1. Kết luận
2.4. Khuyến nghị về chuyên môn
- Cần tăng cường kiến thức và kĩ năng cho NVXH đặc biệt là kĩ năng thực hành, NVXH cần phải thường xuyên được tập huấn, trau dồi kiến thức để quá trình giúp đỡ đạt kết quả cao hơn.
- Khi áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân và các kĩ năng của ngành công tác xã hội phải linh hoạt, thực tế tránh rập khuôn, máy móc.
- Đối với ngành công tác xã hội ngoài những chuyên ngành chắnh cần tăng cường các chuyên ngành hẹp như: CTXH với người nghèo, CTXH với người khuyết tật, CTXH với người cao tuổi,Ầđể sinh viên khi ra trường có thể làm việc với nhiều đối tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Đạo (chủ biên). Một số vấn đề nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội 2003
2. Bùi Thị Tân, Bài giảng vấn đề nghèo đói và các khuynh hướng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
3. Lê Văn Phú (2007), Nhập môn CTXH, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội 4. Nguyễn Thị Oanh. Phát triển cộng đồng, đại học mở bán công TP HCM. 5. Phạm Tất Đồng, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2001). Giáo trình XHH,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội
6. UBND xã Khánh Lộc( 2012). Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Khánh Lộc Giai đoạn 2008- 2012
7. UBND Xã Khánh Lộc (2012). Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ phát triển
PHỤ LỤC 1
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU
Biên bản số 1: Dành cho phụ nữ nghèo
Thông tin người được phỏng vấn. Họ và tên: N.T Tuổi 35.
Nghề nghiệp: Làm nông.
Địa điểm phỏng vấn: Nhà riêng của thân chủ, xóm Thuận Thăng- Khánh Lộc- Can Lộc-Hà Tĩnh.
Thời gian phỏng vấn: 8h30 pút đến 9h15 phút ngày 10/04/2014. Nội dung phỏng vấn .
NPV: Em chào chị! Hôm nay em đến gặp chị để thu thập một số thông tin phục vụ cho tiến trình gải quyết vấn đề, rất mong được sự giúp đỡ của chị.
NĐPV: Ừh.Chị rất sẵn lòng.
NPV: Chị có thể cho em biết hiện nay gia đình mình đang gặp những khó khăn gì được không ạ?.
NĐPV: Đến nhà chị chắc em cũng biết rồi đó, nhà chị thuộc vào diện nghèo nhất xóm. Chồng chị bị bệnh một mình chị gánh vác gia đình e à.
NPV: Dạ. Theo chị thì những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó khăn của gia đình mình?.
NĐPV: Trước đây thì gia đình chị thuộc vào loại bình thường nhưng từ khi chồng chị đột nhiên bị bệnh , con trai thì quá nhỏ, từ nhỏ chị không được học hành gì nên không biết là kinh tế nên cái nghèo cứ đeo bám mãi em à?.
NPV: Em rất hiểu hoàn cảnh của chị. Thế ngoài chăn nuôi chị có làm thêm nghề gì không?.
NĐPV: Chị chỉ nuôi con gà, con vịt, chị cũng muốn nuôi thêm con lợn nhưng không có tiền mua giống em à.
NĐPV: Những lúc rãnh chị đi làm thuê kiếm thêm thu nhập, ai thuê gì làm nấy.
NPV: Thế số tiền chị làm có đủ chi tiêu cho gia đình không?.
NĐPV: Không em à, làm thuê ngày có ngày không với lại mẹ chị đau ốm suốt nên chẳng đủ.
NPV: Dạ, Thế gia đình mình có nhận được sự giúp đỡ nào không ạ?. NĐPV: Có, trong mấy năm gần đây thì chắnh quyền địa phương, hội phụ nữ xã có hổ trợ gia đình chị về mặt vật chất như cấp gạo và tiền vào ngày tết, chị còn nhận được sự động viên của chị em trong hội phụ nữ, năm vừa rồi chị được hổ trợ giống lúa và phân bón.
NPV: Chị có thể cho em biết những người thân của chị có giúp đỡ gì cho gia đình chị không?.
