Đặc điểm theo YHCT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 41 - 60)

Theo YHCT, TVĐĐ được xếp vào chứng Tý, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tính chất, chứng trạng, diễn biến kinh mạch bị bệnh mà bệnh được chia thành 2 thể: Thể phong hàn thấp tý và thể huyết ứ [4], [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 3.8 thu được thể phong hàn thấp tý là 28/50 BN chiếm tỉ lệ lớn hơn là 56% so với thể huyết ứ là 44%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Thúy (2003) [22]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy thể huyết ứ hay gặp ở người trẻ tuổi hơn. Vấn đề này cũng phù hợp với y lý của YHCT.

4.2. Kết quả điều trị

* Về sự thay đổi điểm VAS trước và sau điều trị

BN đến bệnh viện hầu hết do đau vùng CSC, do đó để đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh, trước tiên phải đánh giá mức độ giảm đau của BN sau điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.9 cho thấy: Trước điều trị, tỉ lệ BN có mức độ đau vừa và đau nhiều chiếm đa số với 54% số BN đau mức độ vừa và 40% số BN đau mức độ trung bình. Còn lại 6% số BN có đau mức độ ít và không có BN nào không đau. Điểm trung bình VAS trước điều trị là 5,89 ± 1,64. Sau điều trị, số BN không đau và đau ít chiếm đa số với 46% BN không đau và 48% BN đau ít, còn lại 6% BN đau vừa và không có BN nào đau nhiều. Trung bình điểm VAS sau điều trị là 2,36 ± 1,23 nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với trước điều trị. Điều này chứng tỏ phương pháp điều trị bằng XBBH kết hợp với kéo giãn CSC có hiệu quả làm giảm đau ở bệnh nhân TVĐĐ do THCSC.

Chúng tôi cho rằng, phương pháp XBBH là một trong những phương pháp điều trị theo phản xạ. Đặc điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào vùng da bị kích thích mà điều chỉnh hợp lý mức độ tác động tới các bộ phận cảm thụ của da, cơ, mạch máu và thần kinh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi còn kết hợp cả phương pháp kéo giãn CSC, kéo giãn cột sống có tác dụng giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm, lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng, do đó giải phóng chèn ép, làm bệnh nhân đỡ đau.

* Về kết quả điều trị chung

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ biểu đồ 3.4 thấy: sau điều trị, số Bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá chiếm đa số với 42% số Bệnh nhân đạt kết quả tốt và 48% số Bệnh nhân đạt kết quả khá, còn lại 8% số Bệnh nhân đạt kết quả trung bình và 2% số Bệnh nhân đạt kết quả kém. Như vậy phương pháp XBBH kết hợp kéo giãn CSC điều trị tốt đối với Bệnh nhân TVĐĐ do THCSC.

* Về thể bệnh theo y học cổ truyền

Để nghiên cứu mối liên quan giữa thể bệnh theo YHCT và kết quả điều trị, chúng tôi thống kê qua bảng 3.12. Qua bảng này chúng tôi thấy: Tỉ lệ BN đạt loại tốt và khá ở cả 2 thể chiếm đa số, trong đó ở thể phong hàn thấp tý tỉ lệ bệnh nhân đạt loại tốt là 46,43% và loại khá là 50%, ở thể huyết ứ, tỉ lệ BN đạt loại tốt là 40,91% và loại khá là 45,45%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 ở 2 thể. Ở thể phong hàn thấp tý có 1/28 BN đạt kết quả loại trung bình và không có BN nào đạt loại kém, ở thể huyết ứ có 2/22 BN đạt kết quả loại trung bình và có 1/22 BN đạt kết quả kém. Sự khác biệt ở nhóm BN đạt kết quả trung bình ở 2 thể có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, sự kết hợp của phương pháp XBBH và kéo giãn cột sống điều trị trên BN Chứng Tý đều cho kết quả tốt ở cả hai thể phong hàn thấp tý và huyết ứ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 50 Bệnh nhân TVĐĐ-CSC do thoái hóa cột sống bằng phương pháp XBBH kết hợp kéo giãn cột sống chúng tôi thấy: 1. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ có tác dụng làm giảm đau, cải thiện chức năng sinh hoạt của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống cổ.

