- Thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều nên Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các sản phẩm đa dạng, và các sản phẩm ngoại nhập ngày càng nhiều làm cho nông dân khó phân biệt và lựa chọn. Các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả chưa được các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ và xử phạt đối với các đơn vị vi phạm.
- Bản thân ngành nông nghiệp vẫn còn khá nhiều bất lợi như về công nghệ sản xuất, về khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, về trình độ và năng lực quản lý về vốn, về vùng nguyên liệu... ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng giảm do xu thế sản xuất các sản phẩm xanh sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các phát minh trong lĩnh vực giống cây trồng gia tăng làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty.
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường rất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều đối thủ nước ngoài thâm nhập vào thị trường thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó là các sản phẩm nhập từ Trung Quốc hoặc các công ty TNHH, công ty tư nhân sản xuất các mặt hàng không đảm bảo chất lượng nhưng đăng ký với giá thành thấp khiến cho quá trình kinh doanh của Công ty nói riêng và ngành nói chung gặp rất nhiều cạnh tranh khốc liệt.
- Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho ngành hoá chất nông được đa phần đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, từ đó giá đầu vào của nguồn nguyên vật liệu, nhất là nguồn dung môi, vật tư bao bì nhựa đều chịu sự tác động tăng giá làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao. Trong khi đó giá các sản phẩm bán ra thị trường không tăng.
- Diễn biến thời tiết bất thường, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra tác động xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp trong cả nước.
- Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng làm cho đất canh tác nông nghiệp ngày càng thu hẹp, gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của Công ty.
- Sự khác biệt giữa các vùng địa lý như vùng trồng lúa, vùng trồng chè, rau, hoa màu... cũng khiến cho việc xây dụng các chính sách phân phối hay xúc tiến thương mại gặp khó khăn
- Nhận thức của bà con nông dân còn nhiều hạn chế như về đọc hiểu nhãn thuốc chưa cao, về tác dụng của ngày sản xuất và thời gian sử dụng thuốc ghi trên nhãn sản phẩm. Đáng chú ý hơn, nông dân ở cả 3 vùng đều không biết đến ý nghĩa của các vạch màu và biểu tượng thể hiện độ độc, cũng như hình vẽ hướng dẫn an toàn lao động ghi trên nhãn. Điều tra cho thấy phần lớn nông dân chưa có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường, những thói quen như đổ nước thuốc thừa xuống ruộng, rửa bơm ở nơi sông, ao, hồ, ruộng…, cất giữ thuốc tùy tiện trong nhà, bao gói thuốc sau khi sử dụng bị vứt bừa bãi tại ruộng… không những gây độc hại cho môi trường, mà còn là nguy cơ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật cho chính người nông dân và gia đình họ.
Lao động của Công ty phần lớn là lao động lâu năm ở Công ty, tuy có kinh nghiệm làm việc nhưng chưa năng động và chưa thực sự thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Trong khi đó Công ty chưa có chính sách thu hút lực lượng lao động trẻ năng động phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như việc triển khai chiến lược các chính sách marketing của Công ty.