0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nguyên nhõn

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THU MUA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM (Trang 57 -70 )

Những hạn chế về sự thúc đẩy thu mua cà phê xuất khẩu của Vilexim trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhõn khách quan trước tiên phải nói đến là do công ty bước và lĩnh vực kinh doanh muộn hơn so với những công ty khác, nên phải gánh chịu thiệt thòi của người đi sau. Ban đầu, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu gạo và lạc nhân, phần lớn thị phần xuất khẩu cà phê đã rơi vào các doanh nghiệp cùng kinh doanh xuất khẩu cà phê khác. Doanh nghiệp đi sau chỉ nhận được những thị phần bỏ trống ít ỏi của các doanh nghiệp đi trước.

Nguyên nhân thứ hai là do nguồn cung trong nước chưa thực sự ổn định. Mặc dù đã được đầu tư nhưng lượng đầu tư của chính phủ vào xây dựng và phát triển các khu vực chuyên canh cà phê còn ít, gây khó khăn cho công tác trồng trọt của bà con. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn hạn chế, trồng trọt dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu, nên chất lượng cà phê chưa cao và sản lượng cà phê không ổn định

Về các nguyên nhân chủ quan, trong những năm qua, công ty chưa thực sự có những biện pháp triệt để, mang tầm chiến lược cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê. Mặc dù đã có sự tiến bộ những các cán bộ quản trị còn mang nặng tâm lí bảo thủ, trì trệ, ỉ lại, chưa thực sự chủ động phát triển thị trường.

Hệ thống kho bãi của công ti chưa thực sự được đầu tư đạt tiêu chuẩn, sức chứa lớn nhưng khả năng bảo quản và lưu trữ thấp, do đó, công ti khó có thể thu mua cà phê với số lượng lớn và gom hàng trong thời gian dài được.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THU MUA CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

VILEXIM

2.1. Cơ hội và thách thức khi thúc đẩy thu mua cà phê xuất khẩu của công ty Vileximcông ty Vileximcông ty Vilexim công ty Vilexim

2.1.1. Cơ hội

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai trong các mặt hàng nông sản. Nhận thấy sự quan trọng của ngành cả phê, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp, nhiều hỗ trợ để thúc đẩy ngành cà phê phát triển, như quy hoạch vùng cà phê, đầu tư cho phát triển các vùng thâm canh cà phê lớn của Việt Nam cũng như các vùng có tiềm năng trồng cà phê.Thời gian tới, chính phủ Việt Nam cũng đã có những định hướng phát triển ngành cà phê bền vững và những kế hoạch mang tầm chiến lược lâu dài.

Chính phủ cũng thúc đẩy các sở ban ngành, các cơ quan nghiên cứu vật giống cây trồng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, giúp đỡ bà con trong việc chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, phổ biến các biện pháp tái canh, phát triển các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê.

Nhận thức của người trồng cà phê ngày càng cao. Trước đây, người nông dân trồng cả phê một cách tùy tiện, có đất và có giống thì trồng và chăm sóc, thu hoạch không theo bất cứ một phương pháp khoa học nào, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm trồng cà phê của mình. Do đó, người nông dân không kiểm soát được năng suất sản lượng cũng như chất lượng cà phê qua từng mùa vụ. Mùa vụ cà phê có bội thu hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết của năm đó. Trong khi thời tiết của nước ta thương xuyên có biến động, mưa bão, có