- SĐT trung bình điểm VAS là 2,36 ± 1,23 nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với TĐT.

- SĐT biên độ hoạt động cột sống cổ ở tất cả các động tác: cúi, ngửa, nghiêng, quay đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so với TĐT với p <0,05.

- Số BN co cứng cơ cạnh sống giảm từ 100% xuống còn 8% số BN co cứng cơ SĐT.

- Kết quả điều trị chung thu được: 42% đạt loại tốt, 48% đạt loại khá, 8% đạt loại trung bình, 2% đạt loại kém.

2. Các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị.

Phương pháp XBBH kết hợp kéo giãn CSC có tác dụng điều trị như nhau trên các Bệnh nhân TVĐĐ-CSC với p > 0,05 :

- Lứa tuổi trên hoặc dưới 40 tuổi.

- Thời gian mắc bệnh trên hay dưới 1 tháng. - Các tác nhân gây bệnh khác nhau.

- Các thể bệnh khác nhau của YHCT.

* Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào có tác dụng điều trị không mong muốn trong nghiên cứu này.

KIẾN NGHỊ

1. Phương pháp XBBH kết hợp kéo giãn là phương pháp điều trị không dùng thuốc cho TVĐĐ-CSC an toàn và hiệu quả, vì thế nên áp dụng rộng rãi trong các cơ sở phục hồi chức năng, các phòng khám YHCT để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi số lượng BN đông hơn với thời gian nghiên cứu dài hơn để đánh giá chính xác các tác dụng điều trị và có thể đánh giá được thời gian duy trì tác dụng điều trị của phương pháp này. 3. Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá mối liên quan giữa hiệu quả lâm sàng

của phương pháp kết hợp này với hình ảnh TVĐĐ-CSC trên cận lâm sàng (hình ảnh CT scanner hoặc MRI).

1. Hành chính Mã hồ sơ: ………...

Họ và tên:………..Tuổi………... Giới tính: Nam Nữ

Nghề nghiệp: Cán bộ văn phòng Lao động chân tay

Địa chỉ: ………... Điện thoại liên hệ: ……….. Ngày vào viện:……….Ngày ra viện:………..

2. Các chỉ tiêu đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khởi phát bệnh: Đột ngột Từ từ Thời gian bị bệnh: ≤ 1 tháng > 1 tháng Tác nhân ảnh hưởng: Ngồi nhiều Vận động CSC nhiều

Chưa rõ nguyên nhân - Đánh giá đau theo thang điểm VAS:

Mức độ TĐT SĐT Không đau Đau ít Đau vừa Đau nhiều - Biên độ vận động CSC:. Động tác TĐT SĐT Cúi

- Co cứng cơ cạnh sống:

Mức độ TĐT SĐT

Có không

- Chụp phim XQ thường quy thấy:

Bình thường Thoái hóa CSC - Chụp MRI có hình ảnh thoát vị tại:………….

- Thể bệnh YHCT: Phong hàn thấp tý Huyết ứ Bảng câu hỏi NPQ Chỉ số Tình trạng Điểm TĐT SĐT Cường độ đau Không đau Đau ít Đau trung bình Đau nhiều Không chịu nổi

0 1 2 3 4 Đau và giấc ngủ Ngủ bình thường

Đôi khi bị đau ảnh hưởng Thường xuyên

Ngủ < 5 giờ do tê hoặc dị cảm Ngủ < 2 giờ do đau 0 1 2 3 4 Dị cảm về đêm Không có Đôi khi Thường xuyên

Ngủ < 5 giờ do tê hoặc dị cảm Ngủ < 2 giờ do tê hoặc dị cảm

0 1 2 3 4 Thời gian kéo dài

Cổ và tay bình thường suốt ngày Có triệu chứng < 1 giờ

0 1

Triệu chứng kéo dài suốt ngày Mang

xách đồ vật

Có thể xách nặng không đau thêm Có thể xách nặng nhưng đau thêm Có thể xách nặng vừa phải

