7. Bố cục bài báo cáo
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc Can Lộc-Hà Tĩnh
Can Lộc- Hà Tĩnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của phụ nữ tại xã Khánh Lộc thông qua việc phát phiếu thăm dò ý kiến từ phụ nữ nghèo, cán bộ làm
chắnh sách và các hộ dân tại xã Khánh Lộc, tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc, cụ thể.
*Nhóm nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến tình trạnh phụ nữ nghèo ở xã Khánh Lộc đó là do trình độ học vấn thấp, phụ nữ nghèo tại xã chủ yếu là học đến trung học cơ sở, theo kết quả của 15 cuộc phỏng vấn thì có 9 phụ nữ trả lời họ chỉ học đến lớp 9 , 2 phụ nữ học cấp 1, 3 phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ không đi học. Có thể thấy rằng đây là tình trạng chủ yếu của phụ nữ nghèo tại các xã, vì hoàn cảnh khó khăn nên họ không có có hội để nâng cao kiến thức của mình. Trình độ dân trắ thấp nên họ không chỉ thiếu kiến thức làm kinh tế mà phụ nữ nghèo tại xã còn thiếu thông tin về các dịch vụ dành cho người nghèo cũng như cách chăm sóc bản thân và cũng là một khó khăn trong việc tuyên truyền các chắnh sách chủ trương của Đảng và nhà nước về XĐGN và kiến thức làm kinh tế. Chị Nhung cán bộ phụ nữ xã Khánh Lộc cho biết Ộ Để nâng cao kiến thức làm kinh tế cho chị em phụ nữ trong xã đặc biệt là những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hội phụ nữ xã và các đầu tư đã tổ chức nhiều lớp học dạy cách làm kinh tế như cách trồng nấm rơm, chăn nuôi lợn,.. hay hỗ trợ vay vốn trong phát triển kinh tế.Tuy nhiên vì trình độ học vấn thấp nên việc truyền đạt rất khó khăn, nhiều chị em học xong nhưng cũng không biết làm kinh tếỢ.( Pv số 2, chị Nhung, Cán bộ phụ nữ xã Khánh Lộc, 45 tuổi).
Thứ hai là do tâm lắ tự ti mặc cảm của phụ nữ nghèo tại xã, đây là đặc điểm tâm lắ đặc trưng của phụ nữ nghèo. Những phụ nữ nghèo họ sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất, nhiều người còn phải chịu định kiến của xã hội chắnh vì thế mà họ ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Theo kết quả của 15 cuộc phỏng vấn thì có tới 13 phụ nữ nghèo trả lời họ ắt tham gia các hoạt động xã hội, có tới 10 người trả lời họ ngại tiếp xúc với người khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ
nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội và kiến thức khoa học, không những thế sự tự ti mặc cảm cùng với những định kiến xã hội khiến nhiều phụ nữ nghèo không giám vươn lên để cải thiện cuộc sống của mình. Chị Nhung cán bộ phụ nữ xã Khánh Lộc tâm sự Ộ Nhiều chị em nghèo ở xã sống khép kắn và dường như không tham gia các hoạt động của hội, để cải thiện tình hình này thì hội đã tổ chức đến nhà vận động chị em tham gia nhưng cũng gặp rất nhiều khó khănỢ.( Pv số 3, chị Nhung, Cán bộ phụ nữ xã Khánh Lộc, 45 tuổi).
Thứ ba là do bệnh tật, ốm đau.
Do sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nên nhiều chị em phụ nữ nghèo tại xã không có điều kiện để chăm sóc bản thân, chất lượng bữa ăn không được đảm bảo nên sức khỏe của phụ nữ nghèo rất yếu trong khi họ phải lao động vất vả. Theo điều tra thì có tới 11 phụ nữ nghèo tại xã trả lời họ chủ yếu ăn rau và một số loại thực phẩm tự làm được, những bữa ăn có đầy đủ thịt và cá rất ắt. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân khiến sức khỏe của phụ nữ nghèo giảm và đó cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều căn bệnh, hoàn cảnh khó khăn cùng với bệnh tật đã làm cho cuộc sống phụ nữ nghèo càng vất vả hơn, họ phải chi trả tiền thuốc và nhiều phụ nữ không thể lao động để lo cho cuộc sống gia đình mình.
