7. Bố cục bài báo cáo
3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc Can Lộc-Hà
3.1. Khái quát về thân chủ
Chị N. T 35 tuổi sống ở thôn Thuận Thăng, năm 2011 chị T xây dựng gia đình cùng anh Trần Hữu Tuân và sinh được một cậu con trai, cuộc sống gia đình tuy vất vả nhưng rất hạnh phúc. Đến năm 2013 anh Tuân lại bị phát bệnh tâm thần, chị Thu một mình phải lo cho con trai và thuốc men chữa bệnh cho chồng. Nhà chỉ có 2 sào ruộng nên chị T phải đi làm thuê để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của gia đình, hoàn cảnh chị trở nên khó khăn hơn khi chồng chị sức khỏe ngày càng yếu đi và đứa con trai hay bị ốm đau. Quanh quẩn với cái nghèo chị thấy mặc cảm và tủi thân cho cuộc sống của mình, do thiếu thốn vật chất nên chị T không có điều kiện chăm sóc bản thân và tham gia các hoạt động xã hội. Chị T mong muốn có công việc để cải thiện cuộc sống gia đình, có thời gian chăm lo cho con trai và có tiền đưa chồng đi chữa bệnh.
3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xã Khánh Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh. Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh.
* Bước 1: Tiếp cận thân chủ.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình giúp đỡ thân chủ, mục đắch của bước này là tạo lập mối quan hệ với thân chủ và bước đầu thu thập một số thông tin cần thiết. Do phụ nữ nghèo họ luôn có tâm lắ tự ti, mặc cảm, sống khép kắn chắnh vì thế việc tiếp cận họ không hề đơn giản, NVXH cần phải khéo léo và chân thành để tạo sự tin tưởng với thân chủ của mình.
Một số thông tin về thân chủ như sau: Họ và tên: N.T 35 tuổi
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chồng: Trần Hữu Tuân 25 tuổi Nghề nghiệp: Làm ruộng
Con trai: Trần Hữu Lạc 26 Tháng tuổi Nghề nghiệp:
Lần đầu tiên tiếp xúc chị T rất e ngại, lo lắng và không muốn trả lời những câu hỏi của NVXH tuy nhiên bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân NVXH đã tạo cho chị T cảm giác an toàn và tạo sự tin tưởng với chị bằng cách hứa sẽ giữ bắ mật những thông tin mà chị cung cấp, chỉ sử dụng thông tin đó cho quá trình giúp đỡ và nếu tiết lộ sẽ xin phép chị. Lúc sau NVXH thấy chị T không còn cảm giác lo sợ và chị đã tâm sự về hoàn cảnh của mình cho NVXH biết.Lần đầu tiếp xúc với chị T, NVXH đã có cái nhìn ban đầu về cuộc sống nghèo khổ của chị và suy nghĩ bi quan, mặc cảm của chị ỘĐến thăm nhà chị em cũng biết rồi đó, cuộc sống vất vả lắm em à, thương chồng thương con trai nhưng mình chị không thể lo hết được. Nhìn ai cũng được sung sướng chị thấy tủi thân lắm, nhiều lúc còn bị người khác xem thường, khi mô cũng phải quanh quẩn với cái nghèo em àỢ (Phỏng vấn lúc 8 giờ, ngày 16/04/2014)
Trong buổi tiếp xúc đầu tiên NVXH đã sử dụng kĩ năng lắng nghe, quan sát, kĩ năng giao tiếp và thu thập được một số thông tin sau:
Hoàn cảnh của chị Thu rất khó khăn, chị phải một mình lo cho cuộc sống của cả gia đình. Hoàn cảnh gia đình chị trở nên khó khăn hơn khi đứa con trai của chị đang còn ắt tuổi và chồngbị bệnh.
Trong lần tiếp xúc ban đầu chị Thu e dè và ngại khi nói chuyện với NVXH tuy nhiên bằng những kĩ năng của mình và tấm lòng muốn giúp đỡ thân chủ NVXH đã thay đổi được thái độ của thân chủ.
Lượng giá
Những kết quả đạt được: NVXH đã thiết lập mối quan hệ thân thiện với thân chủ, sử dụng được các kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng quan sát,Ầ.. Tạo sự tin tưởng của mình với thân chủ. Thân chủ đã bắt đầu tâm sự về những vấn đề mà chị đang gặp phải.