Chỉ xách được vật nhẹ

Không mang xách được đồ vật

0 1 2 3 4 Đọc hoặc xem ti vi Bình thường

Làm được nếu ở tư thế thoải mái Làm được nhưng gây đau thêm Làm thời gian ít hơn do đau Không làm được do đau

0 1 2 3 4 Làm việc/ Việc nhà Bình thường

Làm được nhưng đau thêm Làm ½ thời gian bình thường

Làm khoảng ¼ thời gian bình thường Hoàn toàn không làm được công việc

0 1 2 3 4 Hoạt động xã hội Bình thường

Bình thường nhưng đau thêm Hạn chế nhưng có thể ra ngoài Chỉ làm được ở nhà

Hoàn toàn không làm được do đau

0 1 2 3 4 - Mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày theo điểm NPQ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức ảnh hưởng TĐT SĐT Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V

Ngày…….tháng……..năm…..…..

1. Trần Ngọc Ân (2009), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học.

2. Vũ Quang Bích (2004), Bệnh thần kinh vùng cổ vai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 30 – 55.

3. Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội ( 2006 ), Giải phẫu

người, Nhà xuất bản Y học, tr. 401 – 406.

4. Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Y học cổ

truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 102 – 108.

5. Bộ Y tế (1996), Kim quỹ yếu lược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 30 – 60. 6. Bộ Y tế (1996), Nội kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 20 – 75. 7. Bộ Y tế (1998), Nạn kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 24 – 71. 8. Các bộ môn nội, Trường Đại học Y Hà Nội ( 2004 ), Bài giảng bệnh

học Nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học.

9. Hoàng Bảo Châu (1995), Phương thuốc cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 317.

10. Hoàng Bảo Châu (2006), “Chứng tý”, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, tr 528 – 538.

11. Lê Quang Cường (2008), Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 22 – 116.

12. Nguyễn Đức Hiệp (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị phẫu

thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, luận văn thạc sỹ, trường Đại

khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

14. Học Viện Trung Y Quảng Châu (1991), Trung Y chẩn đoán học giảng

nghĩa, Bản dịch của Hội Y cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, tr. 87- 100.

15. Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Hà Nội (2006), Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 249 – 379.

16. Nguyễn Nhược Kim (2009), Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, tr.66. 17. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2008), Châm cứu và các phương

pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr 37 – 225.

18. Nguyễn Đức Liên (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại bệnh viện Việt Đức, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội, tr 46 – 52.

19. Trương Văn Lợi (2007), Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng co cứng

cơ vùng cổ gáy bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

20. Hồ Hữu Lương (2006), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học, 256 trang.

21. Nguyễn Thị Thắm (2008), Đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy

trong thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu,

luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội, tr 45- 54.

22. Đỗ Thị Lệ Thúy (2003), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hội chứng tủy cổ do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Thạc sỹ Y

24. Lâm Tinh, Tuy Văn Phát (2003), Xoa bóp bấm huyệt và tăng cường sức

khỏe (Hà Kim Sinh dịch), Nhà xuất bản Thể dục thể thao, tr 375.

25. Tuệ Tĩnh (1993), Nam dược thần hiệu, Nhà xuất bản Y học, tr. 45- 87. 26. Tuệ Tĩnh (2007), “Các bệnh có đau”, Tuệ Tĩnh toàn tập, NXB Y học,

tr. 125 – 145.

27. Lê Hữu Trác (2008), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hội Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.

28. Chu Quốc Trường (1990), Bấm huyệt chữa bệnh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 45- 87.

29. Chu Quốc Trường (1996), Nghiên cứu lâm sàng thiểu năng tuần hoàn não

mạn tính giai đoạn đầu theo y học cổ truyền và điều trị bằng phương pháp bấm huyệt, Luận án PTS khoa học Y dược, Học viện Quân Y.

30. Trường đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, tr.152 -160.

31. Viện Đông Y (1984), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học, tr. 315- 317. 32. Viện nghiên cứu Trung Y (2008), Chẩn đoán phân biệt chứng trạng

trong Đông Y, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, tr 681 – 690.

