5. Bố cục của luận văn
3.2.1.2. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn huyện (dưới đây gọi tắt là các tổ chức) có tính đặc thù là kém ổn định và thường xuyên biến động, thậm chí có thể có biến động rất lớn trong những thời gian và điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, mặt tích cực không thể phủ nhận của nguồn vốn này là lãi suất huy động thấp, góp phần hạ thấp giá đầu vào, hạ thấp chi phí chủ yếu của hoạt động tín dụng. Do vậy, tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức này là giải pháp hỗ trợ tích cực cho hoạt động huy động vốn, tăng tính linh hoạt của tín dụng, tăng hiệu quả đích thực của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn.
Để huy động được nguồn vốn này, ngoài các giải pháp đẩy mạnh quảng cáo tuyên truyền, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, mở rộng và nâng cao năng lực mạng lưới huy động đã nêu, còn cần phải:
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn. Trong đó, chú trọng giữ vững các mối quan hệ truyền thống và tích cực xây dựng quan hệ tốt đẹp với các đối tác mới. Trong khuôn khổ các điều kiện tín dụng hiện hành, NHNo&PTNT sẵn sàng đáp ứng các chu cầu về vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp, đơn vị hoạt động. Đồng thời, NHNo&PTNT cũng là cầu nối trung gian giải quyết các yêu cầu về tiền tệ, thanh toán cho các tổ chức.
Giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn được cụ thể hoá bằng các nội dung cụ thể trên đây chỉ phát huy tác dụng khi và chỉ khi nó được thực hiện một cách đồng bộ với các giải pháp khác về tín dụng, như: mở rộng đối tương cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, hạn chế rũi ro, nâng cao năng lực nội sinh của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
Kiến nghị để thực hiện giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn
Cần có sự thống nhất về lãi suất huy động, cơ chế khuyến mãi trong hệ thống các ngân hàng thương mại, tránh cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây nên những biến dị của hoạt động tín dụng, tác động xấu vào nền kinh tế. Cần phải có cơ chế xử lý nghiêm minh các trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh nấp dưới các chiêu bài khuyến mãi mờ ám của các NHTM.
- Đối với NHNN Vịêt Nam:
Thể thức tiết kiệm được hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian gửi của NHNo&PTNT Việt Nam được ban hành theo Quyết định 165/QĐ - HĐQT, ngày 26 tháng 5 năm 2003 và Quyết định số 66/QĐ/HĐQT-NV, ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam là loại tiết kiệm có kỳ hạn (kỳ hạn bậc thang do NHNo&PTNT Việt Nam quy định, khách hàng lùa chọn), người gửi tiền có quyền rút vốn (gốc và lãi) trong bậc thời gian gửi và được hưởng một khoản tiền lãi với bậc lãi suất kỳ hạn phù hợp với thời gian gửi vốn.
Đây là sản phẩm mới, đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam, có quy chế huy động minh bạch, công khai ngay từ khi ban hành, không có những yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh. Từ khi áp dụng thể thức tiết kiệm mới này, đông đảo khách hàng hoan nghênh và hưởng ứng, đã thu hót rất lớn vốn nhàn rỗi tại các địa phương vào ngân hàng, góp phần không nhỏ trong việc mở rộng tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo công văn số 5958/NHNN-CSTT, ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v: lãi suất tiết kiệm bậc thang của NHNo&PTNT” cho rằng thể thức tiết kiệm bậc thang của NHNo&PTNT Việt Nam “chưa phù hợp với các quy định tại Điều 16 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc NHNN” (đối với các trường hợp rút vốn trước hạn, lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành). Từ lý do đó, NHNN không cho phép NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục áp dụng thể thức này và “NHNN đang xem xét, nghiên cứu các quy định về rút tiền gửi trước hạn cũng như các quy định khác tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm để có chỉnh sửa thích hợp”.
Sau khi tạm ngưng huy động thể thức tiết kiệm bậc thang, số dư tiền gửi tiết kiệm tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn sụt giảm, ảnh hưởng đến hoạt
động huy động nguồn vốn từ dân cư, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng. trên địa bàn NHNo&PTNT phục vụ.
Do vậy, đề nghị NHNN Việt Nam sớm xem xét, nghiên cứu bổ sung Quy chế về tiền gửi tiết kiệm để NHNo&PTNT Việt Nam được tiếp tục áp dụng thể thức tiết kiệm bậc thang nh- đã ban hành.
3.2.2. Mở rộng đối tƣợng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng
Phân tích thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện hiện nay cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều cá nhân, đơn vị trên địa bàn có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, phục vụ các nhu cầu đời sống nhưng do rào cản về điều kiện vay vốn, khả năng phục vụ của NHNo&PTNT, đã không thể tiếp cận được vốn tín dụng của NHNo&PTNT. Điều đó đã hạn chế tính tích cực vốn có của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn, gây nên tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT.
