Kinh nghiệm rút ra trong việc phát huy vai trò tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 36 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.Kinh nghiệm rút ra trong việc phát huy vai trò tín dụng của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Từ huyện Mường La, Sơn La:

Mối quan hệ giữa KT-XH địa phương và tín dụng NHNo&PTNT đã được giải quyết một cách hợp lý, kịp thời và hiệu quả. NHNo&PTNT đã biết bám sát vào chủ trương lớn trong phát triển KT-XH địa phương, cụ thể là xây dựng công trình thuỷ điện, để tạo lập ngay từ đầu quan hệ tín dụng với công nhân, đưa vốn tín dụng và các dịch vụ NHNo&PTNT vào phục vụ cho số lượng lớn công nhân.

Khi đó, vốn tín dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống cán bộ, công nhân đang làm việc tại địa phương, gián tiếp tác động tích cực vào quá trình thi công công trình mang tính trọng điểm quốc gia (Thuỷ điện Sơn La), đồng thời mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng NHNo&PTNT.

- Từ huyện Quảng Trạch, Quảng Bình:

Đây là bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng sáng tạo và tích cực các chủ trương chính sách sử dụng công cụ tín dụng của Nhà nước để áp dụng vào công tác chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp tín dụng, tạo nên hiệu quả lớn.

Liên minh giữa NHNo&PTNT với các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ) tại địa phương, nếu thực hiện tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động tích cực vào đời sống KT-XH địa phương và sự phát triển của tín dụng NHNo&PTNT. Từ hoạt động của các “tổ vay vốn” (kết quả của sự liên minh giữa NHNo&PTNT và tổ chức) đã không chỉ đưa đồng vốn tín dụng đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con nông dân, chị em phụ nữ mà còn giúp Ých cho bà con được nắm bắt các chủ trương chính sách nhà nước, học cách làm ăn.

- Từ huyện Lục Nam, Bắc Giang:

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục Nam trong nhiều năm đã thực hiện tốt chủ trương chính sách hỗ trợ lãi suất của UBND tỉnh, tín dụng của NHNo&PTNT đã thực sự mang lại hiệu quả KT-XH cao, cơ cấu SX nông nghiệp trên địa bàn được chuyển biến tích cực, kinh tế trang trại phát triển, tỷ lệ giá trị sản lượng chăn nuôi ngày càng được nâng cao trong tổng sản phẩm SX nông nghiệp, tác động mạnh vào

quá trình chuyển dịch cơ cấu SX nông nghiệp, góp phần thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở địa phương..

- Từ huyện Việt Yên, Bắc Giang:

Chi nhánh NHNo&PTNT KCN, huyện Việt Yên hoạt động trên địa bàn với sự có mặt của rất nhiều NHTM khác, nhưng đơn vị đã vượt qua khó khăn và đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu công nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu CNH, HĐH của địa phương là nhờ thực hiện tốt các giải pháp: Vận dụng và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh; Bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tác nghiệp tín dụng trẻ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động tín dụng.

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phƣơng pháp chung

Phương pháp chung và tổng quát sử dụng để nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học.

1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Từ các thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân, tổ chức về tiếp cận nguồn vốn và nguồn vôn tín dụng vi mô của hộ nông dân nghèo. Các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ chương, chính sách về tài chính tín dụng của địa phương, tình hình hoạt động của các hệ thống tín dụng địa phương. Những thông tin thống kê về tình hình hoạt động của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Từ nhìn nhận bằng trực quan ban đầu và quá trình tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, người sản xuất nông nghiệp (những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tín dụng) về tác động của tín dụng đến việc xóa đói, giảm nghèo.

- Phương pháp điều tra hộ: Chọn mẫu ngẫu nhiên một số hộ ở 3 xã có tính chất đại diện cho từng vùng kinh tế. Sau khi chọn mẫu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ thông qua các phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn.

Chọn mẫu điều tra được dựa trên nguyên tắc phân vùng của huyện để chọn các xã điều tra có tính chất đại diện cho từng vùng.

Điều tra thử nghiệm một số hộ để đánh giá tính logic của các thông tin phiếu điều tra, sau đó kiểm tra và hoàn chỉnh phiếu điều tra thực tế.

1.4.2.2. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện và nộ i bộ các ngành kinh tế giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế,...

b. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại huyện Yên Dũng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.3. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia , các lãnh đạo có kin h nghiệm đánh giá về hoạt động tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thộn tại huyện Yên Dũng trong thời gian qua và các định hướng phát triển, những thuận lợi, khó khăn cho việc thực hiện trong tương lai.

1.4.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng vi mô - Lượng vốn vay từ các nguồn

- Số tiền bình quân hộ được vay - Lãi suất và thời hạn vay

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn vay

- Số lượng và tỷ lệ vay vốn cho từng ngành sản xuất, từng loại cây trồng và từng con gia súc.

- Tổng số hộ vay vốn của từng ngành trong tổng nguồn vốn vay từ ngân hàng của hộ nông dân nghèo

- Số lượng và tỷ lệ dư nợ quá hạn

* Chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ nông dân nghèo vay vốn tín dụng vi mô - Tình hình sử dụng đất đai của hộ

- Thu nhập thay đổi trước và sau khi vay vốn - Mức tăng, giảm việc làm khi được vay vốn - Mức sinh lời của đồng vốn

- Nhu cầu vay vốn của hộ - Tổng số vốn vay của hộ

(Doanh thu/đồng vốn vay; lợi nhuận/đống vốn vay)

* Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng vi mô trong nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững.

- Kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế; thu nhập bình quân; mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 36 - 40)