Bố trí tường bảo vệ hàng rào chắn.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐH GTVT TP.HCM THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 89 - 90)

III- TÍNH TỐN THIẾT KẾ RÃNH DỌC 1 Các yêu cầu chung

2- Bố trí tường bảo vệ hàng rào chắn.

- Tường bảo vệ.

+ Cĩ thể làm tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu. Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu phải tuân theo các điều quy định từ điều 56 đến điều 57 như đối với cọc tiêu.

+ Kích thước và cự ly bố trí của tường bảo vệ lấy theo điều 59 “Điều lệ báo hiệu đường bộ”.

- Hàng rào chắn.

Theo điều 60 “Điều lệ báo hiệu đường bộ” cĩ những qui định như sau:

+ Hàng rào chắn cố định đặt ở những chỗ nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, hoặc ở những đoạn đường cấm, đường cụt, khơng cho xe và người qua lại.

+ Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn vạch kẻ đường cho đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở điều 52 của điều lệ này và dùng sơn cĩ phản quang.

a) Cọc tiêu.

- Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ theo điều 54 “ Điều lệ báo hiệu đường bộ” cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở mép nền đường nguy hiểm cĩ tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi nền đường an tồn và hướng đi của tuyến đường.

- Hình dạng và kích thước của cọc tiêu lấy theo điều 55 “Điều lệ báo hiệu đường bộ”.

- Các trường hợp cắm cọc tiêu:

+ Trong đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối.

+ Đường vào hai đầu cầu. Nếu bề rộng tồn cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắc hoặc xây tường bảo vệ. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2 - 3 m.

+ Hai đầu cống cĩ bề dài hẹp hơn nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết thành hàng rào chắc hoặc xây tường bảo vệ, khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2-3m.

+ Các đoạn nền đường bị thắt hẹp. + Các đoạn nền đường đắp cao trên 2m.

+ Các đoạn đường men theo sơng, suối, đầm, hồ, ao. + Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt.

+ Các ngã ba, ngã tư đường, ở trong khu đơng dân cư, nếu đường cĩ hè đường cao hơn phần xe chạy thì khơng phải đặt cọc tiêu. Nếu đường cĩ ít xe chạy và xe chạy với vận tốc thấp thì cũng khơng phải đặt cọc tiêu.

+ Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm.

+ Dọc hai bên đường qua bải cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khĩ phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường

- Kỹ thuật cắm cọc tiêu lấy theo điều 57 “Điều lệ báo hiệu đường bộ”. - Cự ly cắm cọc tiêu.

+ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng là 10m.

+ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong được qui định ở bảng sau :

Bán kính đường cong nằm

Khoảng cách giữa các cọc tiêu (m) Ở bụng đường cong Ở lưng đườngcong

> 1500 m 50 25

Từ 1000÷1500 m 40 20

Từ 400÷1000 m 30 15

Từ 60÷400 m 20 10

< 60 m 10 5

+ Đối với đoạn đường dốc (cong dọc):

Nếu đường dốc ≥ 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m. Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.

+ Chiều dài của mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc (kể cả khi đường vịng cĩ R < 10m).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐH GTVT TP.HCM THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB TỈNH ĐĂK LĂK (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w