1. Phương pháp đo cao phía trước:
Giã sử cần xác định hiệu độ cao giữa hai điểm A,B ta làm như sau:
Đặt máy tại A, dựng mia tại B
và tiến hành các thao tác cân bằng máy.
Đo chiều cao máy i.
Ngắm chính xác mia đặt tại B,
đọc được giá trị trên mia là b Từ hình vẽ ta cĩ:
hAB = i – b
Nếu: hAB > 0 : điểm A cao hơn điểm B, và ngược lại
2. Phương pháp đo cao từ giữa:
a) Khi hai điểm A, B ở gần nhau:
Giã sử cần xác hiệu độ cao giữa hai điểm A, B trên mặt đất ta làm như sau:
Dựng mia thẳng đứng tại hai điểm A, B. Ở đây hướng đo từ A đến B nên gọi mia
tại B là mia trước, mia tại A là mia sau.
Đặt máy thủy bình giữa hai điểm A, B sao cho khoảng cách từ máy đến A và B là
gần bằng nhau đồng thời tiến hành cân bằng máy. Chú ý, điểm đặt máy khơng nhất thiết phải thẳng hàng với A, B.
Quay máy ngắm tiêu đặt tại A
đọc được trị số trên mia là a (a gọi là số đọc sau). Sau đĩ quay máy ngắm mia đặt tại B đọc được trị số trên mia là b (b gọi là số đọc trước)
Từ hình vẽ ta cĩ:
hAB = a – b
Nếu: hAB > 0 : điểm A cao hơn điểm B, và ngược lại
HB = HA + hAB
Chú ý: Trong cách đọc số trên mia ta cần phải căn cứ vào giây giữa để đọc. b) Khi hai điểm A, B ở xa nhau:
Do tầm nhìn hạn chế của ống kính ngắm và ảnh hưởng của độ cong quả đất nên trong trường hợp hai điểm A, B cách xa nhau trên 100m hoặc độ chênh cao giữa hai điểm A, B lớn (tức điểm B cao hơn rất nhiều so với A). Bằng một trạm máy ta khơng thể xác định được độ chênh
cao hAB ta cần chia đoạn cần đo thành các đoạn nhỏ mà tại đĩ cĩ thể áp dụng được các phương
pháp đo cao nĩi trên để xác định độ chênh cao trên từng đoạn nhỏ.
Từ hình vẽ thể hiện cách bố trí các trạm đo ta cĩ: h1 = S1 – T1 h2 = S2 – T2 h3 = S3 – T3 … hn = Sn – Tn Chênh cao giữa hai điểm A, B là:
hAB = hi = Si - Ti Nếu biết cao độ điểm A thì cao độ của điểm B là:
HB = HA + hAB
Các điểm a, b, c … n được gọi là các điểm chuyển hoặc là các điểm chuyền cao độ.
Thực chất của phương pháp này là chuyền cao độ từ điểm A về điểm B thơng qua các điểm trung gian a, b, c … n . Tại trạm đo J1 mia 1 dựng trên mốc A, cịn mia 2 dựng trên mốc trung gian a. Sau khi đo xong trạm J1, chuyển máy sang trạm J2 thì mia 2 vẫn dựng trên a như cũ và trở thành mia sau, cịn mia 1 chuyển sang mốc trung gian b, và trở thành mia trước. Khi hồn thành trạm đo J2 thì mới được chuyển mia 2 ... Đến trạm cuối cùng - thứ n - thì mia trước phải dựng trên mốc B.
Các mốc trung gian phải được giử nguyên vị trí trong quá trình đo trạm trước và trạm sau nĩ; nếu vì lý do nào đĩ trong khi chuyển trạm máy mà mốc trung gian bị xê dịch thì phải hủy bỏ tồn bộ kết quả đo từ trạm đầu và phải đo lại từ mốc cố định A.
thời trong một thời gian ngắn, nên thường dùng đế mia làm các mốc trung gian này: khi dựng mia trên các đế mia trung gian này cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh làm đế mia bị xê dịch, bị lún.
Để giảm bớt ảnh hưởng của một số sai số tác động lên kết quả đo thủy chuẩn (tức là đo chênh cao) người cầm mia trước phải ước lượng chọn vị trí đặt mia sao cho khoảng cách từ máy tới mía trước xấp xỉ bằng khoảng cách từ máy tới mia sau.
Tồn bộ số đọc mia phải được ghi vào "Sổ đo thủy chuẩn" bằng chữ số rõ ràng, khơng tẩy xĩa. Nếu viết nhầm phải gạch bỏ và ghi số đọc đúng lên phía trên; việc tính sổ được thực hiện ngay trên thực địa. Sau đây là mẫu "Sổ đo thủy chuẩn" đơn giản
3. Các phương pháp đo độ cao dẫn tuyến:
Gồm các phương pháp chủ yếu sau đây:
Phương pháp đổi chiều cao máy ở mỗi trạm đo.
Phương pháp dùng hai máy.
Phương pháp khép kín đường đo với một trạm máy và khơng đổi chiều cao máy tại mỗi trạm đo.
(Các phương pháp nĩi trên thường áp dụng cho sinh viên ngành giao thơng vận tải)
4. Các qui định khi tiến hành đo cao:
Ở nước ta về mùa hè nên đo cao vào buổi sang từ 6h – 9h, buổi chiều từ 16h – 18h.
Luơn kiểm tra các bọt thủy trên máy trước khi đọc số.
Lúc trời nắng hay mưa cần cĩ dù để che máy.
Trong lúc đo cần chú ý tránh va chạm vào thân máy và chân máy
Khơng nên đặt lệch quá 2m đối với điểm giữa hai máy.
Tia ngắm phải cao hơn mặt đất 0.3m để tránh ảnh hưởng của chiết quang
Mia phải đặt thật thẳng đứng.
5. Những sai số ảnh hưởng đến kết quả đo cao hình học:
Sai số do mơi trường: chủ yếu do hiện tượng khúc xạ, do độ cong của quả đất.
Sai số do dụng cụ đo: do máy thủy bình chưa được kiểm nghiệm theo các điều kiện
như: trục ống thủy dài khơng song song với trục ngắm), do mia bị cong, vạch chia trên mia khơng đều…
Sai số do người đo: do cân bọt nước khơng chính xác, do dựng mia nghiêng, do đọc
số bị sai …