Tương quan di truyền giữa các mẫu khảo sát dựa trên hệ số tương ứng đơn giản (SM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Trang 42 - 43)

3. KẾT QUẢ & BÀN LUẬN

3.1.2 Tương quan di truyền giữa các mẫu khảo sát dựa trên hệ số tương ứng đơn giản (SM

đơn giản (SM coefficient)

Tương quan di truyền giữa các mẫu được tính toán bằng phần mềm NTSYS-pc 2.1 dựa trên hệ số tương ứng đơn giản SM (Simple matching coefficient).

Kết quả Bảng B, phần phụ lục, cho thấy 50 mẫu khảo sát tạo thành 1225 cặp, với hệ số tương quan di truyền từng cặp nằm trong khoảng 44% – 92%. Trung vị (median) tính được là 70%. 615/1225 cặp có hệ số tương quan thấp hơn 70% và 610/1225 cặp có hệ số tương quan từ 70% trở lên. Hệ số tương quan di truyền xuất hiện với tần suất nhiều nhất (mode) là 68%, với 100/1225 cặp.

Cặp mẫu khác nhau nhiều nhất là HT7 & NV16 (44%) và cặp tương đồng nhiều nhất là NV21 và NV22 (92%). HT5 và NV16 là hai mẫu có hệ số tương quan di truyền thấp nhất (khoảng cách di truyền xa nhất) so với toàn bộ mẫu khảo sát. HT5 tạo ra các hệ số tương quan di truyền trong khoảng 45% - 68% với 49 mẫu còn lại. NV16 tạo ra các hệ số tương quan di truyền trong khoảng 44% - 70%.

Ba mẫu từ Bidoup tạo ra 3 hệ số tương quan di truyền 85%, 73% và 79% tương ứng giữa từng cặp BD1 & BD2, BD1 & BD3 và BD2 & BD3. Điều đó cho thấy có nhiều khác biệt giữa BD3 khi so với BD1&BD2.

08 mẫu từ Hồ Tiên tạo ra 28 hệ số tương quan di truyền trong khoảng 47% - 86%, xa nhau nhất là HT5 & HT7 (47%), gần nhất là hai mẫu HT3 & HT4 (86%). HT5 là mẫu có tương quan di truyền thấp nhất với các mẫu còn lại, với hệ số tương quan di truyền trung bình chỉ ở mức 56%.

36 mẫu từ Núi Voi có hệ số tương quan di truyền trong khoảng 50% - 92%, xa nhau nhất (50%) là hai cặp mẫu NV2 & NV16, NV14 & NV16, và gần nhau nhất là cặp mẫu NV21 & NV22 (92%).

Mẫu TQ được xem là T. chinensis có hệ số tương quan di truyền với các mẫu còn lại từ Lâm Đồng ở mức trung bình, trong khoảng 52% - 67%.

Kết quả phân tích của NTSYS bên trên cho thấy hầu hết các mẫu khảo sát khá gần nhau về khoảng cách di truyền. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì đa số các mẫu đều được thu thập từ các vùng rừng núi của Lâm Đồng – nơi mà theo ghi nhận của các nhà Lâm học nước ta là chỉ có sự tồn tại của một loài thông đỏ, thông đỏ nam –

Taxus wallichiana Zucc. Thêm vào đó, thông đỏ là cây gỗ lâu năm, thụ phấn nhờ

gió, hạt được phát tán nhờ động vật, nên về lý thuyết chúng sẽ không có tính đa dạng cao về mặt di truyền.

Tính đa dạng di truyền thấp cũng được các nhà khoa học trên thế giới công bố đối với các quần thể Taxus khác như T. wallichiana vùng Đông Bắc Ấn Độ [56],

T. wallichiana khu vực phía tây Himalaya [45], T. fuana vùng Pakistan [58], khi sử

dụng các marker phân tử RAPDs và AFLP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của quần thể Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) tại Lâm Đồng bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Trang 42 - 43)