Và nguyên nhân nữa là nhiều phụ nữ ở xã họ bằng lòng với cuộc sống của mình, chấp nhân sự nghèo khổ, họ xem đó là số phận.
Theo kết quả điều tra thì có 8 phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc cho rằng cuộc sống nghèo khổ là do số phận, chắnh vì thề họ chấp nhận hoàn cảnh thực tại và không muốn vươn lên, Chị M tâm sự Ộ Từ nhỏ cuộc sống của chị đã nghèo, lấy chồng cũng ko hơn là bao nhiêu, chắc là do số phận nó thế rồi em àỢ. ( Pv số 4, chị M, 45 tuổi, làm nông).
Thứ nhất, thiếu vốn kinh doanh, sản xuất hoặc khi có vốn nhưng không biết cách sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Hầu hết phụ nữ nghèo tại xã thiếu vốn sản xuất, mặc dù ngân hàng chắnh sách đã thực hiện huy động vốn vay nhưng khoản tiền ắt và thời gian trả gấp nên nguồn vốn không phát huy hiệu quả của nó. Mặt khác khi sử dụng vốn vay do trình độ thấp nên nhiều chị em không biết đầu tư khoản tiền được vay vào việc gì .
Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hiện tại phụ nữ nghèo họ rất cần nguồn vốn để làm kinh tế và được cán bộ chắnh sách hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn vay đó. Chắnh vì thế mà chắnh quyền xã cần chú trọng đến vấn đề này nhằm giúp phụ nữ nghèo làm kinh tế để nâng cao đời sống của gia đình họ.
Thứ hai, do trong gia đình có con bệnh tật hoặc có người lâm đi vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội như: Rượu chè, cờ bạc, ma túy,Ầtheo ngồn thông tin của cán bộ nghèo tại xã Khánh thì nhiều gia đình trở nên khó khăn vì trong gia đình có người ốm hoặc bị tàn tật và sa vào những tệ nạn xã hội trong đó nghiện rượu là hiện tượng phổ biến ở xã. Kết quả của 15 cuộc phỏng vấn thì có tới 12 phụ nữ cho rằng gia đình họ nghèo do chồng thường xuyên uống rượu, không chỉ vậy mà nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình khi có chồng nghiện rượu.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hiện tại phụ nữ nghèo họ rất cần nguồn vốn để làm kinh tế và được cán bộ chắnh sách hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn vay đó. Chắnh vì thế mà chắnh quyền xã cần chú trọng đến vấn đề này nhằm giúp phụ nữ nghèo làm kinh tế để nâng cao đời sống của gia đình họ.
Cuộc sống nghèo khổ, quanh năm sống vất vả khi trong gia đình có người ốm hay có người rơi vào các tê nạn xã hội thì hoàn cảnh của gia đình họ càng nghèo hơn. Chị B, xóm Đông Hòa tâm sự ỘTrước đây gia đình chị
cũng bình thường, đủ ăn đủ mặc, nhưng từ khi có đứa con trai trong nhà nghiện thuốc phiện bao nhiêu của cải trong nhà nó cho đem đi cầm cố hếtỢ
( PV số 1 chị B, 37 tuổi, làm nông).