NĐPV: Anh em họ hàng nhà chị đều nghèo nên giúp đỡ không nhiều chủ yếu động viên về mặt tinh thần thôi em à.
NPV: Theo chị để thoát nghèo thì cần có những điều kiện gì?.
NĐPV: Chị thấy làm nông vất vả mà thu nhập lại bấp bênh, chị nghĩ để thoát nghèo thì phải có một công việc ổn định, có vốn làm kinh tế.
NPV: Vâng, theo như em được biết thì hiện nay hội phụ nữ xã đang mở lớp dạy nghề miễn phắ cho phụ nữ nghèo, học xong sẽ được cấp vốn và tư liệu để sản xuất. Chị thấy việc này như thế nào?.
NĐPV: Chị nghĩ đó là cơ hội để chị em nâng cao kĩ năng làm kinh tế, với điều kiện của chị hiện nay thì chị sẽ suy nghĩ về việc này.
NPV: Chị có kiến nghị gì với cấp trên về các chắnh sách hổ trợ dành cho người nghèo không?.
NĐPV: Chị mong cấp trên có nhiều chắnh sách hổ trợ cho những gia đình khó khăn, không những hổ trợ vật chất mà còn hổ trợ về mặt tinh thần. Chị cũng mong cấp trên cho người nghèo vay vốn nhiều hơn, lãi suất thấp và thời gian vay lâu hơn để người nghèo như chị có điều kiện làm kinh tế.
NPV: Giờ cũng đã muộn chị em mình sẽ kết thúc buổi nói chuyện tại đây. Em cảm ơn chị đã tâm sự cùng em, hẹn gặp chị vào ngày mai. Em chào chị.
PHỤ LỤC 2
Biên bản 2: Trưởng ban văn hóa xóa đói giảm nghèo
Thông tin về người được phỏng vấn.
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Yến Tuổi : 30 Chức vụ : trưởng ban xóa đói giảm nghèo xã. Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng xã.
Thời gian phỏng vấn: 15h đến 15h30 phút ngày 20/04/2014. Nội dung phỏng vấn.
NPV: Em chào chị, em tên là Tâm, sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Khoa Học Huế, em đang trong thời gian thực tập và đang tìm hiểu vấn đề nghèo đói ở xã. Em mong chị sẽ cung cấp cho cháu một số thông tin về vấn đề này.
NĐPV: Chào em, chị sẽ sẵn lòng giúp đỡ.
NPV: Dạ, chị có thể cho em biết hiện nay xã ta có bao nhiêu hộ nghèo được không ạ?.
NĐPV: Hiện nay toàn xã có 222 hộ nghèo trong đó có 120 hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn.
NPV: Chị có thể cho em biết những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nghèo ở xã được không ạ?.
NĐPV: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo ở xã thì rất nhiều, có thể kể một số nguyên nhân như:
Do người dân trình độ học vấn thấp, không có kinh nghiệm làm ăn, do người dân thiếu vốn để sản xuất hoặc có vốn nhưng không biết sử dụng như thế nào, do rủi ro trong sản xuất, người dân không có việc làm ổn định,Ầ.
NPV: Để cải thiện đời sống của người dân và giảm tỉ lệ nghèo thì xã ta đã có những chắnh sách gì ạ ?
NĐPV: Trong những năm gần đây xã cũng đã triển khai các chắnh sách của Đảng và nhà nước dành cho hộ nghèo như: Vay vốn, thực hiện chắnh
chắnh sách bảo hiểm y tế dành cho người nghèo. Hàng năm xã đã mở lớp dạy làm kinh tế miễn phắ cho các hộ trong xã. Xã cũng đã giải quyết việc làm cho người dân bằng việc thực hiện đề án Ộ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thônỢ.
NPV: Ngoài những chắnh sách của nhà nước thì xã ta còn có những chắnh sách nào cho hộ nghèo và xã đã vận dụng những chắnh sách đó như thế nào, thưa chị?
NĐPV: Hiện nay xã đã huy động xây dựng các quỹ tắn dụng để tăng thêm vốn vay cho người nghèo, hằng năm đến dịp tết xã tổ chức đến thăm và tặng quà cho các hộ nghèo. Ngoài ra xã còn xây dựng nhà tình nghĩa, xóa nhà tranh tre dột nát nhằm cải thiện cuộc sống cho người nghèo.
