Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn (Trang 38 - 41)

3.Năng lượng nước

3.2.2. Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước:

Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến mơi trường tự nhiên nói chung và mơi trường nước nói riêng. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ. Những hoạt động tự phát, khơng có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ơ nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.

Kết cấu hạ tầng khai thác, sử dụng nước xuống cấp và tình trạng sử dụng nước lãng phí, thiếu hiệu quả:

Kết cấu hạ tầng đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng cùng với những yếu kém trong quản lý dẫn đến tình trạng khai thác, sử dụng nước khơng hiệu quả, lãng phí. Ở nhiều hệ thống cấp nước đơ thị, lượng nước thất thốt lên đến 40-50%, khả năng cấp nước theo thiết kế của các hệ thống thuỷ lợi đang suy

giảm. Nhiều cơng trình trên sơng (hồ chứa và đập tràn), do khi thiết kế hệ thống không chú ý đầy đủ đến nhu cầu bảo đảm dòng chảy cho hạ lưu đã dẫn đến tình trạng suy thối dịng chảy nghiêm trọng ở hạ lưu sơng, tăng xâm nhập mặn và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn nước của người dân sống ở vùng hạ lưu sông.

Sự phát triển kinh tế:

Ở nước ta, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng lớn bởi quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay làm phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mơ nhỏ hộ gia đình đến quy mơ lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.

Bên cạnh đó, do khai thác quá mức các tài nguyên liên quan như đất và rừng phục vụ cho sản xuất công nghiệp đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến tài nguyên nước, thay đổi chế độ dịng chảy tự nhiên vốn có, tăng dịng chảy lũ, giảm dịng chảy cạn, tăng mức độ xói mịn lưu vực, gây bồi lắng,v.v… Thêm vào đó là sự khai thác, sử dụng thiếu ý thức và thiếu sự kiểm soát tài nguyên nước mặt và nước dưới đất đã làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn nước. Sự thiếu hiểu biết và thiếu những biện pháp phịng chống ơ nhiễm cần thiết cũng làm cho tài nguyên nước suy thoái thêm về chất. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi cịn cho nước thải chảy tràn

trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.

Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gây ra những ô nhiễm đáng kể. Việc chăn ni gia súc, gia cầm ở hộ gia đình vùng nơng thơn cịn chưa có ý thức tiết

kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu khơng hợp lý là ngun nhân gây thất thốt lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

 Tác động của biến đổi khí hậu:

Sự biến đổi của khí hậu tồn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.

Ngồi ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu

nước biển dâng 1m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe dọa và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w