của công ty Vilexim.
Hoạt động thu mua cuối cùng là nhằm vào mục đích xuất khẩu, phục vụ cho xuất khẩu. Tăng cường thu mua làm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy, để đánh giá hoạt động thu mua, ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu nhằm xem xét xem hoạt động thu mua đó đã mang lại những gì cho công tác xuất nhập khẩu của công ty. Các chỉ tiêu đó bao gồm chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
- Chỉ tiêu định lượng:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu( P’)
Tốc độ tăng kim ngạch thể hiện mức độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm. Nó được tính toán qua công thức:
Trong đó:
Pt là kim ngạch xuất khẩu của công ty năm thứ t P(t-1) là kim ngạch xuất khẩu của công ty năm thứ t-1
Chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên xét với công ty Vilexim đã được thể hiện rõ qua biểu đồ 1.4, và qua bảng 1.3 đã nêu ở trên.
Nhìn lại bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy,kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm đều tăng nhanh và mạnh. Điều đó cho thấy hoạt động thu mua đã đạt hiểu quả cao, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu.
Tốc độ tăng số lượng( Q’)
Với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch, việc thông qua đó để đánh giá hiệu quả thu mua còn có phần không xác thực. Kim ngạch xuất khẩu = số lượng xuất khẩu * giá xuất khẩu. Trong trường hợp giá xuất khẩu biến động mạnh thì kim ngạch xuất khẩu cũng biến động mạnh, do đó, không thể đánh giá hoạt động thu mua có tác động tới tình hình xuất khẩu hay không.
Một chỉ tiêu nữa góp phần vào đánh giá hiệu quả của thúc đẩy thu mua là tốc độ tăng số lượng xuất khẩu Q. Chỉ tiêu này cho ta biết được mức độ tăng số lượng cà phê xuất khẩu qua các năm. Chỉ tiêu được tính toán dựa theo công thức sau:
Q’ = QtQ−(Qt−(t1−)1).100
Trong đó:
Qt là số lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm thứ t Q(t-1) là số lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm thứ t-1
Chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu P’ sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn tới hiệu quả của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ tiêu này đã được thể hiện ở bảng 1.3 và biểu đồ 1.3.
Qua đó, ta có thể thấy, không chỉ kim ngạch cà phê xuất khẩu của Vilexim tăng mà cả số lượng cà phê cũng tăng. Mặc dù giá biến động làm cho kim ngạch cà phê xuất khẩu của công ty năm 2010 giảm nhưng số lượng cà phê vẫn tăng, công tác thúc đẩy thu mua vẫn đạt hiệu quả cao.
Tốc độ tăng thị phần (T’)
Chỉ tiêu tốc độ tăng thị phần thể hiện mức độ tăng trưởng của thị phần xuất khẩu qua các năm, được tính toán dựa trên những công thức sau:
T’ = TtT−(Tt−(t1−)1).100
Trong đó:
Tt là thị phần xuất khẩu của công ty năm thứ t T(t-1) là thị phần xuất khẩu của công ty năm thứ t-1 Với:
T=∑P P
P là kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty ∑P là kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước
Công ty Vilexim bắt đầu thực hiện kinh doanh xuất khẩu cà phê muộn hơn so với nhiều công ty khác trong nước. Việc xuất phát muộn như thế sẽ khiến cho công ty khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và giành thị phần
triển vược bậc và nhất là trong giai đoạn 2005-2010, công ty Vilexim dần dần đã tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê.
Tốc độ tăng thị phần của công ty được thể hiện ở bảng số liệu sau.
Bảng 1.5.Tốc độ tăng thị phần cà phê của công ty Vilexim giai đoạn 2005-2010 STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 P Vilexim (tr USD) 5.11 0 6.396 14.868 17.157 24.411 22.921 2 Pcả nước (tr USD 440. 5 528. 6 1109.6 1252.3 1707.1 1580.8 3 TVilexim (%) 1.16 1.21 1.34 1.37 1.43 1.45 4 T’Vilexim (%) - 4.31 10.74 2.24 4.38 1.40
Nguồn: Hiệp hội cà phê Việt Nam và báo cáo kết quả kinh doanh của Vilexim
Nhìn chung, thị phần của Vilexim vẫn tăng đều qua các năm, mặc dù khó có thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác như Tổng Cty cà phê Việt Nam với thị phần 16.47%, Cty CP XNK Intimex13.59 % nhưng mức 1.45 % đã có thể cạnh tranh được với các công ty nằm trong top10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam như Cty CP cà phê PETEC với thị phần 1.51%, Cty CP XNK Đức Nguyên 1.62%. Công tác thúc đẩy thu mua đã có hiệu quả nhất định.