những năm mất mùa cũng xảy ra thường xuyên, chất lượng cà phê không cao, gây lãng phí nguồn lực mà lại không đem lại hiểu quả cao. Nhờ những chính sách phát triển ngành cà phê của chính phủ, người nông dân đã có những thay đổi trong nhận thức. Qua những buổi học phổ biến về các phương thức trồng cà phê, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, người nông dân dần dần đã có nhưng kiến thức cần thiết cho việc trồng cà phê, năng suất cà phê tăng lên và ổn định hơn, chất lượng cà phê cũng cao hơn. Nguồn thu mua trở nên ổn định hơn và chất lượng cà phê cũng cao hơn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hệ thống giao thông liên tục được cải tiến, các con đường ngày càng thông suốt, tạo dễ dàng cho xe cộ lưu thông. Từ sau khi chính phủ hỗ trợ xây dựng các con đường mới khang trang, việc đi lại của người dân cũng trở nên dễ dàng thuận lợi hơn rât nhiều, công tác thu mua vận chuyển cà phê được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Hệ thống công nghệ thông tin phát triển cho phép thông tin được luân chuyển nhanh, cho phép công ty nhận biết kịp thời những biến động của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách của nhà nước...và cả những thông tin nội bộ của doanh nghiệp.

2.1.2.Thách thức:

Bên cạnh những thuận lợi mà doanh nghiệp có được, những thách thức đối với công tác thu mua cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp không phải là không ít.

Đầu tiên là chất lượng cà phê trên thị trường khó kiểm soát. Cứ đến mùa thu hoạch cà phê là người dân các tỉnh Tây Nguyên lại bán non, thu hỏi cà phê xanh. Thói quen này làm giảm chất lượng cà phê, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê của nước ta.

Thế nhưng, hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục vấn nạn này. Cả nhà nông và doanh nghiệp đều chịu thiệt hại.

Việc hỏi cà phê xanh sẽ làm giảm chất lượng quả vì hương sẽ không thơm, vị sẽ nhạt, nhân không đẹp, không mẩy bóng mà teo tóp và làm giảm sản lượng 10%-15%; khi xuất khẩu sẽ bị khách hàng chờ, bị trừ lùi cao (1 tấn mất 50 - 100USD). Hàng năm, cà phê kém chất lượng của Việt Nam bị thải loại trên thị trường chiếm tới gần 80% số lượng bị thải loại của cả thế giới, cho nên tính ra mỗi năm ngành cà phê Việt Nam bị thiệt hại hàng trăm triệu USD. Còn theo tính toán của Bộ NN-PTNT, việc thu hỏi cà phê xanh sẽ làm ngành cà phê Việt Nam thiệt hại khoảng 100 triệu USD/vụ..

Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng khó khăn là vấn đề số lượng cà phê trong những năm tới cũng khó đảm bảo. Với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại, các địa phương trồng cà phê, như Tây Nguyên gặp khá nhiều khó khăn trong việc trồng và chăm sóc các phê do tưới tiêu không đủ trong mùa.Niên vụ 2010-2011, ước tính sản lượng cà phê Tây Nguyên giảm khoảng 15% so với niên vụ trước và nguyên nhân chính cũng do hạn hán.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam mở cửa để chào đón các quốc gia đến làm ăn với mình. Với khoảng cách địa lí gần như vậy, cùng với việc nước ta là một trong những quốc gia có lượng cà phê lớn hàng đầu thế giới, nguồn cà phê lớn là một trong những điểm hấp dẫn thương lái trung quốc nhảy vào thu mua. Và chính những nhân tố này đã góp phần làm rối loạn tình hình thu mua cà phê trong nước của Việt Nam.

Những thương lái Trung Quốc chấp nhận thu mua cà phê ngay tại vườn của người nông dân, không những thế, họ còn chấp nhận thu mua cà phê non, xanh ngang bằng với giá cà phê chín. Bên cạnh đó, họ còn ra giá rất cao so với giá thu mua của những doanh nghiệp trong nước. Người nông dân thấy

