Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 36 - 39)

* Về tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy, tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 48,38 ± 11,10 trong đó ít nhất là 27 tuổi, nhiều nhất là 67 tuổi, nhóm tuổi từ 40 – 49 tuổi và 50 – 59 tuổi chiếm đa số với 30% và 32%, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác.

Theo nhiều tác giả, bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, hay gặp ở người đang trong độ tuổi lao động làm ảnh hưởng nhiều đến nên kinh tế. Theo Gore D.R. (1986) [42] và Kelsey J.L. (1985) [36], độ tuổi mắc bệnh trung bình là 40. Theo Hồ Hữu Lương (2006), 64,86% THCSC và TVĐĐ có biểu hiện lâm sàng ở độ tuổi lao động từ 36 – 49 tuổi [20]. Theo Trương Văn Lợi (2007), độ tuổi của các BN có hội chứng co cứng cơ vùng cổ gáy là 49,44 ± 12,62 với độ tuổi ít nhất là 23 tuổi và nhiều nhất là 79 tuổi [19].

Nhìn dưới góc độ y lý của YHCT thì vào lứa tuổi này người bệnh đã trải qua một thời gian dài lao động trong nhiều năm, nên ảnh hưởng đến chính khí và các phủ tạng.

* Về giới tính

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo biểu đồ 3.1 thu được, số BN TVĐĐ-CSC ở nữ giới là 32 BN chiếm 64% cao hơn ở nam giới là 18 BN chiếm 36%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trương Văn Lợi (2007) về BN có hội chứng co cứng cơ vùng cổ gáy có tỉ lệ BN nữ chiếm 72,2% và nam chiếm 27,8% [19].

Tuy nhiên, TVĐĐ do THCSC gặp ở cả nam và nữ, sự phân bố về tỉ lệ nam nữ khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Thúy (2003), ở những BN THCSC thấy tỷ lệ nam giới là 58,3% và nữ giới là 41,7% [22]. Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, tác giả Irnich D. và cộng sự (2001) trên 177 BN đau cổ gáy mạn tính thấy tỉ lệ nữ giới là 66,1% cao hơn ở nam giới là 33,9% [47].

Nếu theo y lý của YHCT thì nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới, do nữ có đặc thù về kinh nguyệt và thai sản… những nhân tố này dễ làm tổn hao khí huyết, nên dễ ảnh hưởng đến sự suy giảm của chính khí. Nhưng mặt khác chúng ta cũng phải nhìn nhận lại rằng nam giới với đặc thù công việc thường đòi hỏi lao động thể lực nặng hơn nữ giới, do vậy những sang chấn hay vi chấn thương nghề nghiệp sẽ thường gặp hơn nữ. Nên theo nhiều thống kê tỷ lệ giới tính thường gặp không thống nhất.

* Về tính chất nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.2 cho thấy số BN lao động trí óc là 36/50 BN chiếm 72% lớn hơn số BN lao động chân tay là 14/50 BN chiếm 28%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các BN lao động trí óc thường là những người yêu cầu công việc phải ngồi nhiều, cổ

thường ở tư thế cúi. Điều này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác. Theo Kelsey J.L. (1985) các nghề nghiệp thói quen liên quan bệnh là: thợ lặn, khuân vác, hút thuốc, các động tác cúi gập quá mức, lái xe, bấm nắn cổ không đúng kỹ thuật, các nghệ sĩ piano, đánh trống, xiếc nhào lộn… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn [36].

* Về đặc điểm khởi phát bệnh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: số các BN khởi phát bệnh từ từ, trong đó có 37/50 BN khởi phát từ từ chiếm 74%. Còn lại 13/50 BN khởi phát bệnh đột ngột, chiếm 26%, sự khác biệt của 2 nhóm BN có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Thúy (2003) số BN khởi phát từ từ chiếm 83,3%, số BN khởi phát đột ngột chiếm 16,7% [22]. Do BN nghiên cứu là các bệnh nhân TVĐĐ-CSC do thoái hóa cột sống nên hoàn toàn phù hợp với tính chất khởi phát bệnh từ từ ở Bệnh nhân THCSC.

* Về thời gian mắc bệnh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được theo bảng 3.3 cho thấy đa số BN có thời gian mắc bệnh trên 1 tháng, gồm 32/50 BN chiếm 64% lớn hơn so với nhóm BN có thời gian mắc bệnh dưới 1 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ở các nghiên cứu trên các BN đau cổ mạn tính như trong nghiên cứu của tác giả Blossfeldt P. (2004) có thời gian mắc bệnh trung bình là 38 tháng [31]. Dưới góc độ y lý của YHCT khi người bệnh có thời gian mắc bệnh kéo dài thường làm tổn thương đến chính khí nhiều hơn, làm người bệnh khó hồi phục hơn và dễ tái phát.

* Về tác nhân ảnh hưởng đến khởi phát bệnh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được theo biểu đồ 3.3, tỉ lệ BN do tác nhân ngồi nhiều chiếm đa số với 50%, tỉ lệ BN do vận động CSC quá mức chiếm 34% và tỉ lệ BN không rõ nguyên nhân chiếm 16%, sự khác biệt về tỉ lệ BN do các tác nhân trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các Bệnh nhân TVĐĐ-CSC do thoái hóa cột sống do đó hay gặp ở các BN ngồi nhiều với động tác cúi cổ thường xuyên gây ra các vi chấn thương vào đĩa đệm CSC làm thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm CSC, trước hết là đĩa đệm, tiếp đến ở các mặt khớp, thân đốt sống, dây chằng. Tác nhân do vận động CSC quá mức gây ra các chấn thương vào vùng CSC hình thành lên TVĐĐ-CSC, tỉ lệ này chiếm ít hơn với 34% và không rõ nguyên nhân chiếm 16%.

Trong y lý YHCT luôn đề cập tới sự cân bằng âm dương, là nguồn gốc của sức khỏe, tất cả những yếu tố tác động làm mất sự cân bằng này đều dẫn đến bệnh tật phát sinh. Tĩnh là âm, động là dương sự vận động cột sống cổ quá mức làm mất sự cân bằng này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w