- Chiều cao được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lưng, mông, gót) chạm vào thước đo. Tư thế đứng thẳng được xác định khi đuôi mắt và lỗ
tai ngoài cùng ở trên đường thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân. Thước đo polyme có độ chính xác đến 0,1 cm, do trung tâm Thiết bị trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất.
- Cân nặng được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản. Cân
phải đặt trên nền nhà bằng phẳng, đo xa bữa ăn. Khi đo học sinh nên mặc quần áo mỏng, không đi giày dép. Cân vào buổi sáng khi chưa ăn. Khi số đo ổn định người làm nhiệm vụ cân ghi chép kết quả vào phiếu. Khi đọc cân nặng cố gắng đọc chính xác đến 100 gam.
- Vòng ngực trung bình được đo bằng thước dây không co giãn của Trung Quốc, có vạch chia độ chính xác tới mm. Vòng ngực đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt đất.
- Chỉ số pignet được tính theo công thức:
Pignet = Chiều cao đứng (cm) - [Cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]
Phân loại thể lực theo chỉ số pignet (theo[6]) được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet
Phân loại pignet
Cực khoẻ < 23 Rất khoẻ 23,0 - 28,9 Khoẻ 29,0 - 34,9 Trung bình 35,0 - 41 Yếu 41,1- 47,3 Rất yếu 47,5 - 53 Cực yếu > 53
- Chỉ số BMI gọi là chỉ số khối cơ thể tính theo công thức:
BMI = Khối lượng cơ thể (kg) / [Chiều cao đứng (m)]2
Chỉ số BMI được đánh giá theo CDC [104] (hình 2.1 và 2.2). Biểu đồ BMI đã chia ra làm 4 cấp độ
BMI < bách phân vị thứ 5: suy dinh dưỡng BMI = bách phân vị thứ 5 – 85: bình thường BMI = bách phân vị thứ 85 – 95: nguy cơ béo phì BMI > bách phân vị thứ 95: béo phì