Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tại sàn giao dịch thương mại điện tử vnemart com vn (Trang 30 - 54)

I. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

3.2 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

3.2.1 Kiến nghị

3.2.1.1 Đối với các cơ quan nhà nước

 Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử

Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn luật công nghệ thông tin đã được ban hành. Các bộ ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiêu Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định số 09/2008/TT- BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử…Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho các mô hình kinh doanh TMĐT B2B, các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Đồng thời với các văn bản pháp luật về thương mại điện tử nói chung, Các bộ ngành hữu quan nên ban hành nhiều hơn các văn bản pháp luật về sàn giao dịch điện tử B2B và các mô hình kinh doanh TMĐT B2B, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho các hoạt động giao dịch trên sàn diễn ra thuận lợi. Từ đó là cơ sở để thu hút các thành viên tham gia sàn giao dịch điện tử B2B và Vnemart nói riêng.

 Tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng và CNTT cho sàn Vnemart

Ban đầu Vnemart được thành lập và hoạt động theo đề án của chính phủ với số vốn hoàn toàn là dựa vào ngân sách nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, CNTT đã được đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, cần đồng thời tăng cường đầu tư

cho phần cứng như máy tính, hạ tầng mạng,…với đầu tư cho các phần mềm ứng dụng. Việc đầu tư này cần triển khai theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của sàn Vnemart và đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ của sàn.

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đạo tạo chính quy thương mại điện tử Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Đặc biệt, cần sớm triển khai hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tích cực về thương mại điện tử và các sàn giao dịch điện tử, nâng cao được hiểu biết về các lợi ích khi tham gia thương mại điện tử nói chung và sàn giao dịch điện tử nói riêng đối với các doanh nghiệp, nâng cao được mức độ sẵn sàng tham gia làm thành viên của sàn.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các tổ chức đào tạo đã chú trọng hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo hiện đang trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan nhà nước liên quan. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo thương mại điện tử đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về thương mại điện tử sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Vnemart.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã chủ động từng bước tham gia vào các hoạt động hợp tác về thương mại điện tử trong các diễn đàn đa phương như APEC, UNCITRAL, UN/CEFACT,…và song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Trong giai đoạn 2010-2011 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung

vào APEC, UNCITRAL, WTO để có thể hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2011, chủ động tham gia sâu vào Chương trình bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về thương mại điện tử như Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á- Thái Bình Dương, Liên minh thương mại điện tử Châu Á- Thái Bình Dương… Tất cả sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó nâng cao uy tín của Vnemart, giúp cho Vnemart khẳng định được vị trí của mình trên thương trường quốc tế. Việc tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử sẽ giúp cho Vnemart mở ra nhiều cơ hội giao thương, cơ hội kinh doanh với thị trường nước ngoài sẽ tăng lên giúp cho việc phát triển dịch vụ hỗ trợ các DN trong nước được nâng cao, nâng cao được số lượng thành viên nước ngoài tham gia sàn,…

3.2.1.2 Đối với các doanh nghiệp

 Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT

Các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng thực điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, bảo vệ dữ liệu cá nhân,…

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu hiệu quả hoạt động TMĐT và các sàn giao dịch điện tử, chủ động thay đổi tầm nhìn và nâng cao mức độ sẵn sàng tham gia vào các sàn giao dịch điện tử để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các dịch vụ của sàn

 Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử

Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2009 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT ở những mức độ khác nhau và nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT.

TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT

lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đạo tạo tại chỗ,… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của doanh nghiệp và tiến hành đào tạo cho cán bộ của doanh nghiệp. Việc tăng cường nguồn nhân lực về TMĐT trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho trình độ và nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích khi tham gia các sàn giao dịch điện tử trong đó có Vnemart được nâng cao. Từ đó các doanh nghiệp sẽ nhiệt tình tham gia vào các sàn giao dịch điện tử. Nâng cao được số lượng thành viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam nói chung và sàn giao dịch điện tử nói riêng.

 Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử

Theo điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp năm 2009 và các năm trước, việc tham gia các sàn thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích với chi phí đầu tư rất thấp về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo TMĐT năm 2009 đã có 9% doanh nghiệp nhỏ và 25% doanh nghiệp lớn tham gia sàn TMĐT, tăng đáng kể so với 12% của năm 2009. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT. Do đó, để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc quảng bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng,..các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các sàn TMĐT đặc biệt là loại hình giao dịch B2B của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới.

3.2.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại sàn vnemart.com.vn3.2.2.1 Đối với website http://www.vnemart.com.vn/ và hoạt động dịch vụ tại 3.2.2.1 Đối với website http://www.vnemart.com.vn/ và hoạt động dịch vụ tại sàn Vnemart.

Hoàn thiện các tính năng của website và gia tăng giá trị sử dụng cho khách hàng.

 Thiết kế Website: Cũng giống như các sàn TMĐT B2B đã nổi tiếng như alibaba.com,EC21.com. Vnemart cũng đã thiết kế cho mình một giao diện thân thiện ,lô gic,bố cục rõ rằng gồm có các phần Buy,Sell,Investment,Biz information và My Vnemart là gian hàng của mỗi doanh nghiệp. Nhưng ở trang chủ của Vnemart nên hạn chế việc cho đặt banner quảng cáo vì trong sẽ rất lộn xộn mà thay vào đó là tạo thêm list danh mục các sản phẩm được giao dịch nhiều hay các sản phẩm có nhiều lượt view nhất như thế sẽ mang lại hiệu quả là thúc đẩy số lượng giao dịch trên sàn hơn.

 Hoàn thiện website: Tiếp tục nâng cấp website với những tính năng mang tính tương tác cao ngoài các tính năng đã có như chat trực tuyến,thư điện tử Vnemart cần phát triển thêm dịch vụ hổ trợ khách hàng như call center ( trung tâm trả lời điện thoại) .Tiếp tục phát huy tính mở của website, tức là tất cả các doanh nghiêp đều có thể truy cập để tìm kiếm thông tin trên website. Điều này sẽ góp phần cho thúc đẩy hoạt động quảng bá website và các dịch vụ hỗ trợ của Vnemart. Tuy nhiên, chỉ khi trở thành thành viên của Vnemart các doanh nghiệp mới có được các dịch vụ hỗ trợ tiện ích nên sẽ thu hút các doanh nghiệp tham gia.

Tiếp tục cải tiến, nâng cấp các tiện ích hiện có trên trang web, giúp đỡ các thành viên khai thác tốt hơn các tiện ích. Đồng thời, Vnemart cần cung cấp một số dịch vụ trực tuyến mới, bao gồm dịch vụ chữ ký số và chứng thực điện tử. Việc cần làm là thường xuyên trưng cầu dân ý từ các doanh nghiệp thành viên, những chuyên gia công nghệ, tìm kiếm những nhân tài trong lĩnh vực TMĐT…  Phát triển thêm dịch vụ làm gia tăng giá trị cho khách hàng :

Như đã biết tại Vnemart đã có một số dịch vụ gia tăng giá trị cho khách hàng như FAQs với đầy đủ các chỉ dẫn,hệ thống các vấn đề mà khách hàng thường gặp.Danh sách dịch vụ ngân hàng,dịch vụ vận chuyển và giao vận,chat box..thì Vnemart nên xây dựng hệ thống trả lời điện thoại. Nó sẽ gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với Vnemart,hệ thống trả lời qua trung tâm điện thoại sẽ giúp cho khách hàng biết được tình trạng đơn hàng hay các giai đoạn thực hiện đơn hàng cách thức trả hàng ngay cả khi không có máy tính cũng như mạng Internet.

