Bảng 3.5.Các nhà cung cấp nguyên liệu cho Bibica (Nguồn: công ty Bibica)
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Thị trường bánh kẹo rất tiềm năng. Theo thống kê của BMI, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) trong giai đoạn từ 2012-2017 của ngành bánh kẹo co thể đạt được:
- Khối lượng bánh kẹo bán ra: +4,65% - Giá trị hàng bán: +9,53%
- Khối lượng chocolate bán ra: +3,72% - Giá trị chocolate bán ra: +12,13%
- Khối lượng sản phẩm kẹo có đường bán ra: +3,88% - Giá trị sản phẩm kẹo có đường bán ra: +9,15% - Khối lượng gum bán ra: +0,24%
- Giá trị gum bán ra: +5,32%
Tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả chocolate) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực sự là một dấu hiệu rất tốt. Chính điều này thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia trên thị trường.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu chiến lược – chính sách công nghiệp thì sản xuất bánh kẹo trong nước chia làm ba nhóm chính: Nhập khẩu (chiếm 20%), doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (gồm tập đoàn Kinh Đô, công ty Hải Hà, công ty Bibica chiếm 42%) và các doanh nghiệp khác (chiếm 38%) (hình 3.2). Trong bài viết, sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để của Micheal Potter (hình 3.3) để xác định đối thủ cạnh tranh trong
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA
ngành bánh kẹo. Đối với Bibica, hiện nay các đối thủ chính trên thị trường bánh kẹo là Kinh Đô, Hải Hà và nhóm các công ty xuất khẩu bánh kẹo.
Công ty trong nước tham gia như công ty Kinh Đô (KDC), Hải Hà (HHC), Tân Tân, Vinamit, Hải Châu, Tràng An, Bánh mứt kẹo Hà Nội,…; về bánh kẹo truyền thống thì có bánh đậu xanh Rồng Vàng, bánh kẹo Phượng Hoàng, Bảo Minh, kẹo dừa Bến Tre, mè xửng ở Thừa Thiên Huế,… Các công ty nước ngoài như Orion và Lotte từ Hàn Quốc, Nabati từ Indonesia, Perfetti Van Melle, Liwayway Food, Pepsico Food,…
Hình 3.2. Thị phần thị trường bánh kẹo Việt Nam