TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Phong, thành phố Nam Định (Trang 91 - 93)

- Nhịp tim được đo vào đầu buổi học sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Khi đo, đối tượng ngồi ở tư thế thoả

4.3.TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔ

Trí tuệ thuộc lĩnh vực hoạt động thần kinh cấp cao của loài người, có liên quan đến cả tinh thần và thể chất. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ là rất cần thiết để phục vụ chính cuộc sống con người.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, sự phân bố các đối tượng theo chỉ số IQ có dạng phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có chỉ số IQ trung bình chiếm tỷ lệ % cao nhất. Tỷ lệ học sinh theo các mức trí tuệ theo trình tự từ cao đến thấp là: Mức IV > mức III > mức V > mức II > mức VI > mức I > mức VII.

Tỷ lệ học sinh có chỉ số IQ cao tăng dần theo lứa tuổi, cụ thể là có 3 mức tăng dần (mức rất xuất sắc, mức giỏi, mức khá). Tỷ lệ học sinh có chỉ số IQ thấp giảm dần theo lứa tuổi, trong đó có 3 mức giảm dần (mức dưới trung bình, mức kém, mức ngu độn). Tỷ lệ học sinh có chỉ số IQ trung bình rất ít thay đổi và luôn giữ ở mức cao. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [32], [37], [38], [41], [42], [43], [49], [77], [78]. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào sự tích luỹ kiến thức và phương pháp lao động trí não. Vốn thông tin đã lưu trong bộ nhớ của não có tác động làm tăng năng lực trí tuệ [12]. Tuy nhiên, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh, mà còn chịu ảnh hưởng của sự phát triển chung của cơ thể và sự tác động của các yếu tố xã hội và gia đình. Sự phát triển trí tuệ cũng không đơn thuần là sự biến đổi về số lượng tri thức nhiều hay ít, cũng không phải chỉ là chỗ nắm được phương thức phản ánh chung, mà là sự biến đổi về chất trong hoạt động của học sinh [89], [90]. Do đó, nếu thiên về mặt này hay mặt kia sẽ dẫn đến khuynh hướng nhồi nhét tri thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải chú ý đến cả hai yếu tố, đó là nâng cao tri thức và phát triển tư duy cho học sinh [89], [91].

Theo Trịnh Bỉnh Dy [12], có những thông số trí tuệ đã đạt đỉnh cao rất sớm, ngay từ tuổi ấu thơ. Một số tác giả cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ tới sự phát triển não bộ. Trần Trọng Thuỷ [71] cho rằng, sự tăng khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh các lớp dưới được xem là cơ sở củng cố cho quan điểm thể hiện sớm năng khiếu của học sinh và là cơ sở của việc bồi dưỡng sớm những năng khiếu trí tuệ cho học sinh

Ở cùng độ tuổi, sự phân bố học sinh nam và học sinh nữ theo chỉ số IQ có khác nhau nhưng mức chênh lệch không lớn và không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh

nam và học sinh nữ. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [46],[49], [52], [59], [76]. Tỷ lệ phân bố mức trí tuệ trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [52] trên đối tượng học sinh quận Cầu Giấy – Hà Nội vào thời điểm 8 năm về trước.

4.4. TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH 7 - 15 TUỔI 4.4.1. Trí nhớ thị giác của học sinh 4.4.1. Trí nhớ thị giác của học sinh

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trí nhớ thị giác của học sinh tăng liên tục theo tuổi. Trí nhớ thị giác của học sinh trung bình mỗi năm tăng 0,70 điểm. Trí nhớ thị giác của học sinh tăng không đều trong các năm, có lứa tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm. Trí nhớ thị giác tăng nhanh nhất là từ 8 - 12 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt là từ 7 - 8 tuổi (tăng 1,09 điểm). Sau 12 tuổi, trí nhớ thị giác tăng rất ít.

Điều này cho thấy từ 7 - 15 tuổi, não bộ của các em đã có sự hoàn thiện về mặt cấu trúc, chức năng của tế bào thần kinh, cũng như đường liên hệ giữa chúng với nhau và giữa những cấu trúc thần kinh liên quan với chức năng tiếp nhận và duy trì thông tin trong não bộ.

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh nữ luôn cao hơn điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đủ lớn nên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Mai Văn Hưng [33], Tạ Thuý Lan và cs [37], [38], [39], [40], [42], [43], Trần Thị Loan [46], [49], [52]. Đây cũng là một trong các dữ kiện để chứng minh không có sự khác biệt về trí nhớ thị giác giữa học sinh nam và học sinh nữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Phong, thành phố Nam Định (Trang 91 - 93)