33. Viện nghiên cứu Trung Y (2010), Chẩn đoán phân biệt chứng hậu

study in an NHS pain clinic, Acupunct. Med. 22(3), pp.146 – 151.

35. David J., Modi S., Aluko A. A. et al. (1998), Chronic neck pain: a

comparison of acupuncture treatment and physiotherapy, Br. J.

Rheumatol., 37(10), pp. 1118-1122.

36. Dieck G. S., Kelsey J. L. Goel V. K., et al. (1985), An epidemiologic study of the relationship between postural asymmetry in the teen years and subsequent back and neck pain, Spine; 10: 872-877.

37. Dong H., Wang X., Meng X. et al. (2005), Forty – six cases of the

nerve root – involved cervical spondylopathy treated by needling the ‘Sitian’ points, J. Tradit. Chin. Med., 25(3), pp. 163- 165.

38. Douglass A. B., Bope E. T. (2004), Evaluasion and treatment of

posterior neck pain in family practice, J. Am. Board Fam. Pract., 17

Suppl., pp. S13-22.

39. Emery S. E. (2001), Cervical spondylotic myelopathy: diaglosis and

treatment, J. Am. Acad. Orthop. Surg., 9(6), pp. 376-388.

40. Fang C., Fan. Y., Wang T. (1999), The nerve-root-type cervical

spondylopathy treated by massotherapy with an observation of microcirculation in the affected limb, J. Trandit. Chin. Med., 19(4), pp. 292-295.

41. Frank H. Netter, MD (2001), Atlas of Human Anatomy, Summit, New Jersey, pp. 26-34.

42. Gore D. R., Sepic S. B., Gardner G. M. (1986), Roentgenographic findings

44. Gross A. R., Aker P. D., Quartly C. (1996), Manual therapy in the (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

treatment of neck pain, Rheum Dis Clin. North Am. 22(3), pp. 579-598.

45. Haraldsson B. G., Gross A. R., Myers C. D. et al. (2006), Massage for

mechanical neck disorders, Cochrane Database Syst Rev., 3: CDOO4871.

46. Hong E. S., Deng M. Y., Cheng L. H. et al. (2005), Effect of vertebral

manipulation therapy on vertebro – basilar artery blood flow in cervical spondylosis of vertebral artery type, Zhongguo Zhong Xi Yi

Jie He Za Zhi., 25(8), pp. 742- 744.

47. Irnich D., Behrens N., Molzen H. et al (2001), Randomized trial of

accupunture compared with conventional massage and “sham” laser accupunture for treatment of chronic neck pain, BMJ., 322(7302), pp.

1574 – 1578.

48. Irnich D., Behrents N., Gleditsch J.M. et al (2002), Immediate effects

of dry needling and acupuncture at distant points in chronic neck pain: result of a randomized, double – blind, sham – controlled crossover trial, Pain, 99(1-2), pp. 83 – 89.

49. Jin J. (1999), Treatment of spinal- cord- type cervical spondylosis by

Chinese massotherapy, J. Tradit. Chin. Med., 19(1), pp. 52- 53.

50. Jin Y., Chen W. (1995), Personal experience in the treatment of

cervical spondylosis by massage therapy, J. Tradit. Chin. Med., 15(2),

pp. 141- 144.

51. Kjellman G. V., Skargren E. I., Oberg B. E. (1999), A critical analysis of

randomised clinical trials on neck pain and treatment efficacy. A review of the literature, Scand J. Rehabil. Med., 31(3), pp. 139- 152.

analysis, Z Orthop. Ihre Grenzged., 141(4), pp. 359-400.

53. Lee JH, Lee SH (2011), Comparison of clinical effectiveness of cervical transforaminal steroid injection according to different radiological guidances (C-arm fluoroscopy vs. computed tomography fluoroscopy), pp 23 – 34.

54. Li J. (2004), A combined therapy for cervical spondylopathy, J. Tradit.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 41 - 60)