2.2.1.Phương hướng:
Trong thời gian tới hoạt động thúc đẩy thu mua của Vilexim hương hướng đường đi của Vilexim là giảm thiểu khó khăn, vượt qua thách thức hiện tại, tận dụng những cơ hội mà thị trường mang lại để thúc đẩy quá trình thu mua cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp. doanh nghiệp chủ động tạo ra cho mình những cơ hội mới, nhằm phát huy những lợi thế mà doanh nghiệp
đã có và đang có, cùng với những lĩnh vực kinh doanh khác, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài
- Hoạt động thu mua diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả thu mua
- Tận dụng tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp có được, như phát huy nguồn lực con người, sử dụng vốn đầu tư nội bộ và vốn huy động một cách hiệu quả, sử dụng hết năng suất tài sản cố định vốn có của doanh nghiệp như kho bãi, máy móc, phương tiện.
2.2.2.Mục tiêu cơ bản
Tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp làm để thúc đẩy thu mua cà phê đều nhằm mục đích phục vụ cho công tác xuất khẩu cà phê của mình, đảm bảo tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo, kịp thời cho xuất khẩu. Có như thế, doanh nghiệp mới tăng được kim ngạch xuất khẩu cũng như đảm bảo lợi nhuận cao trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Hoạt động thu mua đáp ứng nhanh, đủ nhu cầu xuất khẩu, không những thế còn thu mua ở mức tối đa nhằm chủ động tăng kim ngạch xuất khẩu, cố gắng đạt từ 50-70 đối tác xuất khẩu trong thời gian tới
- Tăng thị phần của doanh nghiệp lên đến 2.5%, đưa Vilexim nhảy vào top 10 các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cụ thể doanh nghiệp phải tăng kim ngạch xuất khẩu của mình lên.
2.3. Một số đề xuất và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu tại công ty Vilexim
2.3.1. Đề xuất về phía nhà nước
Hoạt động thu mua cà phê ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của cả nước, bởi vậy chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động này.
Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy pháp quy, cải tiến các thủ tục hải quan theo hướng nhẹ nhàng nhanh gọn hơn, nhằm thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hơn, từ đó các doanh nghiệp có thể giảm chi phí xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp,
Thứ hai, có những chính sách tài chính hoặc tiền tệ phù hợp nhằm duy trì ổn định tỉ giá hối đoái, giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán được những biến động tỉ giá trong tương lai, doanh nghiệp có thể mạnh dạn tăng cường đầu tư cho xuất khẩu , tăng cường thu mua hỗ trợ xuất khẩu
Thứ ba, chính phủ cần hỗ trợ phát triển các vùng chuyên canh cà phê trong nước. Chính phủ vẫn tiếp tục những biện pháp đầu từ vốn, hỗ trợ cho các vùng kinh tế cà phê trọng điểm,xây dựng cơ sở hạ tầng như kênh mương tưới tiêu chưa nước... mở rộng các vùng thâm canh cà phê một cách có quy hoạch, có chiến lược nhằm phát triển cây cà phê bền vững. Có như thế, nguồn cung cà phê mới ổn định và lâu dài.
Để phát triển bền vững, ngành sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, trước hết chính phủ phải có những hoạt động nhằm tổ chức lại để các nông hộ sản xuất cà phê đơn lẻ hiện nay đứng vào một tổ chức, từ đó thống nhất được một cách làm (80% sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay là do các hộ sản xuất tạo ra). Việc làm này không những giảm thiểu sự nhỏ lẻ, manh mún trong việc sản
Áp dụng tiêu chuẩn vào xuất khẩu, và buộc người sản xuất nếu không bảo đảm tiêu chuẩn đó sẽ không bán được hàng. Đây là giải pháp quan trọng để ngăn việc nạn bán non, thu hỏi cà phê xanh của người dân Tây Nguyên hiện nay, nâng cao chất lượng cho cà phê Việt Nam. Biện pháp này nhằm làm cho công tác thu mua của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, chất lượng cà phê thu mua cũng cao hơn.
2.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp
Để thúc đẩy hoạt động thu mua của doanh nghiệp mình, chính Vilexim phải có những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa Doanh nghiệp càng cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa để thúc đẩy công tác thu mua cà phê của mình.
Trước mắt, công ty cần phải cải tiến kho bãi lưu trữ của mình, đầu tư dài hạn, nâng cấp các hệ thống bảo quản, sử dụng các công nghệ mới nhất nhằm mục đích lưu trữ được nhiều cà phê hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới đảm bảo được cơ sở vật chất cho công tác thu mua tạm trữ, đảm bảo nhanh chóng cho xuất khẩu , tăng vòng quay vốn lưu động, từ đó lại thúc đẩy thu mua mạnh mẽ
Để đầu tư về lâu dài, doanh nghiệp cần tạo được mối liên kết với người nông dân, có thể là từ khâu cung ứng vốn đầu tư ban đầu cho nhân dân,cho họ có thể đầu tư vào phân bón, tưới tiêu, vừa đảm bảo người dân sẽ bán hàng cho mình, vừa đảm bảo cà phê có chất lượng tốt.
Doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị của mình, nhất là hoàn thiện nguồn nhân lực. Các cán bộ cần được được tiếp tục đào tạo, giảm thiểu số cán bộ thiếu năng lực và tăng cường bổ sung tuyển chọn những nhân viên mới có khả năng , có tầm nhìn và năng động.
KẾT LUẬN
Thu mua là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình sản xuất và kinh doanh. Thông qua thu mua, các doanh nghiệp cung cấp cho mình nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, là tiền đề cho mọi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác thu mua có được tổ chức tốt, thì sẽ là điều kiện cần cho hiểu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng như vậy, ở nước ta, cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp đều quan tâm phát triển công tác thu mua. Thúc đẩy thu mua cà phê đã trở thành vấn đề thiết thực đối với mỗi doanh nghiệp. Và đây cũng là nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng của Đảng và nhà nước , các bộ ngành liên quan và đặc biệt là sự thực hiện của các công ty hiện đang tham gia vào chế biến và xuất khẩu cà phê. Trước yêu cầu đó, công ty Vilexim đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đẩy mạnh công tác thu mua phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu phục vụ cho các chương trình kinh tế của Đảng , nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này đã trình bày thực tiễn và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy công tác thu mua cà phê xuất khẩu của công ty Vilexim. Em hi vọng những kiến thức thực tế thu nhận tại công ty trong thời gian qua sẽ góp phần bổ sung cho những kiến thức mà em đã được trang bị tại trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH
1. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI Tập II , Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường – TS. Tạ Lợi (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương lý thuyết và thực hành tập II, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
II. BÁO, TẠP CHÍ
1. Trần Thị Quỳnh Chi và cộng sự (2007), Hồ sơ ngành hàng cà phê Việt Nam , Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp.
2. Phạm Anh - Phạm Tuyên (2011), “ Giải mã tư thương Trung Quốc mua gom nông sản”, http://vef.vn/2011-06-17-giai-ma-tu-thuong- trung-quoc-mua-gom-nong-san
3. Chu Khơi (2011), “ Bấp bênh cây cà phê Tây Nguyên ”, http://nongdan.com.vn/tintuc/index.php/nong-lam-ngu/lam-
nghiep/4269-bp-benh-cay-ca-phe-tay-nguyen--ban-non-hai-trai-xanh- thit-c-oi-ng
III. BÁO CÁO CÔNG TY
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Vilxim năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...