Vấn đề thành tố chung của địa danhViệt Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 27 - 29)

II. THÀNH TỐ CHUNG

2. Vấn đề thành tố chung của địa danhViệt Nam

Khi nghiên cứu một yếu tố ngôn ngữ, chúng ta không thể không nói đến chức năng của yếu tố đó với tư cách là một bộ phận cấu thành nên hệ thống. Do đó, ở niên luận này chúng tôi tập trung vào phân tích và lý giải chức năng của thành tố chung trong một phức thể địa danh, xem xét thành tố chung có tác động như thế nào đến cấu tạo và chức năng của một phức thể địa danh. Đó chính là cái làm nên giá trị cũng như cơ sở tồn tại của nó.

Trong một phức thể địa danh , thông thường thành tố chung có chức năng cơ bản là phân biệt loại hình cho địa danh. Nhưng trong nhiều trường hợp, thành tố chung còn vượt ra khỏi ranh giới tồn tại của mình để xâm nhập và chuyển hoá vào các yếu tố trong địa danh. Do đó, chúng tôi xem xét hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh hoặc một phần của địa danh (gọi tắt là hiện tượng chuyển hoá).

2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa

Trong phức thể địa danh, thành tố chung có tính chất khái quát hoá, còn địa danh có tính chất cụ thể hoá. Thông thường, khi mới hình thành các đối tượng được gọi tên bằng các danh từ chung chỉ loại hình. Sau đó, khi những đối tượng này dần dần được xác định cụ thể và có khả năng cá thể hoá thì những tên gọi được cấu tạo từ các danh từ chung đó chính là các thành tố chung được chuyển hoá vào tên gọi. Như vậy, cơ chế xâm nhập và chuyển hoá của các thành tố chung vào địa danh là do sự chi phối về nghĩa diễn ra trong quá trình định danh. Kết quả của cơ chế xâm nhập và chuyển hoá này là sự thay đổi về mặt cấu

tạo của địa danh nói riêng và của cả phức thể địa danh nói chung.

2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh

Theo kết quả phân tích và xử lý tư liệu, hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh có 147 trường hợp (chiếm tỉ lệ 11,5%), chủ yếu diễn ra trong phạm vi địa danh đơn vị hành chính ( có 99 trên tổng số147 trường hợp, chiếm tỉ lệ 67,3%.) và đa phần là Hán Việt. Ví dụ như trong phức thể dịa danh sau: đường Nam Giang, bể Đông Khê, thì “giang” với nghĩa là sông, “khê” với nghĩa là khe nước, vốn là danh từ chung chỉ loại hình nhưng đã trở thành một bộ phận của địa danh

Trong tổng số 147 trường hợp có hiện tượng chuyển hóa ta có thể phân loại ra hai xu hướng chính theo bảng sau

Vị trí ban đầu

Khi bị riêng hóa Trở thành địa

danh

Trở thành một bộ phận của địa danh

Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 17 11,5 92 62,5 38 26 0 0

Xu hướng chính thứ nhất: là thành tố chung chuyển hoá thành dịa danh, có nghĩa là lúc này thành tố chung độc lập tạo thành địa danh. Xu hướng này có 17 trường hợp, chiếm 11,5% Ví dụ : chợ Chùa , chợ Cầu,…

Xu hướng chính thứ hai: thành tố chung chuyển hoá thành một bộ phận của địa danh. Trong xu hướng này thì nó lại được chia thành hai tiểu xu hướng sau:

Thành tố chung chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất của địa danh có 2 yếu tố trở lên chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất :92 trường hợp trên tổng số 147 trường hợp, chiếm 62,5%. Ví dụ : phố Hàng Đào, làng Đình Hương, chợ Đồng Xuân, đền Quán Thánh, núi Sơn Tây,….Chẳng hạn, trong phức thể “núi Sơn Tây”, “sơn” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất trong địa danh “Sơn Tây”.

hợp trên tổng số 147 trường hợp , chiếm tỉ lệ 26% . Ví dụ : đường Nam Giang, núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, đường Ngọc Hà,… Chẳng hạn, trong phức thể “đường Nam Giang” thì “giang” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ hai trong địa danh “Nam Giang”.

Từ việc miêu tả,phân tích hiện tượng chuyển hoá của thành tố chung vào địa danh trên tư liệu địa danh trong ca dao, ta có thể rút ra một nhận xét khái quát :

Về mặt cấu tạo : các thành tố chung này thường có cấu tạo đơn tiết nên nó dễ dàng hoạt động và xâm nhập vào địa danh.

Về khả năng hoạt động độc lập các thành tố chung khi chuyển hoá thành địa danh ít được dùng độc lập do đã mờ nghĩa hoặc do nó là hình vị gốc Hán Việt.

III. ĐỊA DANH

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w