Các doanh nghiệp thành viên cũng như mọi thành viên có thể đăng tải những thắc mắc của mình và cũng có thể giải đáp những thắc mắc của thành viên khác. Nó giúp giảm tải công việc tư vấn,giải đáp thắc mắc cho các nhân viên tư vấn của sàn.Ngoài ra bộ phận quản trị forum có thể chọn lộc thông tin trên những topic được nhiều thành viên quan tâm bình luận vì nó mang tính mang tính chính xác cao. Forum là nơi để các thành viên giải bày tâm sự hay giải trí những lúc rảnh rổi nó sẽ tạo ra nét văn hóa kinh doanh của Vnemart thúc đẩy sự phát triển chung của sàn.

Tại Vnemart có dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp trên website danhba24h.com.Từ đó khách hàng có thể tìm kiếm thông tin đối tác.Vậy tại sao Vnemart không xây dựng một website riêng cung cấp thông tin cũng như cách thức vận chuyển,cước phí vận chuyển của các công ty vân chuyển & giao vận.Nó sẽ làm hài lòng khách hàng và gia tăng mức độ giao dịch của khách hàng tại Vnemart. Ngoài ra Vnemart nên thành lập sàn đấu giá trực tuyến,nó giúp các doanh nghiệp thành viên tiếp thị một món hàng đến với hàng triệu người dùng với chi phí rẻ hơn so với các kênh quảng cáo khác. Trong khi đó, người tiêu dùng tham gia mạng đấu giá được hưởng những món hàng ưng ý với giá thành rẻ hơn so với giá thực .Cùng với nó là hình thức cộng điểm,lập thẻ Vip cho khách hàng nào có lượng giao dịch nhiều và tần suất giao dịch cao. Hoạt động này một mặt tao ra giá trị gia tăng cho khách hàng một mặt nó là cách thức kích cầu trên sàn TMĐT.

Hoàn thiện chức năng website,phát triển thêm một số dịch vụ đi kèm sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ cũng như chất lượng lượng dịch vụ tại sàn Vnemart.

3.2.2.2 Phát triển nguồn lực, xây dựng chính sách cung cấp dịch vụ hiệu quả.  Phát triển nguồn lực:

Tiếp tục mở rộng mạng lưới cộng tác viên trong cả nước đồng thời thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng và chuyên môn cho cộng tác viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Tạo nội lực thúc đẩy sự phát triển của sàn cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tại sàn.

 Đẩy mạnh việc hỗ trợ kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, giao nhận, vận tải, tư vấn. Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế, hơn nữa việc hỗ trợ các khách hàng tiềm năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nhà cung cấp những dịch vụ này chính là hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tốt hơn. Cần có những website riêng biệt cho những lĩnh vực dịch vụ riêng. Trên website của lĩnh vực vận tải và giao nhận, Vnemart sẽ đăng tải thông tin chi tiết về ngày xếp hàng lên tàu, thông tin về con tàu, ngày hàng đến cảng đến, thông tin chi tiết về hàng, ngày mở L/C, thời hạn L/C… Còn website của lĩnh vực bảo hiểm cần đăng tải : giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, các công ty có thể tham gia đồng bảo hiểm hay bảo hiểm trùng, các nhu cầu về bảo hiểm…. của nhiều loại hình bảo hiểm như hoả hoạn, hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không, đường biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt… Đối với dịch vụ ngân hàng, các thông tin về việc đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng, cách thức thanh toán e-banking, lợi thế cạnh tranh của những ngân hàng thương mại, ngân hàng trung gian, hướng các doanh nghiệp tìm được những ngân hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình…

 Phối hợp với Bộ Công thương và các đơn vị hữu quan cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Một hệ thống thương mại trực tuyến công là nền tảng cho một chính phủ điện tử. Các dịch vụ như : hải quan điện tử, hạn ngạch, mã đánh thuế hải quan, các loại thủ tục hành chính…cần được điện tử hoá một cách có hệ thống.  Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, quảng cáo và dịch vụ hỗ trợ xuất

nhập khẩu vì đây là những dịch vụ tiềm năng mang lại doanh thu cao phù hợp với tiêu chí hoạt động của sàn Vnemart.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ tại sàn giao dịch thương mại điện tử vnemart com vn (Trang 30 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w