Những tồn tại: Ban đầu NVXH vẫn còn cảm giác lo lắng khi tiếp cận thân chủ, tuy đã biết sử dụng các kĩ năng nhưng kết quả sử dụng chưa cao, phải mất thời gian lâu để tạo sự tin tưởng với thân chủ.
* Bước 2: Xác định vấn đề.
Qua quá trình vãng gia xuống nhà thân chủ, tiếp xúc với chị và bằng những thông tin tin thu thập được, những kĩ năng của ngành công tác xã hội như quan sát, lắng nghe, vấn đàm NVXH đã xác định được những vấn đề mà chị Hồng đang gặp phải đó là.
- Chị đang gặp khó khăn về mặt vật chất do thiếu nguồn lao động, thiếu vốn và phải một mình chăm sóc con nhỏ, chồng đang bị bệnh và không có công việc ổn định. Trong gia đình cả 3 miệng ăn đều dựa vào chị, mọi chuyện đều do một mình chị gánh vác và lo toan.
- Do cuộc sống nghèo khổ nên chị T thường hay mặc cảm, tự ti và phó mặc cho cuộc sống nghèo khổ của mình, chị sống khép kắn và ắt giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Không chỉ thiếu thốn về mặt vật chất mà đời sống tinh thần của chị T cũng không được đảm bảo, chị không có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội, ắt có thời gian nghĩ ngơi và không có điều kiện để chăm sóc bản thân. Khi NVXH hỏi thời gian rảnh chị thường làm gì thì chị T tâm sự Ộ Những lúc rãnh, làm mùa xong chị lại đi làm thuê, làm mướn em à, ai thuê gì thì là nấy. Cuộc sống vất vả chắng có khi nào chị được nghĩ ngơi, nghĩ cũng thấy tủi
thân nhưng đành phải chấp nhậnỢ.(Phỏng vấn lúc 14h30 phút ngày 16/04/2014)
Bảng 3.1. Phúc trình công tác xã hội cá nhân lần 1
Họ tên thân chủ: N.T Tuổi 35 Gới tắnh: Nữ
Thời gian: 14h30 phút- 15h 15 phút ngày 16/04/2014. Địa điểm: Nhà riêng của thân chủ.
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của gia đình thân chủ.
Mô tả vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của thân chủ. Tự đánh giá cảm xúc, hành vi, kỹ nãng của NVXH.
NVXH: Chào chị, hôm nay chị khỏe không?.
TC: Chào em, chị khỏe.
NVXH: Hôm trước chị em mình đã gặp nhau và trao đổi một số vấn đề, hôm nay em mong chị sẽ tâm sự với em nhiều hơn. TC: Ừh.
NVXH: Theo chị thì những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó khăn của gia đình mình?.
TC: Từ nhỏ gia đình chị đã nghèo với lại bố mẹ mất sớm nên chị không được đi học, không có nghề, lấy chồng thì chồng bị bệnh. Giờ chị phải một mình lo cho chồng và con trai nên cuộc sống vất vả lắm em à. Thân chủ tin tưởng NVXH, thân chủ đã trình bày những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của gia đình chị.
NVXH dễ dàng khi khai thác các thông tin, trong quá trình khai thác NVXH đã tỏ thái độ tôn trọng, đồng cảm với thân chủ. Kĩ năng sử dụng: Kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng phân tắch tài liệu.
NVXH: Dạ. Chị có thể cho em biết, gia đình mình có nhận được sự trợ giúp từ những người khác không ạ?.
TC: Có em à.
NVXH: Dạ, vậy đó là những khoản trợ giúp nào chị có thể cho em biết được không ?.
TC: Mấy năm gần đây gia đình chị được sự giúp đỡ của xóm, hội phụ xã và nhiều tổ chức khác.
NVXH: Chị có nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm không ạ?.
TC: Có nhưng chị không giám nhận, sống trong cảnh nghèo khổ nhiều người không hiểu còn nói này nói nọ nên chị ngại tiếp xúc.
NVXH: Chị có thể cho em biết gia đình mình có được vay vốn là kinh tế không ạ?. TC: Có. Năm vừa rồi chị được hội phụ nữ xã cho vay 5 triệu đồng.
NVXH: Dạ. Với khoản tiền được vay đó chị đã đầu tư vào việc gì?.
TC: Chị cũng tắnh nuôi lợn nhưng thấy dịch bệnh nhiều nên chị không giám nuôi, chị sợ đầu tư không có lời th́ không có tiền trá nợ. Cầm tiền trong tay mà không biết làm ǵ em à.
nữ không ạ?.
