CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Phong, thành phố Nam Định (Trang 84 - 89)

- Nhịp tim được đo vào đầu buổi học sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Khi đo, đối tượng ngồi ở tư thế thoả

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN

4.1. CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 7 - 15 TUỔI 4.1.1. Chiều cao của học sinh 4.1.1. Chiều cao của học sinh

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản phản ánh sự phát triển thể chất, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống. Vì vậy, chiều cao là một yếu tố quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Qua kết quả nghiên cứu trên học sinh 7 - 15 tuổi của trường tiểu học và THCS xã Nam Phong, tỉnh Nam Định, chúng tôi nhận thấy, từ 7 - 15 tuổi chiều cao của học sinh tăng liên tục. Mỗi năm, chiều cao trung bình của nam tăng 5,12 cm và của nữ tăng trung bình 5, 34 cm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh trong các năm không đồng đều và có thời điểm tăng nhảy vọt. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam là 14 - 15 tuổi (tăng 6,18 cm), của học sinh nữ là 11 - 12 tuổi (tăng 6,60 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam khoảng 3 năm. Điều này phù hợp với số liệu trong cuốn “HSSH” [87] và của Đoàn Yên và cs [95]. So với số liệu về chiều cao của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [52] trên học sinh Hà Nội, chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tôi có trị số tương đương. So với các tác giả khác như Tạ Thuý Lan và cs [45], Đoàn Yên và cs [95], “HSSH” [87] chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số lớn hơn. Điều này có thể là do, trước đây điều kiện kinh tế của nước ta còn nghèo, dẫn đến sự thiếu hụt về chế độ dinh dưỡng. Mặt khác, những năm trước đây, chúng ta chưa quan tâm nhiều đến sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình thường có rất nhiều con, nên các em không được sự quan tâm nhiều của gia đình và xã hội. Còn so với số liệu của Trần Văn Dần và cs [7] thì chiều cao trong nghiên cứu của chúng tôi không khác

nhau nhiều.

Gần đây, có nhiều tác giả Việt Nam trong các công trình nghiên cứu của mình đều nhận xét rằng, chiều cao của trẻ em thuộc mọi độ tuổi hiện nay tăng lên nhiều so với trước đây [6], [7], [14], [45], [47], [48], [52], [96]. Sự gia tăng về chiều cao của người Việt Nam trong những năm gần đây có thể do có sự thay đổi tương đối mạnh mẽ về điều kiện kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao, do đó có sự cải thiện về chế độ dinh dưỡng, trẻ em được xã hội và gia đình quan tâm nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, sinh hoạt, vui chơi của các em đầy đủ hơn trước rất nhiều và chất lượng cũng tốt hơn. Do vậy, các em có điều kiện phát triển cơ thể một cách tốt hơn.

Sự khác nhau về chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi so với số liệu nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trước đây có thể do nhiều nguyên nhân như đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau và có khuynh hướng tăng trưởng thế tục. Khuynh hướng tăng trưởng thế tục là những biến đổi tăng trưởng về tốc độ sinh trưởng và phát triển ở trẻ em theo thời gian. Đặc trưng của biến đổi tăng trưởng thế tục thường thể hiện ở sự thay đổi chỉ số thể lực như chiều cao, cân năng, vòng ngực và thời điểm thay đổi trưởng thành sinh dục.

4.1.2. Cân nặng của học sinh

Cân nặng của học sinh là chỉ số thay đổi trong quá trình phát triển cá thể. Cùng với chiều cao, cân nặng cũng được coi là chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực con người.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, cân nặng của học sinh tăng liên tục từ 7 - 15 tuổi. Cân nặng của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 2,80 kg, cân nặng của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 2,74 kg. Trong tất cả các lứa tuổi, cân nặng của học sinh nam luôn cao hơn của học

sinh nữ, nhưng không đáng kể. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh trong các năm không đồng đều. Cân nặng của học sinh nam tăng nhanh nhất là từ 12-15 tuổi, còn ở học sinh nữ tăng nhanh nhất là từ 11 - 15 tuổi. Điều này phù hợp với số liệu trong cuốn “HSSH” [87] và của các tác giả khác như Đoàn Yên và cs [95], Trần Thị Loan [52].

So với số liệu về cân nặng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [52] trên học sinh Hà Nội, cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tôi có trị số tương đương. So với các tác giả khác như Trần Văn Dần và cs [7], “HSSH” [87], Đoàn Yên và cs [95] cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đa số lớn hơn. Còn so với số liệu của Tạ Thuý Lan và cs [45] thì chiều cao học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi không khác nhau nhiều.

Các số liệu trong nghiên cứu cũng cho thấy, càng những công trình nghiên cứu gần đây thì cân nặng càng tăng. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển rất mạnh mẽ, do đó đời sống của nhân dân cũng được nâng cao. Trẻ em được quan tâm nhiều hơn vì mỗi gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con, do đó chế độ dinh dưỡng tốt hơn, phương pháp nuôi dạy cũng tốt hơn. Tất cả những yếu tố này đều tác động rất lớn đến sự phát triển cân nặng và các chỉ số sinh học khác của trẻ em.

4.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Cũng như chiều cao và cân nặng, vòng ngực trung bình là thông số quan trọng trong nghiên cứu về nhân trắc học. Ở các giai đoạn khác nhau, vòng ngực trung bình cũng có trị số khác nhau.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng liên tục từ 7 - 15 tuổi. Mỗi năm, vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng 2,11 cm, vòng ngực trung bình của học sinh nữ tăng 2,00 cm.

Điều này phù hợp với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Dần và cs [7], Trần Thị Loan [52], “HSSH” [87].

Cũng giống như chiều cao, cân nặng, tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất là từ 12 - 15 tuổi, còn ở học sinh nữ là từ 11 - 15 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực trung bình của học sinh nam là 12 -13 tuổi (tăng 2,99 cm), của học sinh nữ là 11 - 12 tuổi (tăng 2,58 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực trung bình của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn của học sinh nam 1 năm. Điều này phù hợp với số liệu trong nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Trần Văn Dần và cs [7], Tạ Thuý Lan và cs [45], Trần Thị Loan [52], “HSSH” [87].

Vòng ngực của học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu cuả chúng tôi có trị số tương đương so với công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [52], lớn hơn so với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả khác như Trần Văn Dần và cs [7], Tạ Thuý Lan và cs [45], “HSSH” [87].

4.1.4. Chỉ số pignet của học sinh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số pignet của học sinh trong giai đoạn 7 - 15 tuổi của cả hai giới đều biến đổi theo quy luật chung là tăng trong giai đoạn đầu (6 - 11,12 tuổi), và giảm trong giai đoạn sau (11 - 12,15 tuổi). Điều này có thể giải thích, là do trong giai đoạn đầu hệ xương nhất là các xương ống dài ra rất nhanh. Vì vậy, chiều cao của các em phát triển mạnh [45], [48], [54], [57].

Chỉ số pignet của học sinh biến đổi theo lứa tuổi là do các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình phát triển không cân đối [5], [34], [35], [45], [48], [52]. Ở giai đoạn đầu, mức tăng chiều cao của các em lớn hơn so với mức tăng cân nặng và vòng ngực nên chỉ số pignet tăng. Ở giai đoạn sau,

mức tăng chiều cao giảm xuống và cân nặng, vòng ngực tăng nhanh, nên chỉ số pignet giảm dần.

Kết quả nghiên cứu chỉ số pignet của chúng tôi có trị số thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của Trần Thị Loan [52], cao hơn so với số liệu nghiên cứu trong cuốn “HSSH” [87].

Chỉ số pignet của nữ luôn cao hơn chỉ số pignet của nam trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [52].

4.1.5. Chỉ số BMI của học sinh

Chỉ số BMI của học sinh nam và học sinh nữ tăng liên tục theo tuổi. Chỉ số BMI của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 0,27 kg/m2, chỉ số BMI của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 0,26 kg/m2. Sự gia tăng chỉ số BMI chứng tỏ, ở giai đoạn này mức tăng chiều cao của các em chậm hơn mức tăng cân nặng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số BMI của học sinh nam luôn cao hơn chỉ số BMI của học sinh nữ trong tất cả các lứa tuổi. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [52]. Chỉ số BMI của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [52], “HSSH” [87].

Tóm lại, qua phân tích kết quả nghỉên cứu các chỉ số thể lực của học sinh từ 7 - 15 tuổi, chúng tôi nhận thấy, các chỉ số như chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập kỷ 80 về trước. Điều đó chứng tỏ, thể lực của học sinh đã được nâng lên do điều kiện kinh tế, do địa bàn nghiên cứu và do đối tượng nghiên cứu.

Chỉ số pignet, trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của nhiều tác giả khác như đã trình bày ở trên, còn chỉ số BMI lại cao

hơn. Điều này chứng tỏ, học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có thể lực tốt hơn và ổn định hơn.

4.2. CHỨC NĂNG MỘT SỐ HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA HỌC SINH 7 - 15 TUỔI - 15 TUỔI

4.2.1. Tần số tim của học sinh

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, tần số tim của học sinh giảm dần từ 7 - 15 tuổi. Cụ thể, lúc 7 tuổi tần số tim của học sinh nam là 91,16 nhịp/phút, đến khi 15 tuổi đạt 77,11 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,76 nhịp/phút. Tần số tim của học sinh nữ lúc 7 tuổi là 89,83 nhịp/phút, đến 15 tuổi là 79,30 nhịp/phút, giảm trung bình 1,32 nhịp/phút.

Ở cùng một lứa tuổi, tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Từ 7 - 10 tuổi, tần số tim của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ, nhưng mức chênh lệch không lớn (p>0,05). Từ 11 - 15 tuổi, tần số tim của học sinh nữ lại cao hơn của học sinh nam, với mức chênh lệch rõ rệt (p<0,05). Chúng tôi nghĩ, có sự khác biệt về tần số tim theo giới tính là do có sự tác động của tuổi dậy thì, mà tuổi dậy thì ở học sinh nam và học sinh nữ cũng khác nhau.

Tốc độ giảm tần số tim của các em trong các năm là không đều, có thời kỳ giảm nhanh, có thời kỳ giảm chậm, điều này phù hợp với nghiên cứu Đoàn Yên và cs [95].

Tần số tim trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương so với tần số tim trong nghiên cứu của Trần Thị Loan [52], Đoàn Yên và cs [95].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Phong, thành phố Nam Định (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)