Thiết bị mạng gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP multicast và các ứng dụng (Trang 60)

2.3.2.1 Mạng gia đình

Mạng gia đình bao gồm một thiết bị đầu cuối mạng, về cơ bản là điểm truy cập từ mạng. Thiết bị đầu cuối sẽ đƣợc kết nối tới modem, modem sẽ chuyển đổi thông tin thành các dạng IP, và trong một số trƣờng hợp một bộ splitter sẽ đƣợc sử dụng để cung cấp các dịch vụ thoại nếu mạng điện thoại công cộng đƣợc sử dụng. Một gateway sẽ đƣợc sử dụng để tách các dịch vụ IP (dữ liệu, video, thoại), và các gateway này thƣờng có firewall, dịch vụ DHCP và các dịch vụ mạng khác đƣợc yêu cầu để cải thiện dịch vụ. Khách hàng yêu cầu một bộ giải mã STB trong hầu hết các trƣờng hợp, và nó sẽ đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Trong một số trƣờng hợp, máy tính cá nhân sẽ đƣợc sử dụng để kết nối trực tiếp tới mạng mà không cần STB. Ngoài ra còn có các thiết bị khác nhƣ kết cuối thoại cho cả mạng PSTN và VoIP, các router truy cập không dây. Mạng gia đình nằm ngoài phạm vi các cơ chế bảo an đƣợc thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ IPTV.Nhƣng sữ có một số thiết bị đứng giữa DSLAM và Tivi, nó chịu trách nhiệm mang lƣu lƣợng an toàn tới STB và giữ liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ IPTV để đảm bảo đƣợc cấu hình để tránh các truy cập không đƣợc xác thực.

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 58

2.3.2.2 Bộ giải mã IP – STB

Bộ giải mã STB dựa trên IP đƣợc sử dụng để kết nối IPTV Headend với Tivi. Chức năng chính của thiết bị này là để giải thích và biên dịch các yêu cầu từ thuê bao và gửi các bản tin (dựa trên IP) tới Headend, yêu cầu nội dung hoặc dịch vụ đặc biệt. STB sẽ nhận nội dung đƣợc mã hóa và sẽ phải giải mật mã và giải mã chúng để hiển thị trên màn hình Tivi. Trên hình 2.9 trình bày cấu trúc thông thƣờng của IP-STB.

Hình 2.9: cấu trúc IP – STB

Các thành phần trên STB bao gồm:

 CPU: IP-STB có các chipset với năng lực xử lý và bộ nhớ bị giới hạn nếu so sánh với các chuẩn PC. Các nhà sản xuất lựa chọn các CPU cơ sở để cung cấp đủ năng lực xử lý tốt các chức năng cơ bản và thời gian đáp ứng hợp lý.

 Core System: phần cứng lõi bao gồm các thành phần điện tử khác nhau hỗ trợ hoạt động của IP-STB, thông tin trao đổi giữa các thành phần, bộ nhớ và hầu hết các tính năng quan trọng của chip chuyên dụng đƣợc dùng để lƣu trữ các key DRM đƣợc yêu cầu để truy cập và cho việc xác thực. Với các chip chuyên dụng đƣợc sử dụng để lƣu các key, rủi ro của việc truy cập không đƣợc xác thực giảm xuống.

 Các thiết bị ngoại vi: có một số thiết bị ngoại vi kết nối tới STB, bao gồm cáp mạng, đầu ra video, thành phần phát tia hồng ngoại để điều khiển từ xa, USB và các công nghệ lƣu trữ.

 DRM và CAS: STB yêu cầu thành phần chuyên dụng để giao tiếp với các chức năng liên kết DRM. Nó cần thiết cho việc yêu cầu và nâng cấp các key DRM,

IM Email ... Web Browser

Middleware client Video Capture Decode Tuner/Video

Capture

Operating System & Device driver Decode

CAS/DRM Support DRM

driver

MPEG 2 & 4 Driver

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 59 giải mật mã nội dung và cung cấp nội dung đƣợc mã hóa tới các thành phần khác. Ngoài ra, STB cần xác thực lại bản thân nó với hệ thống truy cập có điều kiện CAS để có thể truy cập nội dung. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV phải đảm bảo các ứng dụng DRM và CAS thích hợp đƣợc tải vào STB. Yêu cầu đặc biệt này làm nó rất khó cho một thị trƣờng mở các dịch vụ IPTV. Nó không chắc chắn rằng thuê bao có thể tới các switch của nhà cung cấp dịch vụ IPTV mà không cần thay đổi bộ STB. Ngoài ra, nó không chắc chắn bộ tập hợp nội dung có thể hoạt động trong thị trƣờng mà nội dung từ nhiều nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp dịch vụ IPTV, mỗi nhà cung cấp có thể có hệ thống DRM khác nhau. Theo thời gian, các chuẩn sẽ đƣợc triển khai để đảm bảo việc tƣơng thích giữa các hệ thống DRM và CAS. Trong lúc đó, thuê bao chỉ đƣợc liên kết tới nhà cung cấp dịch vụ IPTV mà họ đăng ký sử dụng.

