MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 85 - 91)

PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY:

- Việc hoàn thiện ghi sổ kế toán:

Việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái các tài khoản liên quan thường đến cuối tháng kế toán mới tiến hành ghi chép. Vì vậy vào cuối mỗi tháng, mỗi quý công việc thường rất bận vừa phản ánh nghiệp vụ trong tháng vào sổ, vừa kết chuyển số liệu xác định kết quả kinh doanh, vừa tập hợp số liệu lập báo cáo tài chính nên sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao. Do đó để khắc phục trong quá trình hạch toán sau khi vào chứng từ ghi sổ đồng thời kế toán cũng căn cứ vào

chứng từ phản ánh nghiệp vụ đó vào sổ cái. Như thế công việc ghi sổ sẽ được phân bổ đều trong tháng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định kết quả và lập báo cáo tài chính một cách nhanh, kịp thời.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách:

Công ty cổ phần may Đông Thành chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy về phần sổ sách đơn giản dễ hiểu, dễ kiểm tra và công ty sử dụng hệ thống sổ tương đối đầy đủ phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô hiện tại.tuy nhiên để quản lý chặt chẽ hơn công ty nên: mở thêm sổ theo dõi khách hàng theo từng hợp đồng theo từng khách hàng cụ thể. Trên cơ sở đó để dễ dàng nhận biết được trong quý, trong năm khách hàng nào thường xuyên làm ăn với công ty, tổng giá trị các hợp đồng là bao nhiêu cũng như biết được ngày giao hàng…Để công ty có những chính sách nhằm tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các khách hàng truyền thống và thu hút các khách hàng.

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành một cách rõ ràng thuận tiện nhanh chóng đồng thời giúp cho việc lập báo cáo tài chính đảm bảo chính xác. Để các nhà quản lý hoạch định và quản lý một cách thuận tiện. Ngoài ra còn giúp cho kế toán quản lý chi tiết chặt chẽ từng khoản mục chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thiện kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm may là các loại vải và một số vật liệu khác do khách hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và nhiều chủng loại, kích cở màu sắc khác nhau. Do đó muốn quản lý tốt cần tiến hành một cách đồng bộ ở các khâu sau:

+ Đối với nguyên liệu chính trước khi đưa vào sản xuất cho mỗi đơn đặt hàng đã được phòng kế hoạch điều độ, tính toán số lượng, kích cở trên phía sản phẩm và

kế toán nên kiểm tra xem xét các loại vải, màu sắc và mẫu mã tránh tình trạng nhầm lẫn gây thiệt hại trong sản xuất.

+ Đối với nguyên liệu phụ như kim, chỉ, phấn, sáp, nút… cần xây dựng định mức tiêu hao hợp lý cho các sản phẩm cho các mã hàng, sử dụng đúng mức tránh lãng phí.

Ngoài ra hiện nay việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm cho phòng kế hoạch đảm nhận gây khó khăn cho việc đối chiếu số liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành. Do đó đưa việc theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu cho phòng tài vụ quản lý.

- Hoàn thiện kế toán công cụ, dụng cụ:

Công cụ dụng cụ tại công ty rất nhiều chủng loại, có số lượng lớn và thường xuyên được bổ sung thay thế dùng cho sản xuất. Vì vậy nó cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong giá thành sản phẩm. Do đó để quản lý chung một cách có hiệu quả, tránh xãy ra hao hụt mất mát thì đòi hỏi phải có bộ phận thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhất là sau giờ tan ca.

- Hoàn thiện kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung:

Việc áp dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, sản phẩm hoàn thành là hợp lý. Thế nhưng tùy theo chi phí sản xuất chung phát sinh có tiêu thức phân bổ phù hợp như sau.

+ Đối với chi phí lương phụ thì sử dụng tiêu thức phân bổ tiền lương chính. + Còn các chi phí khác dùng tiêu thức phân bổ theo nguyên vật liệu trực tiếp.

- Hoàn thiện phương pháp kế toán thiệt hại trong sản xuất:

Công ty không theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất một cách cụ thể và các khoản thiệt hại trong sản xuất. Do đó các nhà quản lý khó có thể phân định được trách nhiệm của từng khâu từng bộ phận liên quan đến sản phẩm hỏng cũng như xác định điều kiện phương thức, thời gian bảo hành sản phẩm của

mình. Chính vì vậy kế toán có thể hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng như sau:

+ Nếu sản phẩm hỏng trong định mức thì các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, giá trị những sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi…được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

+ Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức thì theo dõi trên tài khoản 154. Nó bao gồm những sản phẩm hỏng qua lớn so với giới hạn cho phép vì những nguyên nhân khác nhau gây ra. Đối với sản phẩm hỏng vượt định mức thì các khoản thiệt hại liên quan không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà đòi hỏi phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sản phẩm hỏng.

Tóm lại giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động của công ty về mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để tính giá bán và tính toán kết quả kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và thu nhập của người lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Từ tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty, bên cạnh sự phát huy những mặt mạnh, những ưu điểm của mình, công ty nên có hướng sửa đổi những mặt tồn tại nhằm hoàn thiện và hiệu quả hơn cho công tác kế toán tại công ty góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Doanh nghiệp để cạnh tranh đứng vững và phát triển. Để đáp ứng với cơ chế thị trường hiện nay, yêu cầu của công tác kế toán nói chung và yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, quản lý chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho Doanh nghiệp góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất.

Để đáp ứng một phần yêu cầu trên trong thời gian thực tập tại công ty với việc học hỏi và trao đổi em đã góp một phần nhỏ bé của mình để làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, bên cạnh đó qua thực tế đã giúp cho em kiểm nghiệm lại những vấn đề mà em đã học tại trường. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi với giới hạn về phạm vi cũng như trình độ hạn hẹp chắc chắn sẽ có những vấn đề thiếu sót mà em không thể đi sâu nghiên cứu được . Rất mong sự góp ý chân thành của lãnh đạo công ty trực tiếp là các cô, chú ở phòng tài vụ cùng với cô giáo trực tiếp hướng dẫn để em có được những cái nhìn đúng đắn hơn về một nhân viên kế toán cả về đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chân tình của ban giám đốc công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và cảm ơn sự

giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Lương Thị Thu Hà để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Quảng Ngãi, Tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Phước Đơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Nguyễn Đình Đỗ - Ngô Thế Chi, Kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính Hà Nội, 1999.

2/ TS Nguyễn Đình Đỗ - cử nhân Phạm Thị Thoan, Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất, nhà xuất bản tài chính Hà Nội, 2000.

3/ Bài giảng kế toán doanh nghiệp sản xuất. Trường cao đẳng CKN Đông Á, khoa kế toán, 2008.

4/ PTS Nguyễn Văn Công - PTS Phan Trọng Phúc, Kế toán tài chính doanh nghiệp,Nhà xuất bản tài chính Hà nội, 1999.

5/ Kế toán tài chính 3 - Giảng viên Lương Thị Thu Hà 6/ Một số tài liệu tham khảo của công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w