Những tồn tạ

Một phần của tài liệu giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khái chiến lước kịnh doanh công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 45 - 48)

Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được kể trên thì Công ty cũng còn một số hạn chế và tồn tại trong hoạt động marketing tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh doanh.

Nhiều khi Công ty chưa nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường, về nhu cầu của bà con nông dân nên chưa tận dụng được nhiều cơ hội. Do công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn hạn chế.

- Hạn chế trong hệ thống phân phối.

Hệ thống phân phối của Công ty nhìn chung là rộng nhưng quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân, chưa nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh mới dẫn đến việc triển khai chiến lược kinh doanh và sản xuất sản phẩm mới còn chậm trễ. Có những sản phẩm mới có thể nói là chậm một bước so với xu hướng của thị trường và người sử dụng hoặc có chất lượng chưa được như Công ty kỳ vọng.

Trong vấn đề quản lý kênh phân phối, Công ty chỉ mới kiểm soát được đại lý trên một số phương diện như đại lý phải bán hàng theo giá của Công ty và hàng tháng phải nộp báo cáo bán hàng cho Công ty. Còn trên thực tế thì đại lý đều là những đơn vị kinh doanh độc lập, họ hoàn toàn độc lập với Công ty về mặt tài chính, nói cách khác thì mối quan hệ giữa đại lý với Công ty là chưa hoàn toàn chặt chẽ. Các thành viên trong kênh vẫn chưa phát huy hết năng lực đảm nhiệm thị trưởng khai thác nhu cầu, do vậy vẫn còn những lỗ hổng trên thị trường mà Công ty vẫn chưa kiểm soát được. Một số đại lý của Công ty không có tiềm lực vốn hoặc rất ít vốn, họ thường kinh doanh bằng chiếm dụng vốn, mua chỗ nọ bán chỗ kia, do vậy không có khả năng bán hàng đúng giá của Công ty.

Do Công ty sử dụng kênh phân phối gián tiếp nên không trực tiếp được tiếp xúc với khách hàng nên nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng là chậm. Do kênh phân phối gián tiếp dài nên tình hình kinh doanh và nhu cầu của bà con nông dân chỉ được Công ty nắm bắt thông qua báo cáo của các chi nhánh, các tổ bán hàng trực thuộc. Vì vậy, ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty, dẫn đến việc lập kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế, chưa nắm bắt kịp thời sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của bà con nông dân cũng như tình hình dịch bệnh ở địa phương để kịp thời điều chỉnh lượng cung ứng sản phẩm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Công ty phải đứng trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các công ty cũng kinh doanh những sản phẩm giống sản phẩm của

Công ty đang kinh doanh. Hơn nữa, trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường như hiện nay thì mạng lưới phân phối càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai chiến lược kinh doanh của PSC1. Các kênh phân phối sản phẩm của Công ty đóng vai trò hết sức quan trọng là bộ phận nắm bắt, xác định nhu cầu, sự biến động của nhu cầu sản phẩm để xây dựng lên các chiến lược kinh doanh và các chính sách marketing để triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vì vậy hiệu quả hoạt động của chính sách kênh phân phối ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến lược và chất lượng của hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.

- Hạn chế trong công tác tuyên truyền quảng cáo.