TC: Trước thì có nhưng từ ngày chồng bị bệnh nên chị không đi sinh hoạt nữa, chị không có thời gian với lại thấy hoàn cảnh mình thế này chị ngại không muốn đi.
NVXH: : Em rất thông cảm với những khó khăn mà chị đang gặp phải, giờ cũng đã muộn chị em mình sẽ kết thức buổi trò chuyện tại đây, hẹn gặp chị vào buổi nói chuyện sau. Em chào chị!
TC: Chào em .
Lượng giá
Những kết quả đạt được: Qua cuộc trò chuyện tôi đã tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của thân chủ, bao gồm các nguyên nhân như:
Do thân chủ không được học hành tử tế, bố mẹ mất sớm.
Chồng bị bệnh tâm thần không giúp đỡ được gì, thân chủ phải làm trụ cột gia đình.
Tuy được vay vốn nhưng thân chủ không biết sử dụng nguồn vốn như thế nào và chị còn thiếu kiến thức làm kinh tế.
Do thân chủ luôn có cảm giác e ngại và tự ti với hoàn cảnh của mình. NVXH đã tạo mối quan hệ thân thiện với thân chủ, sử dụng được các kĩ năng để xác định nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.
Những tồn tại : Lúng túng khi xử lắ số liệu, thân chủ còn e ngại khi trả lời các câu hỏi của NVXH.
Bước 3 : Thu thập thông tin
với thân chủ NVXH đã tạo được sự tin tưởng, thân chủ đã không còn e dè, lo lắng, điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình thu thập thông tin.
Để có thể thu thập được nhiều thông tin thì NVXH phải sử dụng các kĩ năng như: Lắng nghe, quan sát, vấn đàm, phỏng vấn sâu, thu thập và phân tắch số liệu. Quan trọng hơn là trong quá trình thu thập thông tin NVXH phải tạo bầu không khắ thoải mái, thân thiện và cảm giác an toàn cho thân chủ. NVXH có thể thu thập nguồn thông tin qua các nguồn sau: Thân chủ, hàng xóm của thân chủ, hội phụ nữ xã, hội phụ nữ xóm, BXĐGN, anh em họ hàng thân chủ, con trai thân chủ và thông qua các hồ sơ về thân chủ và gia đình thân chủ.
Sau đây là những nguồn thông tin thu thập được: Vấn đề 1: Thân chủ có hoàn cảnh rất khó khăn.
Thân chủ cho biết trước đây gia đình chị thuộc vào diện bình thường nhưng từ lúc chồng phát bệnh tâm thần, đứa con mới hai hai tuổi lại hay ốm đau, Cha mẹ chồng và cha mẹ TC cũng không giúp được gì hơn, thân chủ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, thời gian rãnh thân chủ đi làm thuê nhưng thu nhập bấp bênh chắnh vì thế mà kinh tế gia đình chị không được cải thiện ỘEm biết rồi đó, cả nhà chị chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng mà có phải lúc mô cũng được mùa, có mùa 2 sào chỉ được có 3 tạ lúa bán trả tiền giống, tiền phân tắnh ra không được chi cả. Rúa nên chị phải đi làm thuê, ngày nắng còn đỡ chứ mưa xuống thì khổ lắm em ạỢ( Phỏng vấn, 8h30, 21/04/2014).
Thông qua những lời tâm sự của thân chủ NVXH thấy được điều kiện kinh tế gia đình chị rất khó khăn, số tiền làm ra ắt ỏi trong khi đó phải chi tiêu nhiều khoản, nguồn thu nhập chỉ dựa vào 2 sào ruộng và tiền đi làm thuê , hiện tại thân chủ đang cần một nguồn vốn để sản xuất và có những kiến thức mới để cho năng suất cao. NVXH cũng nhận thấy rằng thân chủ trồng lúa
không cho năng suất cao trong khi đó chi phắ cho giống lúa, phân bón giá ngày càn đắt nên khoản thu nhập đó không đủ chi tiêu trong gia đình
Vấn đề 2: Sự tự ti, mặc cảm và sống khép kắn của thân chủ
Nguyên nhân của việc thân chủ luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm và sống khép kắn xuất phát từ nguyên nhân nghèo đói và những định kiến của xã hội. Qua những lần tiếp xúc với chị NVXH thấy thân chủ mặc cảm với số phận của mình, chị thấy thương hại cho bản thân . Với chị việc trao đổi nói chuyện với những người xung quang là rất hiếm, chị chỉ biết đi làm về rồi lo cho gia đình, nhiều lúc chị mặc cảm không giám nhận sự giúp đỡ của người khác
Vấn đề 3: Thân chủ không những thiếu thốn về mặt vật chất mà đời sống tinh thần cũng không được đảm bảo.