Thứ ba, là do phụ nữ nghèo phải chịu nhiều định kiến trong xã hội, nhiều người cắ sự phân biệt và kì thị phụ nữ nghèo, điều này làm cho họ mặc cảm và không giám vươn lên thoát nghèo. Phụ nữ nghèo họ rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người xung quanh nhưng chắnh những cái nhìn không tốt của người khác đã làm cho họ sống khép kắn và vấn đề của họ sẽ càng trầm trọng. Theo kết quả của những cuộc phỏng vấn thì hầu hết phụ nữ nghèo tại xã đều trả lời họ thường bị hàng xóm khinh thường và ắt khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Thứ tư, là do đông con. Nhiều phụ nữ quan niệm Ộđông con hơn đông củaỢ nên họ sinh nhiều con. Theo kết quả của 15 cuộc phỏng vấn thì có 11 người sinh con thứ 3, có 4 phụ nữ có tới 5 đứa con. Mặc dù chắnh quyền xã đã tuyên truyền chương trình kế hoạch hóa gia đình nhưng nhiều phụ nữ học vấn thấp nên không nhận thức được tác hại của việc sinh nhiều con. Hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế không được đảm bảo nên đông con đã làm cho đời sống của nhiều gia đình càng khó khăn hơn, nhiều gia đình phải cho con nghỉ học để đi làm thêm kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Thứ năm, do mất chồng. Trong xã nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ do phải làm trụ cột trong gia đình và phải đối mặt với nhiều rủi ro, họ phải làm tất cả mọi việc để nuôi con và nhiều người không nhận được sự giúp đỡ từ người khác, không có chỗ dựa về tinh thần và vật chất như bao phụ nữ khác. Theo số liệu thống kê của hội phụ nữ xã cuối năm 2012 toàn xã có 128 hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ và cuộc sống của họ rất khó khăn, điều này cũng gây cản trở trong việc triển khai các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Thứ sáu, là do thiên tai như: Lũ lụt, hạn hán,... Xã Khánh Lộc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến thất thường, trung bình mỗi năm xã gánh chịu 6-7 cơn bão, có khi 9-10 gây thiệt hại lớn về kinh tế cho xã. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân và là nguyên nhân khiến nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân xâu xa hơn là xuất phát từ phắa chắnh quyền địa phương các cấp, bao gồm những nguyên nhân sau.
- Ban chỉ đạo XĐGN xã còn lúng túng trong khâu chỉ đạo điều hành, nhất là thiếu sự phân công trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, sự phối kết hợp giữa các thành viên chưa nhịp nhàng.
- Chắnh quyền xã chưa thực sự quan tâm đến đối tượng phụ nữ nghèo, các dịch vụ dành cho nhóm phụ nữ nghèo còn mang tắnh chung chung và chưa phát huy hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền vận động XĐGN trong những năm qua tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu. Chắnh quyền xã còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, hình thức tuyên truyền còn giản đơn, nghèo nàn về nội dung dẫn đến việc huy động nguồn lực cho chương trình chưa cao.
- Đội ngũ các bộ làm công tác giảm nghèo chưa qua đào tạo chuyên môn nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, còn phải kiêm nhiều công việc lại bị thay đổi thường xuyên, trong khi đó chế độ đãi ngộ đối với họ chưa thỏa đáng, do đó hiệu quả công tác chưa cao.
- Công tác điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, việc giám sát, đánh giá còn lỏng lẻo, ý thức, trách nhiệm của người dân còn lệch lạc như muốn được vào danh sách hộ nghèo để được khám chữa bệnh miễn phắ, để được miễn giảm học phắ cho con, để được vay vốn ưu đãi và hưởng nhiều chắnh sách ưu đãi khác của Nhà nước. Vẫn còn nhiều đơn vị vì bệnh thành tắch nên cố tình khai tỷ lệ hộ nghèo xuống không
đúng với tỷ lệ thực tế. Do đó, kết quả điều tra xác định lại hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa phản ánh đúng như vốn có của nó.
2.3. Đặc điểm tâm lắ của phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhiều phụ nữ phải đảm nhận vai trò quan trọng trong gia đình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhiều phụ nữ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, thậm chắ họ còn là nạn nhân của bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội. Thông qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin tôi đã tìm hiểu đực điểm tâm lắ của phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc, cụ thể như sau:
Phụ nữ nghèo thường hay tự ti, mặc cảm sống khép kắn, đây là tâm lắ đặc trưng của phụ nữ nghèo. Theo kết quả của 15 cuộc phỏng vấn phụ nữ nghèo tại xã cho thấy có tới 13 phụ nữ trả lời rằng họ sống khép kắn và luôn có cảm giác tự ti mặc cảm, chị M xóm Nam Hòa tâm sự Ộ Vì nghèo nên chị ngại tiếp xúc với người khác lắm em ạ, nhiều khi có người tốt bụng họ giúp đỡ nhưng chị cũng không giám nhậnỢ ( Pv số 1, chị M, 39 tuổi, làm nông). Chắnh vì sự tự ti, mặc cảm đã khiến phụ nữ nghèo tại xã không giám nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình, không những thế đây cũng là nguyên nhân làm cho nhiều chị em không thể tiếp cận với những khoa học kĩ thuật và các dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên nguyên nhân này không phải lúc nào cũng xuất phát từ chắnh những phụ nữ nghèo, trong xã hội vẫn còn tồn tại những cái nhìn không tốt và kì thị đối với phụ nữ nghèo đặc biệt là những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt. Chắnh những thái độ kì thị đã làm cho vấn đề của những phụ nữ nghèo trầm trọng hơn, nhiều người còn cho rằng phụ nữ nghèo họ là những ngýời thấp
hèn trong xã hội, là những người lao động chân tay. Đây cũng là lắ do khiến nhiều phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc không giám vươn lên thoát nghèo.
Phụ nữ nghèo tại xã có tâm lắ chán nản và phó mặc cho số phận. Thực tế cho thấy phụ nữ nghèo ở xã Khánh Lộc cho rằng mình nghèo là do số phận, do ông trời đã định sẵn nên họ không muốn vươn lên thoát nghèo. Tâm lắ này đã khiến nhiều phụ nữ nghèo không muốn muốn thực hiện các biện pháp giảm nghèo của địa phương, nhiều người còn chán nản vì hoàn cảnh nghèo khổ của mình, điều này ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của họ. Chị T, xóm Thuận Thăng tâm sự Ộ Cái nghèo đã đeo bám gia đình chị lâu lắm rồi, số chị ông trời đã định thế có làm mấy đi nữa thì vấn nghèo em ạỢ( Pv số 2, chị T, xóm Thuận Thăng, làm nông).
Tâm lắ phó mặc cho số phận cũng đã gây ra tình trạng trông chờ, ỷ lại của phụ nữ nghèo vào những chắnh sách chủ trương xóa đói giảm nghèo của địa phương. Điều này sẽ làm tăng tắnh thụ động của phụ nữ nghèo và khó khăn cho chắnh quyền địa phương trong việc giúp phụ nứ thoát nghèo.
Đặc điểm tâm lắ tiếp theo đó là nhiều phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc tắnh khắ thất thường, hay nổi cáu, họ không muốn tiếp xúc với người ngoài. Vì hoàn cảnh nghèo khổ, lao động vất vả lại chiụ nhiều định kiến của xã hội nên nhiều phụ nữ nghèo thường hay nổi nóng và ngại tiếp xúc với người ngoài. Phần lớn phụ nữ nghèo tại xã cho biết họ ắt khi tham gia các hoạt động xã hội và ngại nói lên chắnh kiến của mình ở chổ đông người. Điều này sẽ khiến phụ nữ nghèo tại xã không tiếp cận với những kinh nghiệm làm kinh tế và làm cho người khác càng xa lánh họ.
Không chỉ vậy một số phụ nữ nghèo còn có những suy nghĩ tiêu cực, hủy hoại bản thân chán nản và dẫn đến các hành vi không tốt. Cuộc sống vất vả, quanh năm phải sống trong sự nghèo khổ, nhiều phụ nữ nghèo ở xã Khánh Lộc còn thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân điều đó đã khiến họ cảm
thấy cô đơn và đôi khi tuyệt vọng. Chị M xóm Thượng Thăng tâm sự Ộ Thấy người ta được sung sướng nhìn hoàn cảnh của mình mà thấy khổ tâm lắm em ạ, nhiều lúc chị không muốn sống nhưng vì thương mấy đứa con không có ai chăm sóc nên chị cũng phải cố gắng....Ợ( PV số 3, chị M, 41 tuổi, làm nông).
Theo kết quả điều tra tôi cũng đã thu thập được trong 2 năm qua ở xã đã có nhiều phụ nữ nghèo vì hoàn cảnh khó khăn và tâm lắ chán nản đã có những hành vi không tốt như: Làm nghề bán dâm, trộm cắp tài sản của người khác.