Tốc độ tăng khách hàng (K’)
Tốc độ tăng khách hàng không những cho thấy lượng khách hàng tăng qua mỗi năm mà còn cho thấy mức độ tín nhiệm của công ty, khả năng duy trì những mối quan hệ khách hàng cũ và tìm kiếm, lôi kéo khách hàng mới. UYy
tín của công ty sẽ được nói rõ hơn ở chỉ tiêu định tính. Chỉ tiêu tốc độ tăng khách hàng được tớnh toán dựa trên số lượng khách hàng qua các năm.
Chỉ tiêu này được tính cụ thể hóa như sau: K’ = KtK−(Kt−(t1−)1).100
Trong đó:
Kt là số khách hàng của công ty năm thứ t K(t-1) là số khách hàng của công ty năm thứ t-1
Lượng khách hàng qua các năm trong giai đoạn 2005-2010 của công ty Vilexim được doanh nghiệp thống kê như sau:
Bảng 1.6. Lượng khách hàng xuất khẩu cà phê của công ty Vilexim giai đoạn 2005-2010 STT Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 K 13 17 23 27 31 33 2 Khách hàng mới - 6 7 4 4 4 3 Khách hàng bị mất 2 1 0 0 0 4 K’ - 30.8 35.3 17.4 14.8 6.5
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Vilexim giai đoạn 2005-2010
Đầu giai đoạn, tốc độ tăng trưởng khá lớn, vào khoảng 30.8 %, tuy nhiên nguyên nhân là do số lượng khách hàng còn ít, việc tăng khách hàng dễ dàng hơn và đẩy cao tốc độ tăng khách hàng. Về sau, khi số lượng khách hàng đã khá thì cùng với 1 lượng khách hàng tăng như cũ, tốc độ tăng khách hàng giảm xuống nhiều.
Về mặt tuyệt đối, mỗi năm, số khách hàng của công ty tăng trung bình 5 đối tác. Việc tăng đối tác cho thấy khả năng cung cấp cà phê ngày càng tăng thì mới đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu mới đó.
- Chỉ tiêu định tính:
Chỉ tiêu định tính thể hiện những mặt phát triển không đo lường được của hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu định tính thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài.
Trong những năm qua, công ty luôn làm tốt những trách nhiệm của mình khi thực hiện kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Công ty luôn đảm bảo các lô hàng cà phê được xuất đi đúng thời hạn, chất lượng đúng tiêu chuẩn. Qua đó, các đối tác nước ngoài luôn cảm thấy tin tưởng khi làm ăn với công ty. Đạt được những điều này nhờ vào rất lớn những kết quả mà hoạt động thúc đẩy thu mua cà phê mang lại.
1.3. Đánh giá hoạt động thúc đẩy thu mua cà phê xuất khẩu của công ty Vilexim:
1.3.1.Những mặt đạt được:
Trong thời gian vừa qua, công tác thu mua của Vilexim đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Vilexim. Cụ thể như sau:
Công ty luôn đạt chi tiêu thu mua đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, cho phép công ty tăng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 40%, mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh vô cùng gay gắt, kể cả trong nước và nước ngoài, công ty cũng đã sự cố gắng vượt bậc và kinh doanh đạt hiểu quả cao.
Một trong những điều kiện cho việc thu hút khách hàng mới là đảm bảo uy tín cho công ty, chính là đảm bảo được chất lượng sản phẩm đủ yêu cầu
xuất khẩu, thời gian xuất khẩu theo đúng như hợp đồng xuất khẩu đã kí kết. Tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng vào khoảng 20% là một con số khá cao, đã cho thấy công ty đã làm rất tốt để đảm bảo uy tín cho công ty mình. Điều đó còn cho thấy trình độ quản lí của các cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện rõ rệt, các hoạt động thúc đẩy thu mua cà phê thông qua đào tạo cán bộ công nhân viên đã có những kết quả đáng kể.
Thị phần cà phê xuất khẩu của Vilexim đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ mức 1.16 % năm 2005 đến đạt mức 1,45% vào năm 2010, thị phần qua các năm đều tăng. Điều đó cho thấy Vilexim ngày càng xác định rõ hơn vị trí của mình. Thị phần tăng nhanh cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Vilexim tăng mạnh hơn so với các công ty khác cùng kinh doanh xuất khẩu cà phê. Những điều đó phản ánh công tác thu mua của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
1.3.2.Những điểm hạn chế và nguyên nhân: