3. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN
3.3.1. Cổphần thường
Cổ phần thường là một chứng khoán thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với Công ty, bởi không có sự dự liệu trước thời gian . nếu công ty còn tồn tại, thì trái quyền của cổ phần thường đối với công ty vẫn nghiễm nhiên được duy trì. mặc dù các cổđông có thể bán số cổ
phần thường mà họđã đầu tư vào công ty cho người khác vào bất kỳ thời điểm nào, tức là họ đã chuyển giao quỳên sở hữu của các nhân đối với công ty, song trái quyền của cổ phần đối với công ty thì không thay đổi.
Nghĩa vụ của cổđông đối với công ty giới hạn trong phần vốn mà họđã đầu tư, tức là một người mua số cổ phần thường của một công ty trị giá 10tr. VND thì trong trường hợp công ty bị phá sản, ông ta sẽ chỉ có thể bị thua lỗ 10tr.VND đó.
Số lượng cổ phần mà một công ty được phép phát hành được ghi rõ trong bản điều lệ
của nó và chỉ có thể thay đổi sau khi có sự nhất trí của các cổđông thông qua biểu quyết. Những cổ phần sẽđược đưa ra bán cho công chúng đầu tưđược gọi là cổ phần dự kiến phát hành và số lượng phát hành thường thấp hơn số lượng ghi trong điều lệ. Chẳng hạn một doanh nghiệp được phép phát 1 triệu cổ phần thường, nhưng chỉ có 900 ngàn được bán ra. Những cổ
cổ phần được phép phát hành so với cổ phần được công ty mua lại từ công cúng đầu tư sau khi phát hành. giả sử sau khi phát hành một thời gian, công ty đã mua lại 50 ngàn cổ phần, thì số lượng cổ phần dự trữ tại thời điểm này của công ty là 150 ngàn và số lượng cổ phần đã phát hành là 850 ngàn.
Một doanh nghiệp thường có rất nhiều hình thức huy động nguồn kinh phí bên ngoài
như vay ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn, thuê mua các loại máy móc, thiết bị hay mua
nguyên liệu trả chậm v.v... để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của nó. Bởi vậy, doanh nghiệp có những nghĩa vụđối với chủ nợ. Phần giá trị của những tài sản được tài trợ bằng vốn cổ phần hay lợi nhuận giữ lại được gọi là giá trị thuần hay vốn cổ phần của cổđông. Do đó, vốn cổ phần của cổđông được coi là tiền đặt cọc đểđổi lấy quyền sở hữu trong công ty
Vốn cổ phần = giá trị tài sản - các khoản nợ
Chẳng hạn, nếu tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp là 100 tỷ VND, trong đó có 42 tỷđược tài trợ bằng các loại nợ khác nhau, thì vốn cổ phần của công ty đó sẽ là:
E = 100tỷ - 42 tỷ = 58 tỷ VND
Cũng cần lưu ý rằng cổ phần thường cũng như cổ phần ưu đãi đều có trái quyền đối với doanh nghiệp và thuật ngữ vốn cổ phần của các cổđông bao gồm tất cả các loại cổ phần. còn thuật ngữ vốn cổ phần thường được dùng để chi trái quyền của cổđông thường đối với
doanh nghiệp.
Cổ phần thường có thể có hoặc có thể không có mệnh giá. Mặc dù trên phương tiện tài
chính, cổ phần thường có hay không có mệnh giá không phải là điều quan trọng. Song trên
phương diện tính toán về giá trị phát hành cổ phần thường mới thì chỉ có sự khác biệt rất ít giữa cổ phần thường có mệnh giá hay không có mệnh giá.
Đa số các doanh nghiệp thường chỉ có một loại cổ phần thường , nhưng cũng có một số công ty chia cổ phần thường thành một vài loại. Chẳng hạn, chúng đựơc chia thành loại A và B. sự khác biệt giữa các loại này là quyền bầu cử và trái