Cổphần ưu đãi

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính ppt (Trang 131 - 138)

3. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN

3.3.2. Cổphần ưu đãi

a. Nhng đặc đim chính ca c phn ưu đãi

Cổ phần ưu đãi như cây cầu nằm giữa trái phiếu và cổ phần thường vì chúng được hưởng một lợi tức cổ phần cốđịnh cao hơn lãi suất của trái phiếu. Đồng thời, chúng cũng có mức rủi ro lớn hơn trái phiếu và thấp hơn cổ phần thường. Mặt khác, của chúng có thểđược chia hoặc không được chia tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị.

Những đặc điểm của cổ phần ưu đãi bao gồm:

- Thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp và tạo thành một phần giá trị của công ty.

- Không như trái phiếu, cổ phần ưu đãi là vốn đầu tư vào công ty.

- Cổđông sở hữu cổ phần ưu đãi không được quyền biểu quyết, ngoại trừ những năm không được chia lợi tức.

- Có thể chuyển thành cổ phần thường nếu chúng thuộc loại cổ phần ưu đãi khả hoán. - Lợi tức của cổ phần ưu đãi cốđịnh và có tính lũy kế, tức là lợi tức cổ phần được trả

theo tỷ lệ cốđịnh so với mệnh giá.

- Đồng thời trong một số cổ phần cổ đông cổ phần ưu đãi còn được hưởng bất cứ

khoản lợi tức cổ phần chia thêm nào cùng với cổđông thường.

- Nếu công ty bịđóng cửa, cổđông cổ phần ưu đãi có phần đối với tài sản của công ty trước cổđông thường và sau các trái chủ.

Công ty chỉ có thể trì hoãn chi trả lợi tức cổ phần ưu đãi trong trường hợp lợi tức cổ

phần thường cũng không được chia. Nhưng lợi tức cổ phần ưu đãi được tính lũy kế (cộng dồn) và chuyển sang kỳ kế tiếp, điều đó có nghĩa là toàn bộ lợi tức cổ phần ưu đãi hiện tại, cũng như trong quá khứ phải được chi trả trước khi chia lợi tức cổ phần thường. Vì vậy, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽ làm cho cổđông ưu đãi chịu thiệt về tỷ lệ sinh lời kỳ vọng trên phần lợi nhuận được chia.

Giả sử công ty ABC có 50.000 cổ phần ưu đãi đã phát hành, có mệnh giá là 1.000.000

VND và tổng giá trị vốn cổ phần ưu đãi là 50 tỷ VND. Giả sử tỷ lệ lợi tức của cổ phần ưu đãi hàng năm là 80% x 50 tỷ = 4 tỷ VND. Trong năm 19 x 4, công ty không chia lợi tức cổ phần cho bất cứ loại cổ phần nào do tình hình kinh doanh có nhu cầu phải gia tăng năng lực sản xuất, nên thu nhập phải đưa vào tái đầu tư. Vì vậy, trong năm 19 x 5 công ty phải chi trả cả

phần lợi tức cổ phần ưu đãi năm 19 x 4 chuyển sang và phần của năm 19 x 5, tổng cộng là tỷ

VND, trước khi phân phối bất cứ khoản lợi tức nào cho cổ phần thường.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽđem lại những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp. Trước hết điều đó có nghĩa rằng cổ phần thường cũng không được chia lợi tức và do đó nó là tiền đề làm giảm giá bán của cổ phần thường, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty ở mức tương ứng. Ngoài

ra, sự trì hoãn này còn làm cho công ty rất khó khăn trong huy động thêm nợ mới và đồng

thời làm cho chi phí vay nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân là do các chủ nợ tiềm tàng cho rằng công ty có khả năng thanh khoản thấp.

Tuy nhiện lợi thế của doanh nghiệp có cổ phàn ưu đãi so với nợ vay là trong tình trạng vị thế tài chính của công ty yếu kém, họ có thể trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần mà không bị coi là khánh tận tài chính và cũng không phải đối mặt với sựđe dọa trực tiếp của nguy cơ

phá sản. nói tòm lại trên phương diện công ty phát hành, cổ phần ưu đãi có mức rủi ro thấp hơn các loại trái phiếu.

c. Quyn bu c

Quyền bầu cử của cổđộng ưu đãi được quy định trong bản điều lệ công ty thường rất hạn chế. trong những giai đoạn doanh nghiệp hoạt động bình thường cổđông ưu đãi chỉ có quền phủ quyết đối với một số vấn đề như chấp thuận việc phát hành thêm cổ phần ưu đãi hay những chứng khoán có thứ tựưu tiên cao hơn. nếu công ty không chi trả lợi tức cho cổ phần

ưi đãi, thì cổđông có quyền bầu cử.

d. Thu hi c phn ưu đãi

Đa số cổ phần ưu đãi không có thời hạn đáo hạn và vì vậy có thể coi là loại chứng khoán tồn tại vĩnh viễn. tuy nhiên, có một số cách để thu hồi cổ phần ưu đã

* Mua li c phn ưu đãi

Hầu hết cổ phần ưu đãi đã phát hành đều thuộc loại có thả thuận cho phép công ty phát hành mua lại chúng. Thông thường giá mua lại thường cao hơn mệnh giá của cổ phần ưu đãi, và giảm dần theo thời gian như giá mua lại trái phiếu. Doanh nghiệp chỉ áp dụng điều khoản này khi tỷ lệ lãi suất trên các thị trường tài chính sụt giảm mạnh và các nguồn tái tài trợ có sẵn có chi phí rẻ hơn.