 Driver cho MPEG-2 & MPEG-4: STB cần một số driver cho chuẩn MPEG-2, MPEG-4 và một số mã khác để giải mã luồng nội dung tới để có thể hiển thị trên màn hình Tivi. Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV phải đảm bảo các mã thích hợp đƣợc tải vào STB. Các mã đƣợc sử dụng trên Headend sẽ đƣợc tải vào STB.

 Operating System & driver: Các hệ điều hành nhẹ đƣợc sử dụng cho các bộ STB. Một số hệ điều hành có bản quyền và nguồn mở đƣợc sử dụng cho chức năng này. Một trong những điểm tiên tiến của các hệ điều hành này là tính mềm dẻo, chúng hỗ trợ tìm duyệt và email, hỗ trợ nối mạng và báo tin ngay lập tức. Là một chuẩn hệ điều hành, có rủi ro về virus tác động tới hoạt động của STB.

 Middleware client: một client đặc biệt liên lạc với Middleware server. Client này có thể sử dụng trình duyệt web để thay đổi thông tin với Middleware server cũng nhƣ download hƣớng dẫn chƣơng trình EPG để hiển thị cho thuê bao. Middleware client có thể bao gồm các chức năng DRM trong một số trƣờng hợp.

 Video Capture - Decode: chức năng này sẽ nhận luồng nội dung từ chức năng DRM và sẽ giải mã dữ liệu MPEG-4 thành định dạng có thể sử dụng. Định dạng này có thể là NTSC/PAL để hiển thị trên màn hình Tivi.

 Web Brower: các Middleware server có khuynh hƣớng hoạt động nhƣ là các web server. Một số quá trình thực thi sẽ cung cấp tất cả các truy cập sử dụng

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 60 SSL (HTTPS, port 443). Web Brower đƣợc STB sử dụng để truy cập nội dung và hiển thị thông tin cho thuê bao.

Hình 2.10 miêu tả tiến trình IP-STB, tiến trình đƣợc bắt đầu với các yêu cầu IP và thu nhận nội dung, các chức năng web brower, tƣơng tác Middleware và giải mật mã nội dung. Tiếp theo là giải mã hóa luồng nội dung và mã hóa NTSC/PAL hoặc chuẩn thích hợp và cuối cùng cấp nội dung để hiển thị trên màn hình Tivi.

Hình 2.10: Minh họa tiến trình xử lý của IP - STP

2.4 Các dịch vụ và ứng dụng của IPTV

Các dịch vụ do IPTV cung cấp không chỉ đơn thuẩn là IP video. Thực tế, các nhà khai thác viễn thông đang tập trung vào cung cấp các dịch vụ IPTV nhằm tạo sự khác biệt so với các dịch vụ do nhà khai thác truyền hình cáp hay vệ tinh cung cấp. Mục đích của việc lựa chọn cấu trúc và công nghệ cơ sở đều tập trung vào việc phân phối video theo yêu cầu và video quảng bá, tận dụng các kinh nghiệm khai thác dịch vụ thoại và số liệu tốc độ cao, giúp các nhà khai thác viễn thông cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bổ sung là một phần của gói các dịch vụ IPTV. Hiện tại, các nhà khai thác viễn thông đang triển khai các dịch vụ chính là dịch vụ video theo yêu cầu và video quảng bá. Các dịch vụ bổ sung nhƣ dịch vụ trò chơi, quảng cáo, âm thanh, thông tin,… sẽ đƣợc triển khai sau. Tuy nhiên, sự phân loại các dịch vụ chỉ là tạm thời và sẽ thay đổi liên tục theo thời gian.

