24 Hệ thống thu nhận, giải quyết ý kiến của khách hàng
3.2.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu làm bánh kẹo rất đa dạng, tùy theo sản phẩm sẽ có cách pha trộn hương vị và chế biến khác nhau. Các loại nguyên liệu thường được sử dụng trong quá trình sản xuất bánh kẹo là đường, lúa mì, trứng, sữa, cacao, đậu phộng,.. và hương liệu sẽ tạo nên hương vị cho sản phẩm. Trong bài này, chỉ trình bày nguyên liệu hay được sử sụng để sản xuất bánh kẹo, thông thường chiếm 60-70% giá thành sản phẩm.
a) Đường
Đường sản xuất kẹo chủ yếu là đường saccharose, có tác dụng tạo ngọt cho bánh keo. Giá đường thế giới tháng 10/2013 tăng so với tháng 9/2013, cụ thể: Tại New York, giá đường thô giao tháng 3/2014 khoảng 18,32 – 19,45 Uscent/Lb, tăng 1,85 – 2,27 Uscent/Lb; tại London giá đường trắng giao tháng 12/2013 khoảng 488,7 – 513,8 USD/tấn, tăng 9,7 – 15,9 USD/tấn. Nguyên nhân là do thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều, đồng thời các nhà đầu tư tăng cường mua làm giá đường tăng lên.
Trong khi đó, đến ngày 22/10/2013 trong nước đã có 10/40 nhà máy đường vào vụ sản xuất, gồm 1/5 nhà máy đường ở Đông Nam Bộ (Nước Trong), 9/10 nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đến ngày 18/10/2013, các nhà máy đường ép được 454.323 tấn mía, sản xuất được 39.248 tấn đường, riêng Nhà máy đường Biên Hòa sản xuất được 22.453 tấn đường; tổng lượng đường các nhà mày đường sản xuất được 61.701 tấn. Tồn kho đến ngày 18/10/2013 tại các nhà máy đường là 140.792 tấn, tại các công ty thương mại thuộc Hiệp hội là 5.708 tấn. Giá bán buôn đường RE tháng 10/2013 giảm nhẹ so với tháng 9/2013, cụ thể: giá đường RS phổ biến ở mức 14.200 – 15.700 đồng/kg, giảm khoảng 100 – 300 đồng/kg; giá đường RE ở mức 14.500 – 16.400 đồng/kg, giảm khoảng 800 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định so với tháng 8/2013, hiện phổ biến ở mức 18.000 đồng/kg – 21.000 đồng/kg. Và xuất hiện thêm đường Thái Lan nhập lập qua biên giới. Do vậy, giá đường trong nước trong tháng 9 giảm nhẹ.
Tuy nhiên, có một điểm thuận lợi so với các công ty chế biến bánh kẹo khác là Bibica có mối quan hệ mật thiết với Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Ngày 16/01/1999
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA
Công ty Đường Biên Hòa tách thành 2 công ty, Công ty Đường Biên Hòa mới và Bibica tách ra từ phân xưởng bánh, kẹo và mạch nha. Do vậy, so với những đối thủ trên thị trường Bibica dễ dàng chủ động nguồn cung hơn.
b) Bột Mì
Bột mì trong sản xuất bánh yêu cầu phải là loại một, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bánh. Bột mì cung cấp các loại đường như saccharose, maltose, glucose, các loại vitamin và enzyme.
Bột mì là sản phẩm lúa mì xay, do đó giá của bột mì ảnh hưởng trực tiếp từ giá lúa mì nhập khẩu trên thị trường thế giới. Trái ngược với dự báo của Liên hợp quốc vào đầu năm 2013, giá lúa mì trên thế giới đang có xu hướng tăng do lượng múa mì trồng vào mùa đông tại Ukraina giảm 30% sau đợt mưa kỷ lục tại quốc gia này, tại Nga diện tích trồng mùa đông chỉ đạt 13 triệu ha giảm nhiều so với 16,4 ha như dự tính Bên cạnh đó, nhu cầu lúa mì tại Trung Quốc và Brazil tăng làm giá lúa mình tăng 3,7% trong tháng 9 và 1% trong tháng 10. Tuy nhiên, thị trường đã lạc quan trở lại sau khi Ấn Độ xuất khẩu 120.000 tấn lúa mì xay từ 24/11 đến 20/12, góp phần làm giảm 0,7% so với tháng trước. Giá lúa mì giao theo kỳ hạn tháng 12 tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago là 6,965 USD/giạ. Giá lúa mì giao theo kỳ hạn tháng 12 tại đây tiếp tục giảm còn 6,865 USD/giạ sau khi tại một số khu vực thuộc Liên Xô cũ xuất hiện thời tiết khô thúc đẩy triển vọng sản lượng. Thông số 2011/2012 (bắt đầu từ tháng 7/2011) 2012/2013 (bắt đầu từ tháng 7/2012) 2013/2014 (bắt đầu từ tháng 7/2013) Bộ NN Mỹ Cập nhật mới Bộ NN Mỹ Cập nhật mới Bộ NN Mỹ Cập nhật mới
Nhập khẩu theo năm kế hoạch 2.711 2.633 2.400 2.400 2.700
Nhập khẩu từ Mỹ 86 106 0 120 150
Tổng nhập khẩu và dự trữ 3.215 3.137 2.765 2.607 2.714
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA
Xuất khẩu theo niên vụ 0 150 0 93 100
Thức ăn chăn nuôi 1.350 1.300 950 1.000 1.000
Thực phẩm 1.500 1.480 1.500 1.500 1.550
Tổng tiêu thụ 2.850 2.780 2.450 2.500 2.550
Dự trữ cuối kỳ 365 207 315 14 64
Tổng phân phối 3.215 3.137 2.765 2.607 2.714
Bảng 3.4. Nhu cầu lúa mì của Việt Nam
Số liệu 2013/2014 là dự báo, đvt: ngàn tấn, Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2012-2013 giảm mạnh so với niên vụ 2011-2012 do tình trạng khan hiếm. Trong niên vụ 2012/2013, Việt Nam đã sử dụng 2,5 triệu tấn lúa mì, trong đó 1 triệu tấn làm thức ăn gia súc và 1,5 triệu tấn để chế biến thực phẩm. Cũng theo dự báo này, sang 2013-2014 lượng nhập khẩu lúa mì sẽ tăng trở lại như trước.
Do bột mì là sản phẩm nhập khẩu hoàn toàn, giá cả bột mì trong năm hay biến động nên doanh nghiệp cần dự đoán trước tình hình để hạn chế sự thiếu hụt và củ động trong hoạt động kinh doanh.
c) Trứng
Đầu năm 2013, hai công ty sản xuất trứng gà có vốn nước ngoài là C.P. và Emivest giảm trung bình 100 VNĐ/quả, mỗi quả trứng có giá dao động từ 2200-2600 VNĐ/quả. Trong tháng 9 mặc dù có tăng nhẹ, nhưng giá vẫn giảm sâu so với đầu năm. Giá trứng gia cầm bán ra tại các trang trại các tỉnh phía nam đầu tháng 11 chỉ còn trung bình 1.300- 1.450 VNĐ/quả, giảm thêm 100 đồng so với trước đó một tuần. Một số chủ trại gà ở Đông Nam bộ cho biết hiện giá thành trứng gà vào khoảng 1.500-1.600 VNĐ/quả, nhưng vì ế ẩm nên họ buộc phải bán với mức giá thấp hơn giá thành từ 200-300 VNĐ/quả. Đến giữa tháng 11, giá trứng nguyên liệu tăng lại 50 VNĐ/quả, trứng gà loại một ở mức
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA
18.000 VNĐ/quả. Có thể nói trong giai đoạn này nền giá trứng thấp góp phần làm cho doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo giảm chi phí.
d) Sữa
Sữa trong sản xuất chế biến bánh kẹo có thể sử dụng ở các dạng khác nhau như sữa bột, sữa tươi hay sữa đặc. Sữa làm gia tăng chất lượng và mùi vị cho sản phẩm. Vì đặc tính dễ bảo quản nên sữa đặc và sữa bột được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa, các doanh nghiệp bánh kẹo cũng phải phụ thuộc vào lượng sữa nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng và chủ yếu phục vụ sản xuất sữa nước. Trong 70% nhập khẩu thì có 50% là sữa nguyên liệu và chỉ 20% là sữa thành phẩm. Chín tháng đầu năm 2013: Do thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến nguồn cung sữa đã làm cho giá sữa tăng trong 9 tháng đầu năm 2013 và so với cùng kỳ năm 2012. Giá sữa bột gầy thị trường Tây Âu khoảng 3.375-5.375 USD/tấn, tăng 925- 1.775 USD/tấn, tại thị trường châu Úc khoảng 3.250-6.325 USD/tấn, tăng 700-2.825 USD/tấn. Sữa nguyên kem tại thị trường châu Úc khoảng 3.150-6.300 USD/tấn, tăng 650-2.600 USD/tấn, tại thị trường Tây Âu khoảng 3.800-5.250 USD/tấn, tăng 925-1.300 USD/tấn. Sự tăng giá sữa sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì chi phí.
Trong nước tình trạng tăng giá cũng đang diễn ra, nhiều doanh nghiệp thu mua sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang thu mua sữa bò của nông dân với giá 14.000 đồng/lít, tăng gần 1.000 đồng so với thời điểm đầu tháng 07/2013. Đây là lần tăng giá thu mua sữa nguyên liệu thứ ba kể từ đầu năm 2013 đến nay và nếu so với thời điểm đầu năm, giá sữa nguyên liệu đã tăng từ 2.00-2.200 đồng/lít. Theo nhận định của các doanh nghiệp thu mua sữa, nhiều khả năng, giá sữa nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nguyên nhân của việc tăng giá này là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa trên thị trường tăng cao, đồng thời các doanh nghiệp chế biến sữa muốn chia sẻ một phần lợi nhuận với người chăn nuôi. Dẫn đến chi phí đầu vào của công ty sản xuất bánh kẹo tăng lên.