CÔNG TY CỔ PHẨN KINH ĐÔ

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược công ty cổ phần bibica (Trang 48 - 50)

2010 2011 2012F 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F Confectionery

CÔNG TY CỔ PHẨN KINH ĐÔ

Kinh Đô là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần 28% cao hơn Bibica với thị phần 8%, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 20%.

Các sản phẩm chính của Kinh Đô: bánh trung thu, bánh quy, cracker, bánh bông lan, bánh mì,… Trong đó thị phần bánh bông lan chiếm hơn 3% thị phần bánh bông lan cả nước và chiếm 21% tỷ trọng doanh thu của Kinh Đô tính đến năm 2010.

Năm 1993 và 1994 tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng. Năm 1996, công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới ở Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m². Đồng thời, công ty cũng đầu tư dây

MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA

chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 1997 và 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD. Sang năm 1999, công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ. Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của công ty Kinh Đô. Năm 2000, công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỷ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư là 30 tỷ VNĐ. Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Nhà máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Thị trường chủ yếu của Kinh Đô là thị trường trong nước (chiếm 90%). Hệ thống phân phối của Kinh Đô phân bố rộng khắp trên cả nước, năng lực phân phối hàng đầu Việt Nam với 200 đại lý, 400.000 điểm bán lẻ, 25 cửa hàng Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 1.800 nhân sự trên toàn quốc, 30.000 điểm bán kem và sản phẩm bán từ sữa, 100.000 điểm bán các loại nước giải khát (2010).

Công ty có cả kênh phân phối truyền thống lẫn hiện đại:

MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA

- Kênh phân phối hiện đại: đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, được triển khai chủ yếu tập trung ở siêu thị lớn như Metro, hệ thống cửa hàng của Kinh Đô.

- Kênh phân phối truyền thống: thông qua các nhà phân phối độc quyền, các điểm bán sỉ, phân phối đến các chợ, các tiệm tạp hóa và nhiều điểm bán lẻ khác nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới.

Kinh Đô sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối của mình đến tận những vùng tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa. Riêng dòng sản phẩm bánh bông lan sẽ thâm nhập vào kênh trường học và khu công nghiệp. Khách hàng mục tiêu của công ty là khách hàng có thu nhập trung bình và khá, hiện công ty đang hướng đến khách hàng có thu nhập cao và ưa chuộng sản phẩm cao cấp. Thiết bị sản xuất được đầu tư với công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài, quy trình sản xuất chặt chẽ.

Hiện nay, Kinh Đô còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, quảng cáo, bất động sản.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược công ty cổ phần bibica (Trang 48 - 50)