ngay những lợi ích mà họ có được khi bán hàng cho Trung Quốc, đó là bán cà phê nhanh, đỡ công chăm sóc vận chuyển mà thu nhập cũng không thay đổi, có khi còn lớn hơn nhiều so với việc đợi quả chín hoàn toàn hoặc thu hoạch nhiều lần trong trường hợp cà phê không chín đồng loạt. Những lợi ích trước mắt đó khiến cho người dân ồ ạt bán hàng cho Trung Quốc mà không thấy được những hậu quả sau này. Việc thu hỏi cà phê khi chưa đủ tuổi như thế không những ảnh hưởng tới chất lượng quả mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất của cây cà phê trong những vụ tiếp theo. Cây cà phê sẽ nhanh chóng giảm năng suất và thiệt hại cũng do người dân gánh chịu. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp trong nước cũng phải lao đao trước tình hình thu mua như thế này. Trung quốc cũng thu mua cà phê nguyên liệu ngay trên thị trường việt nam làm giá, số lượng và chất lượng cà phê trở nên khó kiểm soát. Công tác thu mua cũng gặp nhiều khó khăn.

Sự biến động phức tạp của tỉ giá hối đoái, nhất là tỉ giá giữa USD và VND khiến cho giá xuất khẩu thay đổi khó dự đoán, ảnh hưởng rất lớn tới quyết định kinh doanh và quyết định thu mua của doanh nghiệp. Trong năm qua,tỉ giá USD/VND tăng mạnh và hiện tại đang ở mức 21000 VND/USD đã làm tăng chi phí thu mua của các doanh nghiệp.

2.2. Phương hướng và mục tiêu thúc đẩy thu mua xuất khẩu cà phê của công ty Vilexim đến năm 2020công ty Vilexim đến năm 2020công ty Vilexim đến năm 2020 công ty Vilexim đến năm 2020

2.2.1.Phương hướng:

Trong thời gian tới hoạt động thúc đẩy thu mua của Vilexim hương hướng đường đi của Vilexim là giảm thiểu khó khăn, vượt qua thách thức hiện tại, tận dụng những cơ hội mà thị trường mang lại để thúc đẩy quá trình thu mua cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp. doanh nghiệp chủ động tạo ra cho mình những cơ hội mới, nhằm phát huy những lợi thế mà doanh nghiệp

đã có và đang có, cùng với những lĩnh vực kinh doanh khác, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài

- Hoạt động thu mua diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả thu mua

- Tận dụng tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp có được, như phát huy nguồn lực con người, sử dụng vốn đầu tư nội bộ và vốn huy động một cách hiệu quả, sử dụng hết năng suất tài sản cố định vốn có của doanh nghiệp như kho bãi, máy móc, phương tiện.

2.2.2.Mục tiêu cơ bản

Tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp làm để thúc đẩy thu mua cà phê đều nhằm mục đích phục vụ cho công tác xuất khẩu cà phê của mình, đảm bảo tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo, kịp thời cho xuất khẩu. Có như thế, doanh nghiệp mới tăng được kim ngạch xuất khẩu cũng như đảm bảo lợi nhuận cao trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể như sau:

- Hoạt động thu mua đáp ứng nhanh, đủ nhu cầu xuất khẩu, không những thế còn thu mua ở mức tối đa nhằm chủ động tăng kim ngạch xuất khẩu, cố gắng đạt từ 50-70 đối tác xuất khẩu trong thời gian tới

- Tăng thị phần của doanh nghiệp lên đến 2.5%, đưa Vilexim nhảy vào top 10 các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cụ thể doanh nghiệp phải tăng kim ngạch xuất khẩu của mình lên.

2.3. Một số đề xuất và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu tại công ty Vilexim

2.3.1. Đề xuất về phía nhà nước

Hoạt động thu mua cà phê ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của cả nước, bởi vậy chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động này.

Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy pháp quy, cải tiến các thủ tục hải quan theo hướng nhẹ nhàng nhanh gọn hơn, nhằm thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hơn, từ đó các doanh nghiệp có thể giảm chi phí xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp,

Thứ hai, có những chính sách tài chính hoặc tiền tệ phù hợp nhằm duy trì ổn định tỉ giá hối đoái, giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán được những biến động tỉ giá trong tương lai, doanh nghiệp có thể mạnh dạn tăng cường đầu tư cho xuất khẩu , tăng cường thu mua hỗ trợ xuất khẩu

Thứ ba, chính phủ cần hỗ trợ phát triển các vùng chuyên canh cà phê trong nước. Chính phủ vẫn tiếp tục những biện pháp đầu từ vốn, hỗ trợ cho các vùng kinh tế cà phê trọng điểm,xây dựng cơ sở hạ tầng như kênh mương tưới tiêu chưa nước... mở rộng các vùng thâm canh cà phê một cách có quy hoạch, có chiến lược nhằm phát triển cây cà phê bền vững. Có như thế, nguồn cung cà phê mới ổn định và lâu dài.

Để phát triển bền vững, ngành sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, trước hết chính phủ phải có những hoạt động nhằm tổ chức lại để các nông hộ sản xuất cà phê đơn lẻ hiện nay đứng vào một tổ chức, từ đó thống nhất được một cách làm (80% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay là do các hộ sản xuất tạo ra). Việc làm này không những giảm thiểu sự nhỏ lẻ, manh mún trong việc sản

Áp dụng tiêu chuẩn vào xuất khẩu, và buộc người sản xuất nếu không bảo đảm tiêu chuẩn đó sẽ không bán được hàng. Đây là giải pháp quan trọng để ngăn việc nạn bán non, thu hỏi cà phê xanh của người dân Tây Nguyên hiện nay, nâng cao chất lượng cho cà phê Việt Nam. Biện pháp này nhằm làm cho công tác thu mua của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, chất lượng cà phê thu mua cũng cao hơn.

2.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Để thúc đẩy hoạt động thu mua của doanh nghiệp mình, chính Vilexim phải có những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa Doanh nghiệp càng cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa để thúc đẩy công tác thu mua cà phê của mình.

Trước mắt, công ty cần phải cải tiến kho bãi lưu trữ của mình, đầu tư dài hạn, nâng cấp các hệ thống bảo quản, sử dụng các công nghệ mới nhất nhằm mục đích lưu trữ được nhiều cà phê hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới đảm bảo được cơ sở vật chất cho công tác thu mua tạm trữ, đảm bảo nhanh chóng cho xuất khẩu , tăng vòng quay vốn lưu động, từ đó lại thúc đẩy thu mua mạnh mẽ

Để đầu tư về lâu dài, doanh nghiệp cần tạo được mối liên kết với người nông dân, có thể là từ khâu cung ứng vốn đầu tư ban đầu cho nhân dân,cho họ có thể đầu tư vào phân bón, tưới tiêu, vừa đảm bảo người dân sẽ bán hàng cho mình, vừa đảm bảo cà phê có chất lượng tốt.

Doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị của mình, nhất là hoàn thiện nguồn nhân lực. Các cán bộ cần được được tiếp tục đào tạo, giảm thiểu số cán bộ thiếu năng lực và tăng cường bổ sung tuyển chọn những nhân viên mới có khả năng , có tầm nhìn và năng động.

KẾT LUẬN

Thu mua là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình sản xuất và kinh doanh. Thông qua thu mua, các doanh nghiệp cung cấp cho mình nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, là tiền đề cho mọi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác thu mua có được tổ chức tốt, thì sẽ là điều kiện cần cho hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Với tầm quan trọng như vậy, ở nước ta, cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp đều quan tâm phát triển công tác thu mua. Thúc đẩy thu mua cà phê đã trở thành vấn đề thiết thực đối với mỗi doanh nghiệp. Và đây cũng là nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng của Đảng và nhà nước , các bộ ngành liên quan và đặc biệt là sự thực hiện của các công ty hiện đang tham gia vào chế biến và xuất khẩu cà phê. Trước yêu cầu đó, công ty Vilexim đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đẩy mạnh công tác thu mua phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu phục vụ cho các chương trình kinh tế của Đảng , nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này đã trình bày thực tiễn và đưa ra một

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THU MUA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM (Trang 57 -70 )

×