1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
2.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo
Những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có uy tín có thể nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn không có đảm bảo, do các ngân hàng tài trợ mà không đòi hỏi bất cứ sự đảm bảo nào.
Các hình thức tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo chủ yếu bao gồm: - Hạn mức tín dụng hay rút vượt.
- Hợp đồng tín dụng tuần hoàn. - Tín dụng thư.
- Tài trợ theo hợp đồng.
a. Hạn mức tín dụng (Overdraft or Line of credit)
Hạn mức tín dụng hay rút vượt là một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng mà theo đó, ngân hàng đồng ý tạo sẵn một khoản tín dụng nào đó trong tài khoản của công ty.
Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tín dụng này trong hạn mức thỏa thuận với ngân hàng. Thỏa thuận này thường được thiết lập trên cơ sở từng năm.
Chẳng hạn, nếu một thỏa thuận quy định hạn mức tín dụng của công ty A là 1000 triệu VND, thì điều đó có nghĩa là công ty có thể sử dụng số tiền này do ngân hàng tài trợ mà không phải có bất cứ sựđảm bảo nào.
Tại thời điểm kết thúc mối năm, ngân hàng sẽ xem xét lại tình hình hoạt động tài chính của công ty và trên cơ sởđó có thể gia hạn hay điều chỉnh hạn mức tín dụng.
Chi phí của nguồn tín dụng này được tính trên tổng giá trị tín dụng mà công ty đã sử
dụng.
Nhìn chung, đây là nguồn ngân quỹ có chi phí thấp. Song bất lợi của hình thức này là doanh nghiệp phải duy trì khả năng tài chính để hoàn trả khi ngân hàng yêu cầu, tức là ngân hàng có thể từ chối thực hiện thỏa thuận cấp tín dụng.
b. Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn (Revolving credit agreement)
Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn cũng là một nguồn tài trợ ngân quỹ do các ngân hàng thương mại cấp cho doanh nghiệp. Theo thỏa thuận này, doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ
hạn mức tín dụng theo thỏa thuận với ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào.
Vào thời điểm cuối năm, nếu hai bên không có yêu cầu thay đổi thì khoản tín dụng này lại được tái tục.
Như vậy, tín dụng tuần hoàn là một nguồn tài trợ khá ổn định. Tuy nhiên doanh nghiệp phải trả lãi trên tổng mức tín dụng đã thỏa thuận bất luận có sử dụng chúng hay không. Thể thức thanh toán và lãi suất tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
c. Tín dụng thư (Letter of credit – LC)
Tín dụng thư thường được các doanh nghiệp sử dụng để nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp nhập khẩu có thểđề nghị một ngân hàng cung cấp tín dụng để mua hàng hóa từ một nhà xuất khẩu nước ngoài. Nếu ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng, thì họ sẽ ký phát một tín dụng thư cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận được bộ hồ sơ xuất khẩu. Tín dụng thư này được gửi tới ngân hàng liên lạc, đại diện cho nhà xuất khẩu.
Khi nhận được thông báo của ngân hàng liên lạc, nhà xuất khẩu sẽ giao hàng, hoàn
chỉnh bộ hồ sơ và ký phát hối phiếu đòi tiền và gửi tới ngân hàng phát hành LC thông qua
ngân hàng bên xuất khẩu. Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận
được chứng từ hợp lệ số tiền ghi trong LC thông qua ngân hàng đại diện của nhà xuất khẩu. Sau khi thanh toán hoàn tất, số tiền này sẽ trở thành một khoản tín dụng do ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu. Trong những giao dịch này nhà nhập khẩu phải trả hoa hồng cho ngân hàng.
Đểđược chấp nhận mở tín dụng thư, thì trước đó nhà nhập khẩu thường phải ký quỹ
một khoản tiền nào đó tại ngân hàng. Độ lớn của khoản tiền này tùy thuộc vào vị thế tín dụng của nhà nhập khẩu theo cách đánh giá của ngân hàng và quy định của ngân hàng Nhà nước.
d. Tài trợ theo dự án hay hợp đồng (Transaction Loan)
Khi một doanh nghiệp nhận được một hợp đồng, hay dự án để cung ứng hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với ngân hàng và yêu cầu tài trợ ngân quỹ cho quá trình thực hiện hợp đồng (hay dự án).
Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhận được một hợp đồng cung ứng hàng hóa cho một công ty lớn. Công ty có thểđề nghị ngân hàng cho vay một khoản tiền theo thể thức cấp tín
dụng theo hợp đồng để mua nguyên liệu và thanh toán các chi phí khác nhằm hoàn thành hợp
đồng. Ngân hàng thường sẵn sàng chấp thuận tài trợ tín dụng theo thể thể thức này, nhất khi là bên đối tác của doanh nghiệp là những công ty lớn và đáng tin cậy. Đồng thời, ngân hàng thường đảm nhận các dịch vụ thanh toán cho hợp đồng, do đó các khoản thu từ hợp đồng thường được khấu trừ vào khoản tín dụng đã cấp.
Trường hợp trong khi đang thực hiện hợp đồng mà công ty tiếp tục ký được những hợp đồng khác, thì ngân hàng có thểđánh giá riêng lẻ từng hợp đồng và chấp thuận tài trợ cho các hợp đồng đó.
Hình thức tài trợ theo hợp đồng thường được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các nhà thầu.
Tỷ lệ lãi suất của các khoản cho vay không có đảm bảo thường thay đổi tùy theo ngân hàng và phụ thuộc vào vị thế tín dụng của doanh nghiệp đi vay.