dụ : hồ Hoàn Gươm,…

+/ Tiểu nhóm phản ánh công trình nhân tạo được xây dựng trên đối tượng Ví dụ : xóm Chùa, giếng Ngọc Hà, đường Trịnh Thôn,...

Địa danh mang ý nghĩa này xét về mặt cấu tạo thì có hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung sang các yếu tố địa danh.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 36 - 37)