5. Bố cục của luận văn
1.3.1.1. một số huyện ngoài tỉnh Bắc Giang
- Tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La:
Đây là huyện có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối điển hình thuộc khu vực miền núi vùng Tây Bắc, là nơi có công trình thủy điện Sơn La đang xây dựng, với tổng vốn đầu tư khoảng 37 tỷ đồng, công suất thiết kế khoảng 2.000 MW.
Từ khi có quyết định đầu tư công trình thuỷ điện Sơn La, chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã chủ động khảo sát các nhu cầu tín dụng đối với khoảng
hơn 5.000 công nhân thường xuyên có mặt tại công trình và đã mở rộng các loại hình dịch vụ, thu hót tiền gửi, phục vụ cho vay tiêu dùng... Nhờ thế, chỉ trong năm 2004, lượng tiền gửi khách hàng đã tăng lên gấp 2,3 lần, đạt 15 tỷ đồng, vốn đầu tư cho hộ sản xuất tăng 1,6 lần, lên đến 19 tỷ đồng. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện không chỉ là bạn đồng hành của nông dân địa phương mà còn là đối tác của hàng ngàn công nhân thuỷ điện trong việc phục vụ các dịch vụ tiện ích, huy động vốn
- Tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình:
Quảng Trạch là một trong những huyện lớn của tỉnh Quảng Bình, có điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số... gần như tương đương với huyện Yên Dũng. Trong tổng số 33 xã có 8 xã miền núi (Yên Dũng có tổng số 25 xã, trong đó 21 xã miền núi), tổng số hộ 45.000 tương ứng với 193.000 nhân khẩu (Yên Dũng là 37.000 hộ và 168.000 nhân khẩu).
Năm 1999, chi nhánh NHNo&PTNT huyện có tổng nguồn vốn huy động 33,9 tỷ đồng; tổng dư nợ 32,2 tỷ đồng, nợ xấu 9,5% tổng dư nợ.
Trong 5 năm (1999-2004), chi nhánh NHNo&PTNT đã vận dụng sáng tạo, bám sát các chính sách chủ trương của Nhà nước để tháo gở khó khăn trong hoạt động tín dụng và phát huy mạnh mẽ vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH huyện. Đó là Quyết định số 67/CP, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các chính sách tín dụng phụv vụ nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết liên tịch 2308/NQ giữa Trung ương Hội nông dân với NHNo&PTNT Việt Nam và Nghị quyết Liên tịch 02/NQ giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ với NHNo&PTNT Việt Nam về các biện pháp đưa vốn NHNo&PTNT đầu tư qua các hội đoàn thể, biến các chủ trương chính sách trở thành hiện thực.
Các giải pháp vận dụng Nghị quyết Liên tịch 2308/NQLT và 02/NQLT như sau:
Mở hội nghị triển khai các nghị quyết xuống tận xã; Tham mưu UBND huyện thành lập các Ban Chi đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch cấp huyện và cấp xã; Giao khoán các chỉ tiêu tín dụng cho các chi nhánh cấp 3 và cả phòng tín dụng.
Bằng các giải pháp trên, sau 5 năm thực hiện đã thành lập được 162 tổ vay vốn, với 7.536 thành viên, giải ngân qua tổ 117 tỷ đồng. Đưa dư nợ qua tổ vay vốn
lên 86 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ của chi nhánh. Nợ xấu toàn chi nhánh năm 2004 rút xuống còn 0,96% (năm 1999 là 9,5%) [11. tr.15].