Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo YHHĐ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 39 - 41)

* Về mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS trước điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng thang điểm VAS là thang điểm được dùng rất thông dụng để đánh giá mức độ đau của BN. Qua nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.4 cho thấy: Trước điều trị, tỉ lệ BN có mức độ đau vừa và đau nhiều chiếm đa số với 54% số BN đau mức độ vừa và 40% số BN đau mức độ trung bình. Còn lại 6% số BN có đau mức độ ít và không có BN nào không đau. Điểm trung bình VAS trước điều trị là 5,89 ± 1,64.

Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng đau trong TVĐĐ do THCSC thường là đau vừa và đau nhiều. BN thường tìm đến thày thuốc vì lý do này.

* Về biểu hiện co cứng cơ cạnh sống

Qua nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.5 thu được 100% số BN có biểu hiện có cứng cơ cạnh sống, không có BN nào không biểu hiện co cứng cơ cạnh sống. Điều này phù hợp với y văn kinh điển và các nghiên cứu của các tác giả khác như tác giả Đỗ Thị Lệ Thúy (2003) [22]. Co cứng cơ vùng cổ gáy là biểu hiện lâm sàng xuất phát từ các đĩa đệm CSC. Các triệu chứng khu trú vùng cổ với các đặc trưng là đau phụ thuộc vào tư thế của cổ vai, căng cơ và hạn chế vận động CSC [14].

* Về biên độ hoạt động của CSC trước điều trị.

Qua nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.6 cho thấy, hầu hết BN vào viện đều có sự hạn chế biên độ hoạt động của CSC/TĐT, trong đó: trung bình biên độ động tác cúi là 22,82 ± 5,86 (0), động tác ngửa là 28,84 ± 7,42 (0), động tác nghiêng là 27,74 ± 6,78 (0), động tác quay là 31,33 ± 6,93 (0). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác, trong đó theo tác giả Trương Văn Lợi (2007), trung bình biên độ động tác cúi là 21,47 ± 6,84 (0), động tác ngửa là 29,50 ± 6,30 (0), động tác nghiêng là 26,67 ± 7,55 (0), động tác quay là 30,92 ± 7,15 (0) [19].

* Về đặc điểm vị trí thoát vị đĩa đệm trên MRI

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.7 thu được tỉ lệ BN TVĐĐ ở vị trí C4 – C5 và C5 – C6 chiếm đa số với 42% Bệnh nhân TVĐĐ ở vị trí C4 – C5 và 34% BN thoát vị ở vị trí C5 – C6, còn lại 18% BN thoát vị ở vị trí C6 – C7, 6% BN thoát vị ở vị trí C3 – C4. Kết quả này phù hợp với kết quả của Gore D.R. (1986) [39] và Kelsey J.L. (1985) [36]: vị trí hay gặp là vị trí C4 – C5 và C5 – C6. Đây là 2 vị trí chịu lực nhiều nhất ở vùng cổ vì vậy dễ bị tổn thương đĩa đệm nhất. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả Hồ Hữu Lương (2003) [20] và tác giả Vũ Quang Bích (2004) [2].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp với kéo giãn cột sống cổ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w