Từ thực trạng đó, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng trước hết phải có quan điểm đầu tư đúng đắn, có cơ chế để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, trên cơ sở an toàn và hiệu quả.
- Mở rộng đối tượng cho vay:
Để mở rộng đối tượng tín dụng không chỉ giữ vững và phát triển các đối tượng truyền thống đã và đang quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT mà còn phải chú trọng đến các đối tượng mới, như: Tín dụng tiêu dùng, trang trại, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh quyền sử dụng đất công nghiệp...
Tín dụng tiêu dùng: Có đối tượng vay vốn chủ yếu là CBVC lao động hưởng lương nhà nước, thu nhập ổn định. Đây là loại hình tín dụng có quy trình nghiệp vụ đơn giản, khả năng rủi ro rất thấp hoặc hầu như không có, nhưng các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn còn thiếu sự đầu tư đúng mức.
Cần tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa NHNo&PTNT trên địa bàn với các tổ chức, doanh nghiệp, dưới hình thức hợp đồng trách nhiệm, đại lý trung gian, để để đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. Trong đó cần chú trọng đến ngành Giáo dục với hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, Y tế 200 CBCNV, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khởi động SXKD với hàng ngàn lao động...
Mục đích sử dụng vốn cũng cần phải được đa dạng hoá: cho vay mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, hoặc thậm chí cho vay để giải quyết các nhu cầu tổ chức hiếu, hỹ, tiệc mừng... Ngoài ra cần phải đơn giản hoá các thủ tục, chấn chỉnh lại việc yêu cầu người vay cung cấp những giấy tờ hồ sơ không cần thiết, không có trong quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, phát huy đến mức tối đa tiện ích và hiệu quả của loại hình tín dụng này.
Tín dụng đầu tư kinh tế trang trại: Đây là loại hình kinh tế đang rất được khuyến khích phát triển, bởi nó vừa phát huy được tiềm năng về rừng, đất đai, thổ nhưỡng, vừa thu hót được nhiều lao động phổ thông khá dồi dào tại địa phương, sản xuất hàng hoá với mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận.
Kinh tế trang trại phải có quy mô diện tích phù hợp với các yêu cầu sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều lao động. Tín dụng kinh tế trang trại cần chú ý phân loại, xác lập theo đúng các tiêu chí quy định. Cần mở rộng cho vay kết hợp tín dụng có đảm bảo và không cần tài sản thế chấp, kết hợp cho vay đối tượng là doanh nghiệp (làm kinh tế trang trại) với hộ nông dân để đưa vốn tín dụng đến đúng nơi cần và mang lại hiệu quả thiết thực. Chủ động tiếp cận, xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp đã có giấy phép đầu tư kinh tế trang trại lớn trên địa bàn. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNo&PTNT với Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trong việc thực hiện các chính sách khuyến nông, hỗ trợ phát triển nông nghiệp của UBND tỉnh. Cụ thể là Quyết định số 30/QĐ-UB, ngày 24/5/2002 về “Cơ chế tài chính khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn Bắc Giang” và Quyết định số 66/QĐ-UB, ngày 20/8/2004 về “cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của UBND tỉnh Bắc Giang.
Tín dụng phát triển làng nghề: Trên cơ sở quy hoạch vùng dự án làng nghề huyện Yên Dũng đến năm 2015, các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn cần phải chủ động xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển phù hợp. Trong đó, chủ động xây dựng phương án đầu tư phát triển làng nghề làm trống mây tre đan (xã Nội Hoàng), làm gỗ mỹ nghệ xã Lãng Sơn...
Mở rộng áp dụng các hình thức tín dụng đối với làng nghề là rất cần thiết. Trong đó, chú trọng mở rộng cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhằm khắc
phục được những hạn chế về hồ sơ, thủ tục đối với các chủ thể là hộ sản xuất, doanh nghiệp....
Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thích hợp, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để đưa vốn tín dụng vào đầu tư phát triển làng nghề một cách an toàn và hiệu quả...
Tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là loại hình doanh nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện, nên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là đối tượng tín dụng chủ yếu trong tín dụng doanh nghiệp của NHNo&PTNT. Tuy nhiên, hiện nay số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT trên địa bàn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT trên địa bàn, đó là điều bất thường. Do vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tiếp thị, chủ động mời gọi các doanh nghiệp đặt quan hệ. Mặt khác, về phía NHNo&PTNT cần tổ chức điều tra, khảo sát nắm bắt các nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng để có những quyết sách hợp lý.
