PHẦN B: BÀI TẬP TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠPHÔTPHO (Trang 26 - 30)

D. A và B đều đúng

PHẦN B: BÀI TẬP TÍNH TOÁN

I. DẠNG BÀI TẬP VỀ NITƠ, AMONIAC VÀ MUỐI

AMONI

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Đối với những bài tập liên quan đến chất khí: tính thể tích khí thu được, tính áp suất chất khí…dùng định luật Avogadro và phương trình trạng thái khí để giải

Định luật Avogadro:

“Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích khí bằng nhau của các chất khí khác nhau đều chứa cùng một số phân tử khí.”

Hệ quả:

1) Ở cùng điều kiện bên ngoài về nhiệt độ, áp suất tỉ lệ thể tích giữa các khí đúng bằng tỉ lệ số mol giữa chúng.

2) Ở điều kiện tiêu chuẩn một mol phân tử chất khí hay hơi đều chiếm một thể tích xấp xỉ bằng nhau và bằng 22,4lit

Phương trình trạng thái khí:

PV=nRT

Với: P,V là áp suất (atm), thể tích khí (lít) ở To(K) = toC + 273 n: số mol khí, R : hằng số khí R= 0,082

- Đối với bài toán hiệu suất: Hiệu suất của phản ứng được tính theo công thức:

H= .100% = .100%

- Đối với bài toán về ammoniac và muối amoni: nắm rõ tính chất của ammoniac và muối amoni, viết phương trình phản ứng và giải dựa vào phương trình phản ứng

Lượng sản phẩm theo thực tế Lượng sản phẩm theo lý thuyết

Lượng phản theo lý thuyết Lượng phản ứng theo thực tế

- Đối với dạng bài tập tìm công thức phân tử của các oxit Nitơ: Các bước giải:

• Bước 1: đặt công thức của Oxit Nitơ là NxOy (1≤x≤2 và 1≤y≤5) • Bước 2: Từ dữ liệu bài toán xác định khối lượng phân tử của oxit. • Bước 3: Thiết lập phương trình toán học; 14x+16y=M

• Bước 4: Lập bảng giá trị x, y rồi biện luận hoặc dựa vào các dữ kiện khác để tìm x, y.

SAI LẦM HAY GẶP PHẢI

- Không xác định được hướng giải

- Không chú ý đến hiệu suất phản ứng của các chất khí

- Không biết tính hiệu suất theo chất nào trong các chất tham gia phản ứng hay sản phẩm phản ứng

- Không chú ý dùng hệ quả của định luật Avogadro nên một số bài toán không giải được

- Không nắm vững tính chất của ammoniac và muối amoni nên không viết được phương trình phản ứng, không giải được.

- Bài toán tìm công thức của oxit Nitơ học sinh thường không nhớ cách đặt công thức tổng quát hay không biết x,y nhận giá trị trong khoảng nào nên không biện luận được

MỘT SỐ BÀI TẬP

I.1 BÀI TẬP VỀ NITƠA. BÀI TẬP TỰ LUẬN A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài tập mẫu

1) Trộn 3 lít NO với 10 lít không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng? Biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện.

Bài giải:

Phương trình phản ứng: NO + 1/2O2 → NO2

Thể tích khí O2 có trong 10lit không khí là: 1/5.10=2(lit)

Các khí đo ở cùng điều kiện nên tỉ lệ số mol cũng là tỉ lệ thể tích nên dựa vào phương trình phản ứng ta có: khí O2 dư, lượng khí NO2 thu được là 3lit.

Hỗn hợp khí thu được gồm N2(trong không khí): 8lit; O2 dư: 2-1/2.3= 0,5lit; NO2: 3lit. Vậy thể tích hỗn hợp khí là: 8 + 0,5 +3=11,5lit

2) Một oxit của Nitơ có công thức tổng quát là NxOy. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 23. Xác định công thức phân tử của oxit trên biết oxi chiếm 69,55% về khối lượng.

