Phƣơng hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 83 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nhà trường đã và đang vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, với mục tiêu: sáng tạo - chất lượng - phát triển - hiệu quả.

 Tầm nhìn đến năm 2020

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp khu vực, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới.

 Sứ mạng đến năm 2015

tạo đa ngành, đa hệ chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng.

 Chính sách chất lượng đến năm 2015

- Xây dựng Nhà trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập; thí điểm, tiến tới tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ.

-Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, các cơ sở kỹ thuật - kinh tế trong và ngoài nước.

-Khuyến khích học tập, sáng tạo.

-Cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, TQM) để đạt được kiểm định công nhận chất lượng của Việt Nam, của SEAMEO.

4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với Nhà trƣờng

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong việc huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi.

Trên cơ sở nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy, cũng như chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng thực thu cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, định hướng phát triển của Trường trong thời gian tới tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trường trong giai đoạn 2010- 2012 như sau:

Giải pháp 1: Giả phái tăng nguồn thu sự nghiệp từ mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo và thực hiện các chƣơng trình giáo dục đào tạo chất lƣợng cao.

Năm học 2010 nhà trường đào tạo hơn 50.000 HS – SV tại 2 cơ sở xã Minh Khai, xã Tây Tựu huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội với diện tích khoảng 8 ha, và tại một số cơ sở liên kết với trường. Nhà trường đang triển khai xây dựng cơ sở 3 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với diện tích khoảng 43 ha, với 3 cơ sở đào tạo này nhà trường phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 100.000 HS – SV học tập tại trường. Mặt khác nhà trường đầu tư mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường như: Khách sạn - du lịch, Dầu khí, Thiết kế thời trang… liên kết đào tạo với một số trường đại học nước ngoài đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ… các hoạt động này sẽ làm tăng nhanh chóng nguồn thu sự nghiệp của nhà trường góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư XDCB, chi thường xuyên của trường.

Giải pháp 2: Gia tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hiện nay do lượng HS - SV đông khối lượng giờ giảng của giáo viên quá lớn, bình quân khoảng 800 tiết/ năm làm cho giáo viên trong trường ít có thời gian tham gia nghiên cứu khoa học, mặt khác nhà trường cũng chưa chế độ khuyến khích, động viên và cũng không có yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu khoa học trong việc đánh giá chất lượng giảng viên năm vì vậy hoạt động này ở nhà trường còn phát triển chậm.

Với đội ngũ giáo viên hơn 1.500 người có trình độ cao từ Đại học trở lên thì việc nghiên cứu khoa học của trường hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh cả về lượng và chất. Vì vậy nhà trường cần có chính sách đãi ngộ tốt với giáo viên tham gia hoạt động này như giảm số giờ giảng dạy, trả công xứng đáng… sẽ khuyến khích đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo trong tìm

kiếm và khai thác nguồn thông qua việc đăng ký thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Thành phố, cấp Trung ương từ đó tăng đáng kể thu sự nghiệp cho nhà trường.

Giải pháp 3: Gia tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng

dịch vụ:

Mặc dù nhà trường có 01 công ty trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhưng cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trường. Tiềm năng của nhà trường trong lĩnh vực xuất khầu lao động, thực tập kết hợp sản xuất là rất lớn nếu biết tận dụng khai thác như mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đào tạo lao động theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cho HS - SV tham gia thực tập kết hợp với sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng của các doanh nghiệp là một trong các biệp pháp tăng doanh thu hoạt động dịch vụ cho nhà trường

Giải pháp 4: Gia tăng nguồn lực tài chính của các trƣờng thông qua

việc huy động nguồn lực chính trị từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho theo quy định của pháp luật; và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định pháp luật.

Trong 3 năm thực thi quyền tự chủ nhà trường đã nhận được khá nhiều nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, công ty nước ngoài như Dự án tăng cường thiết bị đào tạo của tổ chức Jica ( Nhật Bản) trị giá 7 triệu USD, phòng PLC của công ty Toyota trị giá 800.000 USD, liên kết với tập đoàn Hồng Hải đào tạo công nhân kỹ thuật cao trị giá 10 triệu USD…

Trong những năm tới nhà trường cần tiếp tục triển khai và mở rộng kêu gọi các nguồn vốn này vì đây là giải pháp xây dựng một cấu trúc tài chính tối

ưu cho trường, phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, và góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển hoạt động sự nghiệp, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn tài chính của Trường.

Để thu hút và tạo lập được cơ cấu nguồn tài chính tối ưu Trường cần thực sự chủ động, sáng tạo, có những cơ chế thích đáng để khuyến khích, động viên, tìm kiếm, kêu gọi, bồi dưỡng và khai thác nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng, cho của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguồn tài chính vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ viên chức trong đơn vị và nguồn vốn liên doanh, liên kết qua các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư XDCB, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học công nghệ. Về phía Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách, có hướng dẫn kịp thời và chi tiết dễ hiểu, dễ thực hiện các hình thức xã hội hoá giáo dục, hình thức liên doanh, liên kết có thể thực hiện đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, để các trường xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn tài chính này.