Qua tìm hiểu NVXH thấy thân chủ hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, mùa xong chị lại đi làm thuê và không có điều kiện để chăm sóc bản thân.Ộ Thân đàn bà một mình nuôi con, cuộc sống vất vả lấy mô thời gian mà nghĩ ngơi hả em, nhiều đêm về nằm người mệt lắm nhưng sáng vẫn phải cố gắng đi làm kiếm thêm thu nhập, những lúc chồng chị tỉnh táo thì còn giúp cho việc vặt chứ tái phát bệnh thì mình chị phải làm hết, thấy chị em sinh hoạt phụ nữ cũng thắch nhưng không có thời gian tham gia em ạỢ( Pv, 9h ngày 24/04/2014).
Qua những lời tâm sự của thân chủ và qua những gì quan sát được NVXH thấy thân chủ có cuộc sống rất vất vả, đời sống tinh thần bị hạn chế, cái nghèo đã khiến cho những mong muốn của chị bị dập tắt, chuyện xem ti vi, đi sinh hoạt phụ nữ là những thứ xa xỉ đối với chị. Thân chủ cũng là người thiếu thốn về mặt tình cảm, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người chồng từ lâu và sự kì thị xã lánh của mọi người xung quanh, càng khiến mẹ con chị sống trong sự cô đơn, tủi khổ. Sau khi thu thập được những thông tin trên
NVXH đã huy động các nguồn lực, sự giúp đỡ của chắnh quyền và hàng xóm để cuộc sống gia đình thân chủ đỡ vất vả hơn.
Nguồn thông tin thứ 2 mà NVXH cần khai thác đó là chị Nguyễn Thị Minh hội trưởng phụ nữ xóm Thuận Thăng, qua trao đổi NVXH thu thập được một số thông tin quan trọng về hoàn cảnh của thân chủ cũng như những hoạt động trợ giúp của chi hội dành cho gia đình thân chủ. Chị Minh chia sẻ Ộ Gia đình T khó khăn nhất xóm, một mình T phải lo toan mọi việc, thấy vậy chúng tôi đã vận động sự giúp đỡ của các đoàn thể, năm mới đây chi hội cũng đã cho gia đình Thu vay 2 triệu đồng để sản xuất để T đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên có một điều mà tôi rất lo lắng đó là T rất ắt khi đi sinh hoạt, mặc dù chúng tôi đã khuyến khắch và đến nhà vận độngỢ(Pv, 16h ngày 25/04/2014 tại hội quán xóm Thuận Thăng ).
Với những thông tin mà chị Minh cung cấp chúng ta thấy rằng gia đình thân chủ đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em trong hội, đây là nguồn lực quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến thân chủ, qua chia sẻ của chị Minh thì cho thấy thân chủ rất ắt khi đi sinh hoạt mặc dù chi hội đã đến vận động.
NVXH còn thu thập thông tin về thân chủ thông qua những người hàng xóm của thân chủ, qua trao đổi nhiều người sống cạnh thân chủ cho biết hoàn cảnh của thân chủ rất khó khăn đặc biệt là khi sức khỏe chồng không giúp được gì. Thân chủ sống khép kắn, không giao tiếp với mọi người xung quanh và ắt nhận sự giúp đỡ từ người khác. O H hàng xóm thân chủ tâm sự Ộ Cái nghèo, cái khổ nó đeo bám gia đình con Thu mãi, thấy thương cho nó. Nhiều khi góp được ắt ve chai bỏ đi tôi đưa sang cho nó, cả xóm này gia đình Thu là khổ nhất cháu ạỢ(PV, O H 52 tuổi, hàng xóm thân chủ).
Tuy nhiên NVXH thấy không phải ai cũng thông cảm cho hoàn cảnh của thân chủ, qua tiếp xúc NVXH thấy nhiều người có thái độ gay gắt, thờ ơ trước hoàn cảnh của thân chủ. Chắnh thái độ và cách nhìn không tốt này đã khiến
khoảng cách giữa thân chủ và những người hàng xóm ngày càng lớn, thân chủ