Quá trình thực hiện các chắnh sách đó xã đã vận dụng hoạch định của cấp trên ngoài ra xã còn lập một ban thanh tra và giám sát việc thực hiện chắnh sách đó, sau khi thực hiện xã có đánh giá và rút bài học kinh nghiệm.
NVXH: Vậy quá trình XĐGN của xã đã đạt được những thành tựu như thế nào không ạ?
NĐPV: Với những nổ lực thực hiện quá trình xóa đói giảm nghèo thì tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống, cụ thể năm 2011 toàn xã có 245 hộ nghèo nhưng đến cuối năm 2012 còn 222 hộ, nhiều hộ cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo và đã xóa gàn hết nhà tranh tre dột nát, đời sống của người dân được cải thiện.
NPV: Dạ. Vậy sau quá trình thực hiện chắnh sách XĐGN thì chị có đề xuất gì với cấp trên không ạ?.
NĐPV: Thông qua những đề xuất của ban chỉ huy xóm và ban thanh tra thì Đảng và nhà nước nên có nhiều chắnh sách hơn nữa dành cho hộ nghèo, cấp trên nên có chắnh sách tạo việc làm cho người dân, tăng nguồn vốn vay tắn dụng cũng như thời gian vay để người dân an tâm làm kinh tế. Chị cũng mong ban xóa đói giảm nghèo huyện có những chắnh sách đào tạo cán bộ để có thể giúp người nghèo sử dụng vốn và làm kinh tế hiệu quả.
NPV: Em cảm ơn chị về những thông tin mà chị vừa chia sẻ, chúc chị luôn mạnh khỏe và thành công. Em chào chị.
NĐPV: Chào em.
Bản phỏng vấn số 3
Thông tin về người được phỏng vấn. Họ và tên : Tô Thị Nhung Tuổi : 45 Chức vụ: Cán bộ phụ nữ xã Khánh Lộc.
Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng Hội Liên hiệp phụ nữ xã Khánh Lộc. Thời gian phỏng vấn: 14h đến 14h30 phút ngày 21/04/2014.
Nội dung phỏng vấn.
NPV: Em chào chị, chị có thể cho em biết tình trạng phụ nữ nghèo ở xã ta được không ạ?.
NĐPV: Theo số liệu thống kê thì năm 2012 toàn xã có 222 hộ nghèo và có 128 hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ, nhiều chị em phải sống trong hoàn cảnh khó khăn và không được tiếp cận các dịch vụ xã hội, đời sống tinh thần không được đảm bảo.
NPV: Vậy theo chị những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng phụ nữ nghèo ở xã mình?
NĐPV: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phụ nữ nghèo.
Trước tiên đó là do điều kiện kinh tế chung của xã còn rất khó khăn, xuất phát điểm thấp kéo theo đời sống của người dân cũng không được đảm bả, do không có trình độ nên việc áp dụng các phương pháp khoa học vào sản xuất rất hạn chế. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: thiếu vốn, không có việc làm ổn định, ốm đau, nhiều phụ nữ mất chồng phải làm trụ cột trong gia đình.
NPV: Chị có thể cho em biết trong những năm qua hội phụ nữ xã đã có những hoạt động, phong trào gì để cải thiện cuộc sống cho nhóm đối tượng này?
NĐPV: Hội cũng đã thực hiện các chắnh sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước nhằm cải thiện cuộc sống cho những phụ nữ nghèo, ngoài ra hội còn tổ chức dạy nghề miễn phắ, dạy kĩ thuật làm kinh tế cho chị em. Năm 2012 hội phụ nữ xã đã tổ chức phong trào Ộ Mái ấm tình thươngỢ giúp những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xây nhà mới, hội còn tổ chức sinh hoạt và các phong trào văn nghệ thể dục thể thao để đảm bảo đời sống tinh thần cho các chị em.
NPV: Em được biết hiện nay hội phụ nữ xã ta có quỹ tiết kiệm dành cho chị em phụ nữ vay vốn làm ăn, chị có thể cho em biết kết quả của việc vay vốn này được không?.