Giải pháp 5: Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi quyền tự chủ

trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả hoạt động tài chính năm:

Để khắc phục được hạn chế trong sử dụng nguồn tài chính và phân kết quả hoạt động tài chính năm liên quan đến chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên và phân phối tiền lương tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm. Để đảm bảo tiết kiệm chi, hoàn thành tốt nhiệm vụ và công bằng trong phân phối thu nhập. Đòi hỏi các trường cần xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cũng như sự đóng góp của người lao động trong đơn vị. Cụ thể khi xây dựng căn cứ làm cơ sở chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên, chi trả thu nhập tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm, để đảm bảo

được công bằng trong phân phối, cần đưa các tiêu chí sau vào xem xét:

- Trình độ giảng viên người nào có trình độ cao hơn, thâm niên công công tác nhiều hơn, thì được hưởng đơn giá tăng giờ cao hơn, được hưởng phúc lợi nhiều hơn và ngược lại, ví dụ đơn giá tăng giờ đối với Thạc sĩ phải cao hơn Cử nhân hoặc Kỹ sư.

- Tiêu chí mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao (sao cho người nào lao động có năng suất, chất lượng cao phải được hưởng nhiều hơn. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải có tiêu chí phân loại rõ ràng, minh bạch và dễ theo dõi, dễ áp dụng, hạn chế được tình trạng thông cảm, nể nang và có cơ chế giám sát, kiểm tra thích đáng).

- Xây dựng định mức khoán quỹ tiền lương tăng thêm đối với các phòng, Ban, Trung tâm.

Giải pháp 6:Các biện pháp quản lý tiết kiệm chi:

Biện pháp quản lý chi tiêu có hiệu quả cần được quan tâm và tăng cường trong các năm của giai đoạn 2011-2013. Cắt giảm chi thường xuyên trong quản lý hành chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm được, tăng cường cho đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho người lao động. Giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có cơ chế thích hợp, cũng như những chế tài đủ mạnh để khuyến khích và gia tăng áp lực đối với Phòng, ban chức năng ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý tài chính kế toán… Thực hiện được điều này sẽ giúp tinh giản được bộ máy quản lý hành chính, hạ thấp được chi phí quản lý và nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó để tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, công tác tuyển dụng cán bộ cần đúng người đúng việc, trả lương và phúc lợi theo đúng yêu cầu công việc và trình độ đòi hỏi đáp ứng. Cần phải có biện pháp và quan

điểm nhất quán trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, kiên quyết không bố trí, sử dụng cán bộ trái ngành, trái nghề đào tạo, trình độ không tương thích với yêu cầu công việc được giao. Dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, không phát huy được vai trò, năng lực trình độ và tâm huyết của cán bộ, gây mất công bằng trong phân phối.

Giải pháp 7: Hoàn thiện công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (quy chế thực thi quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ chi):

Công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực thi quyền tự chủ về sử dụng các nguồn lực tài chính (thực thi bài toán tiêu tiền) của trường cần chi tiết, đảm bảo được tính công khai; chi tiết các nguồn thu, mức thu, tổng quy mô thu; chi tiết các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát… Quan trọng hơn trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường cần quan tâm đề ra được các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật bài bản, khoa học và hợp lý thì Ban giám hiệu các trường mới có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của trường, để lập kế hoạch, ra các quyết sách thích hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.

Giải pháp 8: Tự chủ chỉ tiêu đào tạo, biên chế cơ hữu, mức thu học phí.

Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Thế “Chúng ta hãy hình dung lại một nhà Trường mà từ chỉ tiêu đào tạo, cách thức tuyển sinh, biên chế đội ngũ, tiền lương, ngân sách hàng năm (quy định cả mục chi), chương trình, sách giáo khoa đại học, kế hoạch và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị… đều do Bộ giao thì Nhà trƣờng tự chủ đƣợc gì nếu không phải là tự chủ thực hiện, rất dễ hiểu vì các cơ sở giáo dục đại học đâu có quyền tự chủ”.Vì vậy để các

trường có thể thực sự tự chủ tài chính đòi hỏi Nhà nước cần có cơ chế quản lý bằng hành lang pháp lý còn để các trường có thể tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, số CBVC cần thiết và mức thu học phí phù hợp với yêu cầu nội tại của nhà trường và xã hội.

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thực thi quyền tự chủ về tài sản.

Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản Nhà nước, kiểm tra tình trạng tài sản; tính toán đúng, đủ khấu hao đối với những tài sản dùng vào hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, phải nghiêm túc thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo chế độ áp dụng cho Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định tại quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định tại Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009. Tiền trích khấu hao và tiền thu thanh lý được để lại bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường, nhằm mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị trong Trường.

Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản giao cho các phòng, khoa, bộ phận chức năng, để đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí. Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn huy động.

Cần nghiên cứu, vận dụng triệt để cơ chế chính sách của nhà nước trong việc sử dụng tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tiền vay, tiền huy động của Nhà trường để góp vốn với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác dưới hình thức liên doanh, liên kết theo quy định pháp luật.

4.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát nội bộ khi thực thi quyền tự chủ tài chính.

Thứ nhất: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trƣờng.

kiểm tra kiểm soát tài chính cho đội ngũ cán bộ là công tác kế toán. Tạo khả năng và điều kiện để đội ngũ kế toán học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời chính sách, chế độ mới.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong tổ chức kế toán của các Nhà trường, giúp tinh giản biên chế, cắt giảm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin.

Thứ hai: Chú trọng công tác kiểm toán nội bộ tại Trƣờng.

Bên cạnh tăng cường hoàn thiện công tác kế toán trường cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán. Coi công tác kiểm toán là một việc không thể thiếu trong công tác kế toán tài chính hằng năm. Do vậy Trường cần thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra giám sát tài chính, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính để đánh giá tính hữu hiệu, hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng nguồn tài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 83 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)