* Điu khon hoàn trái

Cho đến những năm gần đây tại các nước phát triển, việc áp dụng điều khoản hoàn trái

để hoàn trả vốn đầu tư, thu hồi cổ phần ưu đãi theo seri phát hành vẫn còn khá hiếm hoi. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cổ phần ưu đãi mới được phát hành có quy định điều khoản hoàn trái.

*. Chuyn đổi thành c phn thường (tính kh hoán)

Một số cổ phần ưu đãi đã phát hành được hưởng một tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phần thường sau một thời gian nhất định, tùy theo sự lựa chọn của cổ đông. Khi cổ phần ưu đãi

được chuyển đổi, nó sẽđược công ty thu hồi và cổđông nhận được một số cổ phần thường tùy theo thỏa thuận với công ty. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận, cổ phần ưu

đãi chuyển đổi được sẽ được thu hồi và công ty cũng có thể cưỡng ép chuyển hóa cổ phần bằng cách hoàn trả vốn đầu tư khi thị giá của cổ phần ưu đãi cao hơn giá hoàn trả.

e. Đánh giá ngun tài tr bng c phn ưu đãi

Những thuận lợi mà nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp là:

- Cổ phần ưu đãi có thểđem lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong thanh toán vào

những thời điểm khó khăn về tài chính. Không giống như tiền trả lãi phát phiếu, doanh nghiệp có thể trì hoãn việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi mà không để lại hậu quả xấu nào trên phương diện pháp lý.

- Nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp sự chủđộng về mặt tài chính. Công ty có thể huy động với một mức chi phí cốđịnh và có thểđầu tư vào những lĩnh vực có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn.

- Công ty không phải chấp nhận chia sẻ quyền bầu cử và do đó không phải phân chia quyền kiểm soát, quản lý với những cổđông đầu tư vào loại cổ phần này.

- Cải thiện vị thế tài chính của công ty cổ phần ưu đãi được coi là một phần giá trị

thuần của công ty.

- Trong nhiều trường hợp, cổ phần ưu đãi được huy động để sử dụng vào việc mua lại

hay thôn tính một công ty khác.

Song cổ phần ưu đãi cũng có thẻđem lại cho công ty những bất lợi như: - Chi phí của nguồn vốn này cao hơn chi phí sử dụng nợ

- Lợi tức cha cho cổ phần ưu đãi kông có tác dụng làm giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp bởi chúng không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

- Khi công ty trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi, thì có thể có những tác động tiêu cực đối với khả năng huy động nguồn tài trợ mới của công ty. do đó, công ty chỉ nên áp dụng giải pháp này trong trường hợp bất khả kháng.

Trên phương diện công chúng đầu tư, đầu tư vào cổphần ưu đãi có mức rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại trái phiếu của cùng một doanh nghiệp. bởi trái phiếu có thứ tựưu tiên cao hơn cổ phần ưu đãi.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH...1

1. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...2

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp ...2

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp...2

1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp ...2

1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp...3

1.2.1. Quyết định đầu tư...3

1.2.2. Quyết định tài trợ...3

1.2.3. Quyết định quản trị tài sản...3

1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp...3

2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...4

2.1. Khái niệm thị trường tài chính...4

2.2. Cấu trúc thị trường tài chính...5

2.1.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính...5

2.2.2. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch ...6

2.3. Vai trò của thị trường tài chính...6

CÂU HỎI ÔN TẬP ...7

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ...8

1. TIỀN LÃI, LÃI ĐƠN, LÃI KÉP...8

1.1. Tiền lãi và lãi suất...8

1.1.1. Lãi đơn...8

1.1.2. Lãi kép ...9

1.2. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa ...9

1.3. Lãi suất và phí tổn cơ hội vốn ...10

2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ...10

2.1. Sự phát sinh của tiền tệ theo thời gian...10

2.1.1. Dòng tiền tệ...10

2.1.2. Dòng tiền đều ...10

2.1.3. Dòng tiền tệ hỗn tạp ...10

2.2. Giá trị tương lai của tiền tệ...11

2.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền...11

2.2.2. Giá trị tương lai của dòng tiền...11

2.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ...13

2.3.1. Giá trị hiện tại của một khoản tiền ...13

2.3.2. Giá trị hiện tại của một dòng tiền ...13

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ...15

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...16

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...16

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính...16

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính...16

1.1.2. Ý nghĩa ...16

1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích ...16

1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính ...17

1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính ...17

1.3.2. Nội dung phân tích tài chính ...18

2. PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH ...23

2.1. Phân tích thông số khả năng thanh toán ...23

2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh ...23

2.1.3. Quay vòng khoản phải thu khách hàng ...23

2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân ...24

2.1.5. Vòng quay khoản phải trả...25

2.1.6. Vòng quay tồn kho ...25

2.2. Phân tích thông số nợ...26

2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ...26

2.2.2. Thông số nợ trên tài sản ...26

2.2.3. Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn...26

2.2.4. Các thông số trang trải...27

2.3. Phân tích thông số khả năng sinh lợi...28

2.3.1. Vòng quay tổng tài sản ...28

2.3.2. Lợi nhuận gộp biên...28

2.3.3. Lợi nhuận ròng biên ...28

2.3.4. Khả năng sinh lợi trên đầu tư...28

2.4. Phân tích thông số thị trường...29

2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ...29

2.4.2. Thông số giá trên thu nhập (P/E)...29

2.4.3. Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ...29

2.4.4. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B – Market/book value) ...30

3. PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY...30 3.1. Đòn bẩy hoạt động...30 3.1.1. Khái niệm ...30 3.1.2. Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động...30 3.1.3. Đòn bẩy hoạt động và phân tích hòa vốn ...31 3.2. Đòn bẩy tài chính...32 3.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính...32 3.2.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính...33 3.3. Đòn bẩy tổng hợp ...34 3.3.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp ...34 3.3.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp ...34

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ...35

CHƯƠNG 4.CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN ...37

1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ...37

1.1. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp...37

1.1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp ...37

1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn...38

1.2. Các nhân tốảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp...39

2. CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN CỦA DOANH NGHIỆP...39

2.1. Khái niệm ...39

2.2. Chi phí vốn vay (kd) ...40

2.3. Chi phí vốn chủ sở hữu...41

2.3.1. Chi phí cổ phần thường ...41

2.3.2. Chi phí vốn cổ phần ưu đãi...45

2.4. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) ...45

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP ...47

CHƯƠNG 5. ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP ...48

1. ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP...48

1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ...48

1.2. Phân loại đầu tư dài hạn ...50

1.2.2. Phân theo nội dung kinh tế...50

1.2.3. Phân loại theo mục tiêu đầu tư...50

1.2.4. Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư...50

1.2.5. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủđầu tư vào đối tượng đầu tư...51

1.2.6. Phân theo nguồn gốc của vốn...51

1.3. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tốảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ...51

1.3.1. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn ...51

1.3.2. Các yếu tốảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn...51

2. CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...52

2.1. Dòng tiền của dự án đầu tư...52

2.2. Chi phí đầu tư...52

2.3. Thu nhập của dự án đầu tư...52

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...53

3.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quảđầu tư dài hạn của doanh nghiệp ...53

3.2. Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư...54

3.2.1. Tính giá trị hiện tại ròng của dự án: NPV (Net Present Value)...54

3.2.2. Tỷ suất thu hồi nội bộ: IRR (Internal Rate of Return) ...57

3.3.3. Chỉ số lợi nhuận của dự án (PI-Profitability Index) ...60

3.2.4. Tỷ số lợi ích / chi phí: B/C (Benefit per Cost) ...61

3.2.5. Thời gian hoàn vốn của dự án (PP-Payback Period)...61

a. Thời gian hoàn vốn giản đơn ...61

3.2.6. Phương pháp phân tích hoà vốn (BEA-Break Even Analysis)...63

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ...67

CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ VỐN CỐĐỊNH...69

1. TÀI SẢN CỐĐỊNH VÀ VỐN CỐĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP ...69

1.1. Tài sản cốđịnh của doanh nghiệp ...69

1.2. Phân loại tài sản cốđịnh của doanh nghiệp...69

1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện ...69

1.2.2. Phân loại theo công dụng kinh tế...70

1.2.3. Phân loại theo tình hình sử dụng ...70

1.2.4. Phân loại theo mục đích sử dụng...70

1.2.5. Phân loại theo quyền sở hữu...71

1.2.6. Phân loại theo nguồn hình thành ...71

1.3. Vốn cốđịnh và các đặc điểm của vốn cốđịnh ...71

1.3.1. Khái niệm ...71

1.3.2. Đặc điểm của vốn cốđịnh ...72

2. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐĐỊNH...72

2.1. Hao mòn tài sản cốđịnh ...72

2.2. Khấu hao tài sản cốđịnh và các phương pháp khấu hao tài sản cốđịnh...73

2.2.1. Khấu hao tài sản cốđịnh ...73

2.2.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cốđịnh ...73

2.3. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cốđịnh và quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cốđịnh 78 2.3.1. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cốđịnh...78

2.3.2. Quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cốđịnh...79

3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP ...79

3.1. Nội dung quản trị vốn cốđịnh ...79

3.1.1. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cốđịnh của doanh nghiệp ...79

3.1.2. Quản lý sử dụng vốn cốđịnh...80

3.1.3. Phân cấp quản lý vốn cốđịnh...80

3.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh ...81

3.2.2. Hàm lượng vốn cốđịnh ...81

3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh ...81

3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh ...82

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP ...82

CHƯƠNG 7. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP...83

1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG...84

1.1. Phân loại vốn lưu động...84

1.1.1. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất...84

1.1.2. Dựa theo hình thái biểu hiện...84

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính ppt (Trang 131 - 138)