Các chương trình tuyên truyền quảng cáo có chất lượng tương đối tốt nhưng có chất lượng chưa đồng đều, có một số buổi hội nghị, hội thảo diễn ra không đạt yêu cầu, số lượng đại biểu chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong khâu tổ chức địa điểm tổ chức hội nghị vẫn còn trục trặc và thay đổi lại một vài địa điểm so với dự kiến ban đầu do điều kiện khách quan đem lại (hội trường xã dự kiến tổ chức bận không thể kịp thay đổi xuống thôn nên phải đổi xã khác) làm ảnh hưởng tới sự thống nhất trước đó của Công ty với nhà phân phối tại địa bàn bị thay đổi địa điểm. Hiện tượng quảng cáo không đúng vẫn xảy ra. Thuốc có tác dụng diệt một loại sâu nhưng được quảng cáo diệt tất cả các loại sâu...Các doanh nghiệp thường quảng cáo lên thẳng đài truyền hình mà không qua Chi cục nên việc kiểm soát là không thể. Hơn nữa, thời đại ngày nay, quảng cáo thương mại điện tử là rất hữu ích nhưng chưa được Công ty đầu tư, quan tâm đúng mức, trang web của Công ty còn sơ sài, chưa hấp dẫn và cung cấp đầy đủ thông tin để quảng bá, giới thiệu về Công ty. Chính vì vậy, để khách hàng và các đối tác hiểu rõ về sản phẩm của mình, Công ty cần tăng cường truyên truyền quảng cáo và quảng cáo đúng với chức năng của sản phẩm, đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tuyên truyền quảng cao,nhằm tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược. Tuy nhiên, số lượng cán bộ còn thiếu, chưa đáp ứng kịp thời phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng cáo.

- Về sản phẩm cũng còn những tồn tại

Theo văn bản “Số: 04/2011: Phản ánh ý kiến khách hàng” tại chi nhánh Hải Phòng gửi ban điều hành Công ty và phòng Phát triển sản phẩm, cho biết: Phòng phát triển sản phẩm được phân công phối hợp với các Chi nhánh, Tổ bán hàng trực thuộc Công ty tổ chức các cuộc hội nghị, quảng bá sản phẩm của Công ty trên địa bàn cả

nước. Các đại lý cũng như người nông dân đang đánh giá rất cao công tác tổ chức hội nghị và khẳng định thuốc của Công ty có chất lượng cao. Thực tế Công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thuốc BVTV dựa trên uy tín về chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên rất nhiều khách hàng và nông dân đang phản ánh khá gay gắt về khuyết điểm một số sản phẩm của Công ty sản xuất tại Chi nhánh Hải Phòng. Phòng Phát triển sản phẩm đã thu thập ý kiến nhiều nơi để chỉ ra một số tồn tại sau:

+ Một số sản phẩm của Công ty không đảm bảo vệ sinh công nghiệp vì khi bỏ ra khỏi thùng còn rất bẩn, bụi thuốc bám dầy trên nhiều gói thuốc như Fenrim 18.5WP, Fuji – one 40WP, Cavil 50WP...

+ Rất nhiều hộp thuốc đóng thiếu như hộp Tango 800WG chỉ đóng có 8, 9 gói thay cho đóng đủ 10 gói, các sản phẩm khác như Cavil 50SC, 50WP, Ricide 72WP... cũng sảy ra tình trạng đóng thiếu. Có một số gói Tango 800WG không có thuốc.

+ Rất nhiều sản phẩm cũng bị xì chảy như Bravo 480SL.

+ Nhiều túi sản phẩm của Công ty dán mép rất ẩu làm nhăn túi rất xấu về mặt mỹ quan.

Thêm vào đó các nhãn thuốc chủ yếu là tên nước ngoài khiến nhiều nông dân không nhớ chính xác, xảy ra tình trạng mua nhầm thuốc....

Những tồn tại thiếu sót này cần khắc phục ngay để mang lại giá trị đích thực của sản phẩm của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương .

Chính vì vậy Ban điều hành Công ty, Chi nhánh Hải Phòng, và Phòng Công nghệ sản xuất cần xem xét, chỉ đạo chặt chẽ khâu sản xuất sản phẩm để khắc phục những tồn tại nêu trên.

- Hạn chế về giá:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biến động giá trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước. Biến động giá thuốc bảo vệ thực vật thường thấy rõ nhất là biến động theo mùa vụ, giá thuốc thường có xu hướng thấp ở giai đoạn đầu năm và có biểu hiện tăng dần ở nửa cuối năm, đặc biệt là giai đoạn sâu bệnh xảy ra. Yếu tố nguồn cung, đầu vào của nguyên vật liệu cũng tác động rất mạnh gây biến động giá.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing tăng cường hiệu lực triển khái chiến lước kịnh doanh công ty bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 45 - 48)