MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 25 - 26)

Khi xem xét vấn đề cấu tạo địa danh, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: cần phân biệt một phức thể địa danh gồm hai bộ phận. Bộ phận đứng trước là danh từ hoặc danh ngữ dùng để chỉ loại hình của đối tượng địa lý. Tuỳ theo từng tác giả mà có những tên gọi khác nhau cho bộ phận này : tên chung, danh từ chung, thành tố chung,… ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thành tố chung”. Còn bộ phận thứ hai gọi là địa danh, có tính chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác. Ví dụ : như trong phức thể địa danh “chùa Ngọc Sơn”, “núi Lam Sơn”, “hồ Hoàn Gươm” thì thành tố chung là chùa, núi, hồ, còn các địa danh - tên gọi khu biệt đối tượng là “Ngọc Sơn”, “Lam Sơn”, “Hoàn Gươm”.

Dựa trên các kết quả thu thập được từ quá trình thống kê, miêu tả tư liệu trong 498 địa danh trong các bài ca dao, chúng tôi đã khái quát hoâ thành mô hình cấu trúc địa danh sau:

Mô hình này được xây dựng trên cơ sở quan niệm về độ dài lớn nhất của một phức thể địa danh tồn tại trong ca dao với 3 yếu tố trong tên gọi khu biệt đối tượng. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp địa danh đều mang đầy đủ những yếu tố như vậy, nhưng đây là mô hình mang tính tổng quát nhất về cấu trúc địa danh trong ca dao Việt Nam mà chúng tôi thu thập được.

Mô hình tổng quát

Mô hình

Phức thể địa danh Thành tố chung

Địa danh-Tên riêng khu biệt (Tối đa là 3 yếu tố )

Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3

Ví dụ minh hoạ Sông Núi Vùng Lô Giải Đồng Oan Tháp Mười

Nhìn vào mô hình trên ta có thể thấy một phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận với những chức năng riêng biệt. Nhưng điều đó không có nghĩa là hai thành phần này không có mối quan hệ với nhau. Quan hệ giữa thành tố chung và địa danh trong một phức thể địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Thành tố chung là cái được hạn định, nó biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, còn địa danh là cái hạn định có chức năng hạn định cho thành tố chung với sự biểu thị những đối tượng cụ thể, được xác định trong lớp đối tượng mà thành tố chung chỉ ra. Chẳng hạn, trong phức thể địa danh “sông Tô Lịch” thì “sông” là cái hạn định, còn “Tô Lịch” là cái hạn định, giúp ta nhận diện một con sông cụ thể trong tổng số rất nhiều con sông ở Việt Nam . Qua việc phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong phức thể địa danh, có thể thấy rằng thực chất địa danh chỉ là bộ phận thứ hai đi sau thành tố chung. Bản thân địa danh thường là một danh từ hoặc danh ngữ và bao giờ cũng kết hợp với từ chỉ loại hình phía trước.

Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi tách thành tố chung và địa danh làm hai phần riêng biệt.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w