2 tỉnh
5.1. Thực trạng bệnh Glôcôm và tình hình chăm sóc mắt ở người bệnh glôcôm
đặc điểm sau:
- Sự phân bố và độ tuổi và giới tính ở 2 tỉnh không có nhiều khác biệt. Tỷ lệ nữ đi khám chiếm cao hơn so với nam, trong đó ở nam giới có độ tuổi dưới 40 là rất ít. Nghiên cứu của chúng tôi mới có sự khác biệt với nghiên cứu của Anand (2008) ở Ấn độ [28]. Theo Anand tỷ lệ người đi khám giữa nam và nữ ngang nhau (51,4% và 48,6%). Độ tuổi của chúng tôi nghiên cứu từ 55 - 70 chiếm tỷ lệ cao nhất > 50% trong khi đó, của Anand ở độ tuổi của những người bệnh > 65 chỉ có 13,5%.
- Sự hiểu biết về Glôcôm ở trong cộng đồng
Nhìn chung trình độ hiểu biết về bệnh Glôcôm trong cộng đồng dân cư ở 2 tỉnh được nghiên cứu còn rất thấp (6,6%). Kết quả nghiên cứu của chúng cũng phù hợp với nghiên cứu của Frankin M. Foote (1956). Trong nghiên cứu này cứ 50 người bị mù lòa thì có tới 31 người không hiểu biết gì về những biểu hiện sớm của bệnh ở mình và họ cũng không biết những nơi mà họ cần phải tới khám.
- Thực trạng người bệnh glôcôm đi khám để chẩn đoán xác định. Nhìn chung, số người bệnh đã được xác định là bệnh hoặc có nguy cơ cao bị glôcôm, cần phải lên tuyến y tế có trình độ chuyên môn cao hơn để chẩn đoán xác định thì số người thực hiện các bước tiếp, tỷ lệ là (từ 6,8% - 10,9% ở 2 tỉnh).
- Một số yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến việc đi khám để phát hiện bệnh 2 tuyến y tế cơ sở và đi tiếp lên tuyến trên đối với những người bệnh và có nguy cơ cao để xác định cho rõ ràng hơn chưa cao do một số yếu tố ảnh hưởng như độ tuổi của người dân và người bệnh, trình độ học vấn ,hạn chế tiếp xúc với phương tiện truyền thông.
- Tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ cao bị glôcôm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của AC. Le và cộng sự tại Úc năm 1961 (6,1%). Trong đó nhãn áp chiếm tỷ lệ thấp nhất (Nam Định 0,8% và Thái Bình 0,24%). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Thái Lan năm 2003 [35]. Yếu tố nguy cơ lõm đĩa thị theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 3,9% (Nam Định) và 2,4% (Thái Bình), tương tự như kết quả nghiên cứu của Thái Lan năm 2003 (4,1%). Các đối tượng có tiền phòng hẹp và góc tiền phòng hẹp trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,9% tại Nam Định và 1,6% ở
Thái Bình, thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ở Thái Lan năm 2003 (10,1%). Sự khác biệt này có thể do việc chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu có sự khác nhau.