2.4.1 Truyền hình quảng bá kỹ thuật số

Khách hàng sẽ nhận đƣợc truyền hình số thông thƣờng bằng IPTV. Truyền hình quảng bá số đƣợc phân phối tới thuê bao thông qua truyền hình cáp đã đƣợc nâng cấp hoặc hệ thống vệ tinh. Sự khởi đầu của các công nghệ DSL tốc độ cao hơn nhƣ

Web Browser gửi các yêu cầu tới Middleware client

Middleware client cung cấp dữ liệu cho

Middleware server Các yêu cầu IP và

nhận nội dung

DRM client trao đổi nội dung và giải mã

luồng nội dung Luồng nội dung đã đƣợc giải mã

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 61 ADSL2 và ADSL2+ đã mang đến một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực này. Với các công nghệ tốc độ cao này cho phép IPTV có thêm độ tin cậy và tính cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình thu phí khác.

IPTV có đầy đủ khả năng để đƣa ra các dịch vụ chất lƣợng cao khác nhau và nhiều dịch vụ hơn so với các nhà cung cấp truyền hình thu phí cáp và vệ tinh trong quá khứ. Một lợi ích khác của IPTV là nó có nhiều nội dung và số kênh lớn hơn để lựa chọn, tùy thuộc vào sở thích của khách hàng. Đặc biệt khách hàng có thể tự chọn lựa nguồn nội dung đa dạng này.

Chức năng của truyền hình quảng bá thông thƣờng, truyền hình cáp và vệ tinh là cung cấp tất cả các kênh đồng thời tới nhà thuê bao. Tuy nhiên, IPTV chỉ phân phối các kênh mà khách hàng muốn xem và nó có khả năng cung cấp không giới hạn số kênh này. Khách hàng sẽ tự do điều khiển những gì họ muốn xem và xem vào bất cứ lúc nào họ muốn. Đây là đặc tính vốn có và có thể xảy ra của IPTV vì nó có sự kết hợp của khả năng tƣơng tác hai chiều trên nền mạng IP.

2.4.2 Video theo yêu cầu VoD

VoD là dịch vụ cung cấp các chƣơng trình truyền hình dựa trên các yêu cầu của thuê bao. Các dịch vụ truyền hình đƣợc phát đi từ các bộ lƣu trữ phim truyện, chƣơng trình giáo dục hay tin tức thời sự thời gian thực. Ứng dụng VoD cung cấp cho từng thuê bao riêng lẻ để chọn nội dung video và họ xem nó vào lúc thích hợp nhất.

Khi hạ tầng mạng IPTV đầu tiên đƣợc thiết kế thì các ứng dụng và các dịch vụ tạo lợi nhuận nhƣ điện thoại video, hội thoại truyền hình, đào tạo từ xa và camera giám sát an ninh tại nhà đều có thể cung cấp cho khách hàng. Có thêm một số dịch vụ và đặc tính tiên tiến hơn so với hệ thống truyền hình quảng bá truyền thống.

2.4.3 Các dịch vụ quảng cáo

Hỗ trợ các quảng cáo quảng bá truyền thống và xen vào cùng với quảng bá cục bộ tại các điểm khác nhau trong mạng IPTV. Khả năng tƣơng quan giữa các set-top box và các mức ƣu tiên dịch vụ cho phép nhà cung cấp dịch vụ đƣa ra các dịch vụ quảng cáo có hƣớng đối tƣợng.

Việc tích hợp các dịch vụ quảng cáo hƣớng vào đối tƣợng sử dụng với các dịch vụ mua bán từ xa cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể giúp khách hàng của mình thực hiện đƣợc những thỏa thuận mua bán theo yêu cầu. Với bản chất hai chiều của mạng thông tin và các dịch vụ kết hợp, các thuê bao có thể cung cấp ý kiến đánh giá của

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 62 mình đối với quảng cáo trên IPTV để làm cho dịch vụ quảng cáo này sát với đối tƣợng hơn, phù hợp hơn.

2.5 Tình hình triển khai IPTV tại Việt Nam

2.5.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV tại Việt Nam

Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện đƣợc. Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng vai trò tiên quyết, bởi vì chỉ với mạng băng rộng mới có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ băng thông theo yêu cầu cho các dịch vụ IPTV (nhƣ truyền hình, Video, Games, v.v...).

Phân tích về thị trƣờng IPTV tại Việt Nam đƣa ra tại IPTV Forum VietNam 2007 cho biết, cơ hội của IPTV tại Việt Nam rất cao bởi số dân số trẻ, đối tƣợng có khả năng đón nhận IPTV chiếm tới gần 70% dân số Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu về băng rộng tại Việt Nam đang gia tăng.

