Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 25 - 27)

Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các BN nghiên cứu

Lứa tuổi Số BN Tỉ lệ ( % ) ≤ 30 5 10 30 – 39 6 12 40 – 49 15 30 50 – 59 16 32 60 - 70 8 16 X ± SD 48,38 ± 11,10

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 48,38 ± 11,10 trong đó trẻ nhất là 27 tuổi, già nhất là 67 tuổi, nhóm tuổi từ 40 – 49 tuổi và 50 – 59 tuổi chiếm đa số với 30% và 32%.

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của các BN nghiên cứu

Nhận xét: Số BN nữ là 32 bệnh nhân chiếm 64% cao hơn ở nam giới là 18 bệnh nhân chiếm 36%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Nghề nghiệp Số BN Tỉ lệ (%) p

Lao động trí óc 36 72

< 0,05

Lao động chân tay 14 28

Nhận xét: Số BN lao động trí óc là 36/50 BN chiếm 72% lớn hơn số bệnh nhân lao động chân tay là 14/50 BN chiếm 28%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm khởi phát bệnh

Nhận xét: Đa số các BN khởi phát bệnh từ từ, trong đó có 37/50 BN khởi phát từ từ chiếm 74%. Còn lại 13/50 BN khởi phát bệnh đột ngột, chiếm 26%, sự khác biệt của 2 nhóm BN có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Thời gian mắc bệnh Số BN Tỉ lệ (%) p

> 1 tháng 32 64

< 0,05

≤ 1 tháng 18 36

Nhận xét: Đa số BN có thời gian mắc bệnh trên 1 tháng, gồm 32/50 BN chiếm 64% lớn hơn so với nhóm BN có thời gian mắc bệnh dưới 1 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 3.3. Các tác nhân ảnh hưởng

Nhận xét: Tỉ lệ BN do tác nhân ngồi nhiều chiếm đa số với 50%, tỉ lệ BN do vận động CSC quá mức chiếm 34% và tỉ lệ BN không rõ nguyên nhân chiếm 16%, sự khác biệt về tỉ lệ BN do các tác nhân trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 25 - 27)