Bài giải:

Công thức tổng quát của oxit Nitơ là: NxOy: M =14x + 16y d(A/H2)= 23= M/2 => M= 46

Oxi chiếm 69,55% về khối lượng nên: 16y/( 14x+16y)=16y/46=69,55%  y = 2

14x+ 16.2=46 => x= 1 Vậy công thức phân tử của oxit trên là: NO2

Bài tập tham khảo

1) Trộn 50ml hỗn hợp NO và N2 với 25ml không khí, thu được hỗn hợp khí có thể tích bằng 70ml. Thêm vào hỗn hợp này 145ml không khí thì thể tích bằng 200ml. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp ban đầu? Biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện.

Đ/s: %NO = 80% ; %N2 = 20% Đ/s: NO2

2) Một oxit của Nitơ có công thức tổng quát là NxOy. Tỉ khối hơi của A so với O2 là 2,875. Xác định công thức phân tử của oxit trên biết Nitơ chiếm 30,435% về khối lượng.

Đ/s: N2O4

3) Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, 2 phân tử A hóa hợp với nhau tạo thành một phân tử B (A và B lần lượt là NO2 và N2O4). Biết rằng khi đó hỗn hợp khí (hai

oxit A và B) có tỉ khối hơi so với không khí bằng 1,752. Tính tỉ lệ phần trăm số mol A đã hóa hợp thành B?

Đ/s: 18,8%

4) A là hợp chất nitơ với oxi. Hỗn hợp A và CO2 có tỉ khối hơi đối với heli là 9,25. a) Tính công thức A.

b) Tính thành phần % theo thể tích khí trong hỗn hợp.

ĐS: a) NO, b) %VA= 43,75%;%V(CO2)=56,25%

5) Một hỗn hợp khí A gồm 2 oxit của nitơ X và Y với tỷ lệ thể tích VX : VY = 1 : 3 có tỉ khối hơi so với hidro là 20,25. Xác định 2 oxit trên.

ĐS: X: N2O, Y: NOB. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1) Cho 2 phân tử NO2(X) có thể thành một phân tử chứa oxi (Y) ở 250C, 1atm; hh ( X+Y) có tỉ khối hơi so với k2 là 1,752. phần trăm (%) về số mol X, Y trong hh.

A. 90% và 10% B. 60% và 40% C. 89,55% và 10,45 % D. Kết quả khác

2) Trộn 2lít NO với 3lít O2 .Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích bằng bao nhiêu (các khí đo ở cùng đk):

A.2lit B.3lit C.4lit D.5lit

3) Trộn 3 lít NO với 10lít không khí.Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí tạo thành sau phản ứng,biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí,phản ứng xảy ra hoàn toàn,các khí đo trong cùng điều kiện

A.3lit;10lit B.3lit;11,5lit C.4lit;3,5lit D.4lit;10lit

4) Oxit Nitơ có công thức phân tử dạng NOx,trong đó N chiếm 30,43%về khối lượng. Oxit đó là chất nào dưới đây?

A.NO B.N2O4 C.NO2 D.N2O5

5) Hỗn hợp X gồm CO2 và 1 oxit của nitơ có tỷ khối hơi đối với H2 bằng 18,5. Oxít của nitơ có công thức phân tử là:

A.NO B.NO2 C.N2O3 D.N2O5

6) Hỗn hợp X gồm 2 oxit của nitơ là Y và Z (với tỷ lệ thể tích VY:VX=1:3)có tỷ khối hơi đối với H2 bằng 20,25.Y và Z có công thức phân tử là:

7) Một hỗn hợp khí gồm NO và NxOy có V=36,4lit; tỷ khối hơi của NO so với NxOy

=15/23. Phần trăm thể tích của khí NO và NxOy trong hh lần lượt là:

A.30% và 70% B.60% và 40% C.65% và 35% D.55% và 45% I.2 BÀI TẬP VỀ AMONIAC VÀ MUỐI AMONI

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠPHÔTPHO (Trang 26 - 30)