Cùng với sự phát triển của dịch vụ thuê bao băng rộng, việc xây dựng các nội dung phong phú cho mạng xDSL là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng và hoạch định tốt mạng xDSL cho phép cung cấp tới thuê bao các đƣờng kết nối tốc độ cao, ổn định và nhờ đó cho phép cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị cao. Nhƣ vậy ngoài các dịch vụ Internet tốc độ cao truyền thống, việc cung cấp các dịch vụ về Video và IPTV đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Ý tƣởng cung cấp dịch vụ IPTV và các dịch vụ gia tăng của IPTV nhƣ: truy cập Internet và email trên Tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện thoại VoIP, chức năng ghi chƣơng trình, chơi game đƣợc đông đảo khách hàng quan tâm. Tại Đà Nẵng, 90% ngƣời đƣợc hỏi đều thú vị với dịch vụ này. Kế đến là TP.HCM và Hải Phòng với 81% và 80%, cuối cùng là Hà Nội với chỉ hơn 54%.

Sự quan tâm của công chúng đối với từng dịch vụ trong IPTV đƣợc đúc kết theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau:

 Chức năng ghi chƣơng trình và giải pháp điện thoại hiển thị hình ảnh đƣợc hoan nghênh nhất, với tỷ lệ 80%, tỷ lệ tƣơng đối cao đều nhau ở 3 thành phố Đà Nẵng, TP.HCM và Hải Phòng.

 Với tỷ lệ suýt soát 79% là dịch vụ đa phƣơng tiện, tỷ lệ hƣởng ứng dẫn đầu là Đà Nẵng (91%), kế đến là TP.HCM (83%) và Đà Nẵng (80%). Hà Nội luôn là thành phố thể hiện sự quan tâm thấp nhất đối với dịch vụ IPTV nói chung và các chức năng trong IPTV nói riêng.

Nguyễn Văn Hưng – D06VT2 63  Dịch vụ truyền hình số xếp hạng 4 với tỷ lệ 74% và vẫn theo thứ tự nhƣ trên. Thứ hạng của dịch vụ truyền hình số không cao một phần có lẽ do dịch vụ truyền hình cáp/kỹ thuật số hiện nay đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng.

 Dịch vụ internet và thƣ điện tử xếp hạng 5 với tỷ lệ 65%. Khoảng cách giữa các thành phố không còn lớn (56%-73%).

 Chức năng chơi game là chức năng ít thu hút sự quan tâm nhất, vì đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đa số thuộc tuổi lớn. Một lý do khác cũng cần đƣợc tính đến là, tại Việt Nam, tivi là thiết bị mang tính cách sinh hoạt gia đình hơn là cá nhân, nên sẽ rất bất tiện nếu cá nhân nào trong gia đình độc chiếm chiếc tivi để chơi game.

Khả năng phát triển thị trƣờng với dịch vụ IPTV theo các mốc thời gian nhƣ sau:  TP.HCM và Đà Nẵng là 2 thị trƣờng tiềm năng mạnh mẽ nhất. Ngay trong vòng

6 tháng, có thể thu hút đƣợc khoảng 1/3 số hộ đƣợc giới thiệu. Trong vòng 1 năm sẽ phát triển khoảng 50%.

 Hà Nội phát triển chậm hơn khoảng 10%.  Hải Phòng ít quan tâm đến dịch vụ IPTV nhất.

Sức thuyết phục của dịch vụ IPTV theo ảnh hƣởng của giá Set-Top Box:

 Với mức giá 1.500.000 đồng, sức thuyết phục thể hiện cao nhất ở Đà Nẵng với hơn 50%, kế đến là TP.HCM với 44%, Hải Phòng cũng đạt 35%. Hà Nội xem ra ít hứng khởi nhất, chỉ có 23%.

 Nếu ấn định mức giá trong vòng 1.200.000 đồng, cũng không mở rộng đƣợc thị trƣờng bao nhiêu, chỉ thêm đƣợc khoảng 5% ở mỗi địa bàn.

Tuy nhiên, mức giá 1.000.000 đồng sẽ trở nên hấp dẫn, đặc biệt sẽ thuyết phục đƣợc khoảng 85% đăng ký tại Đà Nẵng, kế đến là TP.HCM với 72% và Hải Phòng sẽ bắt đầu chuyển động với hơn 60%. Hà Nội vẫn là nơi có tỷ lệ thấp nhất, chỉ 44%.

2.5.2 Tình hình triển khai IPTV của FPT

FPT Telecom là một trong những công ty có thị phần đáng kể trên thị trƣờng Internet. FPT telecom đã triển khai hệ thống hạ tầng mạng thế hệ mới (NGN) phủ kín hầu hết địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên nền tảng công nghệ ADSL 2+, các thiết bị mạng của Cisco, dịch vụ ADSL của FPT Telecom có thể đáp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP multicast và các ứng dụng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)