Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất

nhằm tiếp cận,nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

2.2.2.1. Phương pháp so sánh:

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu( phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh.Gốc so sánh có thể chon là gốc về mặt thời gian hoặc không gian.Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích( hoặc điểm phân tích) . Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng sô bình quân.

Luận văn sử dụng Phương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các đơn vị khác cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đựơc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Là Phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng

ngày càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính đựơc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)