2 tỉnh
4.3.1. Xây dựng và hoạt động của mô hình can thiệp
Chúng tôi chọn Nam Định là địa điểm xây dựng mô hình can thiệp và Thái Bình làm đối chứng. Chúng tôi thực hiện các bước sau đây:
* Quản lý, theo dõi bệnh glôcôm tại các tuyến
- Nâng cao vai trò của cán bộ y tế tuyến tỉnh do đó các hoạt động có liên quan đến glôcôm đã được cán bộ y tế ở tuyến này thực hiện tốt. Chúng tôi đã chọn ra 244 người bệnh để đưa vào danh sách theo dõi thường xuyên. Ngoài tuyến tỉnh, vai trò ở tuyến huyện và xã đã được nâng cao đáng kể: 157/244 trường hợp được theo dõi ở tuyến xã và 232/244 được theo dõi tại tuyến huyện. Do đó đã giúp cho người bệnh giảm được thời gian đi lại, lưu giữ hồ sơ tốt giúp cho công tác chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh glôcôm trên các đối tượng có nguy cơ cao.
* Kết quả trong hoạt động truyền thông và hoạt động khác
Tất cả các hoạt động truyền thông, các phương tiện truyền thông đều có tác dụng tốt, tích cực đối với những người bệnh glôcôm nói riêng có những nhận thức tốt
về bệnh, nơi mà cần phải tới để khám và phát hiện bệnh (Franklin M. Foote). Các hoạt động trong công tác truyền thông của chúng tôi bao gồm các hoạt động như sử dụng loa đài của địa phương, tờ rơi, áp phích và các hoạt động của cộng đồng, cán bộ chính quyền, y tế trong các buổi sinh hoạt cộng đồng (nói chuyện). Theo Franklin M.Foote [59] H.Bafer and I.E. Mardoch (2004) [101] đã dùng một hình thức tuyên truyền rất có hiệu quả trong công tác này là Nhật báo địa phương. Hình thức này chúng tôi chưa áp dụng nên chưa đánh giá được hiệu quả của hình thức này.