NĐPV: Trong 5 năm thực hiện chắnh sách này nhiều chị em đã cải thiện cuộc sống cho gia đình mình và vươn lên thoát nghèo, nhiều chị em đã có đủ tiền cho con ăn học và mua đồ dùng trong nhà đặc biệt hội cũng đã hướng dẫn chị em sử dụng vốn để cho kết quả cao, tỉ lệ phụ nữ nghèo đã giảm xuốnng 11% so với năm ngoái.
NPV: Vâng, vậy chị có thể cho em biết mục đắch và nhiệm vụ của hội phụ nữ trong năm 2013 là gì không ạ?
NĐPV: Trong năm 2013, năm diễn ra nhiều hoạt động dành cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo. Năm 2013 hội đã đặt ra mục đắch đó là giảm tỉ lệ phụ nữ nghèo, năng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ nghèo.
Hội đưa ra một số nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức dạy nghề miễn phắ cho chị em.
+ Tăng cường nguồn vốn vay để chị em có thể làm kinh tế và tăng thời gian vay.
+Tổ chức ngày lễ mùng 8/3, 20/10 và phong trào thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho chị em.
NPV: Vâng, em chân thành cảm ơn chị đã chia sẽ những thông tin vừa rồi, chúc chị luôn mạnh khỏe và thành công. Em chào chị
NĐPV: Chị chào em.
PHỤ LỤC 3
Bảng phỏng vấn số 4
Thông tin người được phỏng vấn
Họ tên: Nguyễn Thị Minh Tuổi : 46
Chức vụ: Chi hội trưởng hội phụ nữ xómThuận Thăng. Địa điểm phỏng vấn: Hội trường xóm Thuận Thăng. Thời gian: 8h đến 8h30 ngày 4/05/2014.
Nội dung phỏng vấn.
NPV: Em chào chị, em tên là Tâm sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học khoa học Huế, em đang tìm hiểu vấn đề phụ nữ nghèo tại xã và đang thực hiện tiến trình giúp đỡ chị T, em mong chị chia sẻ với em một số thông tin liên quan đến vấn đề này được không ạ?.
NĐPV: Chào em, chị rất sẵn lòng.
NPV: Chi có thể cho em biết hiện nay xóm mình có bao nhiêu hộ ngèo được không ạ?.
NĐPV: Theo số liệu thống kê hiện nay cả thôn Thuận Thăng có 18 hộ nghèo.
NPV: Vậy chi hội đã có những hoạt động gì để giúp chị em thoát nghèo?.
NĐPV: Để cải thiện cuộc sống cho chị em và giảm số hộ nghèo của xóm thì chi hội đã đưa ra nhiều chắnh sách hổ trợ về mặt tinh thần và vật chất cụ
thể như: Cho chị em vay vốn theo hình thức trả góp, giúp chị em làm kinh tế, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,Ầ
NPV: Theo như thông tin em được biết thì có gia đình chị N.T xóm mình có hoàn cảnh rất khó khăn, chị có thể cho em biết rõ hơn về gia đình chị Thu được không ạ?.
NĐPV: Gia đình T có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, một mình Thu phải gánh vác mọi việc trong nhà, chồng bệnh tâm thần, con trai còn nhỏ nên cuộc sống rất vất vả.
NPV: Vậy chi hội đã có những chắnh sách gì để giúp đỡ gia đình chị Thu?.
NĐPV: Chi hội đặc biệt quan tâm đến gia đình T, trong thời gian vừa qua chi hội đã huy động nguồn vốn cho T vay, trao tặng quŕ trong dịp lễ tết, Ầ..
NPV: Dạ. chị có kiến nghị hay đề xuất gì về những chắnh sách hổ trợ chị em phụ nữ nghèo không ạ?.
NĐPV: Chị mong cấp trên có chắnh sách cụ thể quan tâm đến đối tượng phụ nữ nghèo, tăng thời hạn vay vốn và quan tâm đến đời sống tinh thần cho chị em.
NPV: Vâng, Cảm ơn chị về những thông tin chị vừa chia sẽ, chúc chị sức khỏe và thành công, chào chị.