Chú trọng triển khai các dịch vụ ngoại hối, ngoại tệ, tín dụng xuất, nhập khẩu để đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp mới đang đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn ... cần phải sớm tiếp cận, ngay từ khâu xây dựng cơ bản. Ngoài ra, sớm giải quyết các vướng mắc từ thủ tục và điều kiện vay vốn để mở rộng cho vay, nâng mức dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đất khu công nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng cần phải có những động thái tích cực để vượt qua trở ngại về quy chế địa bàn để xúc tiến cho vay trọn gói đối với Công ty TNHH Hương Tiến. Đây là đơn vị có năng lực tài chính mạnh, có quy mô hoạt động lớn, SXKD trên nhiều loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác nhau (vật liệu xây dựng cao cấp, khai thác khoáng sản, du lịch...) tại cụm công nghiệp thị trấn Neo, nhưng do quy chế địa bàn của NHNo&PTNT Việt Nam ràng buộc, đến nay chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Dũng vẫn chưa thể đầu tư trực tiếp.
Tín dụng đầu tư cho các loại hình kinh tế tập thể: Trên địa bàn huyện, hiện có đến 22 đơn vị kinh tế tập thể, trong đó 17 HTX SXKD trên lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, 5 HTX còn lại kinh doanh về CN - TTCN, dịch vụ vận tải. Đây là loại
hình kinh tế có nhiều tính ưu việt, kết hợp được sức mạnh tập thể với mỗi thành viên giải quyết có hiệu quả những vấn đề của SXKD và đời sống. Các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn cần phải tiếp tục đầu tư vào các HTX làm ăn hiệu quả và có nhiều đóng góp cho xã hội như HTX TTCN 27-7. Cần xem xét mạnh dạn cho vay, không cần tài sản thế chấp, qua tín chấp hoặc bản lãnh của Chính quyền sở tại, theo mức quy định đối với các HTX đã được chuyển đổi và có triển vọng phát triển, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho xã viên, người lao động.
- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng:
Ngoài các hình thức được áp dụng phổ biến, cần chú trọng các hình thức tín dụng đặc thù khác như: Tín dụng thuê mua tài chính, bảo lãnh, đồng tài trợ... Đây là các hình thức ngoài tín dụng truyền thống, ít phổ biến trong giai đoạn sự phát triển KT-XH địa phương còn thấp kém. Nhưng khi tiến trình xây dựng “huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp” đang ngày càng gần đến đích, KT-XH đã và đang có những bước phát triển khởi sắc và sôi động thì nhu cầu về tín dụng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi NHNo&PTNT phải có những sản phẩm tín dụng phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Việc đa dạng hoá các hình thức tín dụng không chỉ đơn thuần là các hình thức khác nhau mà trong mỗi hình thức cũng phải có nhiều sản phẩm tiện ích linh hoạt.
Trong tín dụng bảo lãnh, không chỉ áp dụng chủ yếu bảo lãnh dự thầu như hiện nay mà còn có các thể thức khác như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh trả chậm...
Về tín dụng cho thuê tài chính, cần phải có hướng sớm đưa (trực tiếp hay gián tiếp) vào áp dụng tại các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, thay vì tất cả các nhu cầu này đều phải thực hiện tại các công ty thuê mua tài chính ngoài địa bàn. Trong đó, có thể áp dụng nhiều phương thức khác nhau như: cho thuê tài chính 2 bên, 3 bên, tái cho thuê, cho thuê hợp tác để cùng tài trợ...
Giải pháp mở rộng đối tượng tín dụng và đa dạng hoá các sản phẩm và hình thức tín dụng sẽ tích cực đưa vốn tín dụng của NHNo&PTNT đến tận nơi, đúng lúc, phát huy nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, tích cực thúc đẩy sự phát triển KT- XH ở địa phương.
Kiến nghị để thực hiện giải pháp mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng:
- Đối với NHNN Việt Nam:
Cần có chủ trương tiếp tục tách bạch đối tượng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Đối với các đối tượng tín dụng chính sách hiện do NHNo&PTNT Việt Nam quản lý cần tiếp tục bàn giao sang NHCSXH (tín dụng khắc phục hậu quả hạn hán 1998, lũ lụt 1998 và lũ lụt 1999). Trong các trường hợp thiên tai lũ lụt gây thiệt hại nặng về vốn tín dụng NHNo&PTNT có cơ chế chuyển đối tượng sang tín dụng chính sách.
- Đối với NHNo&PTNT Việt Nam:
Nhu cầu về tín dụng thuê mua tài chính trên địa bàn huyện hiên nay là rất lớn. Là NHTMNN chiếm thị phần chủ yếu nhưng các chi nhánh NHNo&PTNT chưa được phép tham gia hình thức tín dụng có nhiều ưu điểm này. Để đa dạng hoá các hình thức tín dụng, đáp ứng tốt yêu cầu về mở rộng SXKD trên địa bàn huyện, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam có cơ chế cho phép các chi nhánh NHNo&PTNT cấp 2 được trực tiếp làm đại lý tín dụng cho thuê tài chính, cụ thể là đối với các chi nhánh Công ty Cho thuê tài chính Agribank thuộc địa bàn quản lý.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam