Một số giải pháp marketing chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khái chiến lước kịnh doanh công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 52 - 57)

khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.

4.3.1. Một số giải pháp marketing chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty. khai chiến lược kinh doanh của Công ty.

Trước hết Công ty cần xây dựng hệ thống tổ chức thu thập xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu đổi mới trong công tác triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty. Hoàn thiện các chính sách, nhất là chính sách marketing cho phù hợp với Công ty, với từng giai đoạn chiến lược kinh doanh của Công ty. Áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để đạt hiệu quả cao. Dưới đây là giải pháp về các chính sách marketing:

4.3.1.1.Giải pháp tăng cường hiệu lực chính sách phân đoạn thị trường, định vị sản phẩm

Củng cố thị trường truyền thống trong nước và dựa trên các tiêu chí về khí hậu, về vùng miền, về văn hoá... của các thị trường trong và ngoài nước mà công ty cần mở rộng thị trường tiềm năng trong nước cũng như nước ngoài: như thị trường tại các tỉnh miền núi phía Bắc, hay thị trường tại nước Thái Lan...

Định vị sản phẩm: Công ty cần xác định các khách hàng mục tiêu là các đại lý cấp 1, cấp 2 hay các hộ làm nông nghiệp, vì thế cần nghiên cứu cụ thể để nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng này. Ví dụ như với nhóm khách hàng là các hộ dân trồng lúa, chè, cây ăn quả... thì họ có những nhu cầu và mong muốn gì?

4.3.1.2. Giải pháp tăng cường hiệu lực chính sách sản phẩm

Ổn định và phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Công ty sẽ chủ động trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà cung ứng lâu năm, gắn bó với Công ty cũng như mở rộng, đa dạng hoá nguồn cung ứng hàng đầu vào, xây dựng cơ sở sản xuất nhằm mở rộng kinh doanh, tăng tính chủ động trong việc quản lý nguồn cung.

Tăng cường hợp tác với các Tập đoàn, Công ty nước ngoài chuyên sản xuất nguyên liệu, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật để lựa chọn, phát triển các sản phẩm mới. Nghiên cứu, đánh giá, đăng ký các sản phẩm mới, nhất là những sản phẩm đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Cải tiến sản phẩm sẵn có, cải tiến mẫu mã, bao bì để khai thác hết ưu thế của sản phẩm. Củng cố, nâng cao thương hiệu của Công ty trên cơ sở chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt.

Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hại ở quy mô lớn, kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại (công nghệ tế bào và công nghệ gen…) với phẩm chất tốt đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại cao, thuận tiện, dễ sử dụng đối với người nông dân, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Gắn kết chặt chẽ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Quản lý tốt công tác sản xuất chế biến, sang chai, đóng gói; thực hiện tốt vấn đề vệ sinh công nghiệp và an toàn môi trường. Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.3.1.3. Giải pháp tăng cường hiệu lực chính sách giá

Chủ trương của Công ty là đối tượng khách hàng thường xuyên sẽ được hưởng ưu đãi về giá. Tùy theo khối lượng mua mà công ty sẽ đưa ra mức chiết khấu cụ thể. Vì vậy với chính sách này nếu khách hàng mua với khối lượng lớn thì giá sản phẩm càng thấp. Điều này sẽ kích thích mức tiêu dùng trên một khách hàng tăng lên và làm tăng khối lượng tiêu thụ của toàn công ty.

Do vậy PSC1 cần: Xây dựng giá bán và chính sách hỗ trợ bán hàng phù hợp, linh hoạt cho từng thời kỳ để nâng cao doanh số, lợi nhuận, vị thế của công ty, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng và người lao động, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Tuỳ theo thời điểm mà công ty có thể: Giảm chi phí sản xuất và giảm giá bán sản phẩm. Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng của các doanh nghiệp. Giảm giá có ý nghĩa: đảm bảo hàng hóa tiêu thụ được liên tục, giữ vững thị phần… Để có thể giảm được giá sản phẩm thì công việc quan

trọng trước tiên mà công ty nên làm là giảm chi phí sản xuất, bởi lẽ chi phí sản xuất chiếm một tỷ lệ rất cao trong giá thành sản phẩm ( thường từ 60% đến 70%). Giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm giá thành và từ đó làm giảm giá bán sản phẩm.

Các biện pháp công ty cần thực hiện để giảm chi phí sản xuất và giảm giá bán sản phẩm:

+ Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong tất cả các công đoạn sản xuất.

+ Tạo mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu như Nhật Bản để có thể mua được nguyên vật liệu giá rẻ hơn, nguồn cung ứng liên tục và ổn định.

+ Tăng cường đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuốc bảo vệ thực vật để giảm số lao động thủ công, tăng năng suất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, bảo vệ cây. Tổng hợp bảo vệ cây lấy mục tiêu đạt năng suất cây trồng là chính chứ không chỉ nhằm tiêu diệt các loài gây hại.

+ Áp dụng các sáng kiến kỹ thuật, cân đối trong sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn.

+ Khai thác triệt để hiệu quả của các dây chuyền thiết bị mới đầu tư, tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ các sản phẩm.

+ Nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và môi trường sinh thái, đồng thời đem lại lợi nhuận cho Công ty.

4.3.1.4. Giải pháp tăng cường hiệu lực chính sách phân phối

Củng cố và mở rộng hệ thống kênh phân phối gồm hệ thống chi nhánh, các đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm. Công ty sẽ xây dựng hệ thống phân phối hàng cấp 1, cấp 2 một cách hoàn chỉnh và mang tính chuyên nghiệp, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần. Xác định vùng thị trường, tuổi thọ của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tuy đã có một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, nhưng một số chi nhánh còn quá cách xa nhau, làm cho việc triển khai chiến lược kinh doanh và phân phối sản phẩm của Công ty chưa đạt hiệu quả tốt nhất, do vậy Công ty cần mở thêm hệ thống phân phối lên các tỉnh miền cao (như: Điện Biên, Hà Giang, hay Tuyên Quang)

và mở thêm hệ thống phân phối đến các tỉnh phía nam (như: Hậu Giang, hay Cần Thơ... ). Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối ra các nước cung khu vưc như Thái Lan, Myanma.

Để mở rộng mạng lưới phân phối, Công ty phải sử dụng các tổ chức trung gian, môi giới như các đại lý, các cửa hàng bán lẻ để sản phẩm có thể dễ dàng đến tay bà con nông dân. Cơ cấu bán hàng của Công ty được tổ chức theo khu vực và phương thức phân phối rộng rãi, sử dụng mạng lưới đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 và các cửa hàng bán lẻ. Tuy phân phối rộng rãi nhưng Công ty vẫn có sự chọn lọc, thông qua thời gian sẽ loại dần các chi nhánh, đại lý hoạt động không hiệu quả.

4.3.1.5. Giải pháp tăng cường hiệu lực chính sách xúc tiến thương mại

Củng cố thương hiệu của Công ty tại các vùng thị trường, xây dựng mối quan hệ hợp tác trên cơ sở gắn kết lợi ích giữa Công ty với các tổ chức khác. Trong giai đoạn 3 năm tới (2011 -2013), Công ty nên đẩy mạnh các hoạt động đầu tư xây dựng quảng bá thương hiệu của Công ty hơn nữa, và mở rộng thị trường quảng bá trong và ngoài nước với các nhóm sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh do Công ty đứng tên đăng ký.

Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền quảng cáo, truyền thông (ưu tiên các đài phát thanh cấp huyện, xã), giới thiệu sản phẩm phù hợp, đẩy mạnh khâu tiếp thị, xây dựng và quảng bá thương hiệu thông qua việc tích cực tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại cuộc triển lãm, hội trợ, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thương hiệu của Công ty. Công ty nên tổ chức các mô hình trình diễn diện rộng, các mô hình thí điểm dung thuôc BVTV để bà con nông dân được biết đến từ đó giúp bà con nông dân tin dùng sản phẩm, giúp công ty quảng bá được hình ảnh và tăng khả năng doanh số bán hàng. Ngoài ra công ty cần phát tờ rơi và tặng sản phẩm cho họ, thông qua các hội nghị nông dân, hay các chuyến đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.

Thông qua việc tìm hiểu thói quen sử dụng, tâm lý của bà con nông dân, Công ty phải có những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, tăng uy tín và lòng tin của bà con đối với Công ty. Đời sống của người nông dân được cải thiện, trình độ hiểu biết và nhận thức của nhà nông được nâng cao sẽ thúc đẩy họ mạnh dạn đầu tư các sản phẩm có chất lượng cao, có

uy tín cho quá trình canh tác nông nghiệp. Đó cũng là một yếu tố giúp doanh số bán ra của Công ty tăng trưởng.

+ Trước khi tiến hành hội thảo, hội nghị các nhân viên phụ trách thị trường cần chủ động tìm hiểu để đề nghị với cơ quan quản lý liên hệ cho những địa bàn cần làm chứ không nên phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp tùy ý của nhà quản lý như hiện nay.

+ Thống nhất kỹ với nhà phân phối chọn ra các đại lý cấp 2 để trong buổi hội nghị tiến hành chương trình bán hàng thông qua người bán hàng trực tiếp tại địa bàn tổ chức hội nghị, do sau các cuộc hội nghị số lượng bà con muốn mua hàng rất nhiều.

+ Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên vùng, nhà phân phối, người bán hàng trực tiếp và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong mỗi lần tổ chức hội nghị. Cần nắm rõ số lượng cán bộ cán bộ tuyên truyền quảng cáo có đủ hay không trước khi lên lịch tổ chức hội nghị. Đặc biệt là hội nghị nông dân.

+ Tuyển dụng và đào tạo thêm một số cán bộ phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng cáo ở năm 2011 và những năm tiếp theo, thành lập một bộ phận chuyên trách tuyên truyền quảng cáo trong phòng Phát triển sản phẩm, có nhiệm vụ tiếp nhận, báo cáo kết quả phân tích của bộ phận nghiên cứu thị trường. Sau đó làm công tác dự báo, lập kế hoạch cho hoạt động thị trường, đề ra các phương hướng hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Chuyên viên quảng cáo có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp tuyên truyền, mở các hội nghị khách hàng... để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Công ty.

Tham gia tích cực và hiệu quả đối với các chương trình phúc lợi xã hội để luôn củng cố doanh tiếng Công ty, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần phát triển xã hội.

4.3.1.6. Một số giải pháp khác

- Tăng cường hiệu lực dịch vụ chăm sóc khách hàng: Tổ chức các dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng tại các hội nghị nông dân, giảm giá hay tặng sản phẩm khuyến mãi đi kèm. Tăng cường công tác kiểm tra giao hàng cho khách hàng tránh trường hợp sản phẩm bi hỏng, hay thiếu. Cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm hay về các hoạt động cho khách hàng...

- Tăng cường hiệu lực các công cụ đánh giá việc thực hiện triển khai chiến lược: so sánh lợi nhuận, doanh số bán giữa các kỳ trong năm để kịp thời điều chỉnh các chiến lược, mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phân bổ các nguồn lực 1 cách hiệu quả: tăng cường, phát triển nguồn tài chính, hoàn thiện công tác tổ chức nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ cũng như phân bổ các vị trí sao cho phù hợp với mục tiêu đã xây dựng.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khái chiến lước kịnh doanh công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w