Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học bởi đây là nguồn kiến thức quý giá được tích luỹ qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Các phương pháp sử dụng để thu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này bao gồm:

* Phương pháp điều tra phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên các đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu thập được khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp (tài liệu gốc) mang tính chính xác cao.

Sau khi tiến hành phỏng vấn, thu thập và tổng hợp dữ liệu đưa ra nhận định về công tác kế toán tại đơn vị và các thông tin thu thập đó sẽ được sử

dụng làm tài liệu để thực hiện luận văn. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép trực tiếp từ đơn vị, thông qua phỏng vấn Hiệu trưởng nhà trường, trưởng phòng tài chính - kế toán, các nhân viên kế toán thông qua điều tra.

a) Ưu điểm:

- Việc thu thập phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin được kiểm soát và rõ ràng đối với đơn vị

- Các kết quả dễ hiểu và thích hợp với đơn vị - Có thể giữ bí mật trước đối thủ cạnh tranh

- Không có sự mâu thuẫn về số liệu giữa các nguồn

- Giải đáp được những vấn đề thông tin thứ cấp không làm được b) Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn

- Có thể có những loại thông tin như thống kê không thu thập được - Cách tiếp cận của đơn vị có tính chất hạn chế.

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

Một là chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

Hai là nghị định số 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số 71/2006 /TT – BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43.

Ba là thu thập số liệu từ các sổ kế toán của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội: các số liệu trên sổ kế toán như: Sổ theo dõi cấp phát hạn mức kinh

phí, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái các tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động có thu, thuyết minh báo cáo tài chính.

a) Ưu điểm của thông tin thứ cấp

- Việc thu thập không tốn kém, thường có được từ các xuât bản phẩm - Có thể thu thập nhanh chóng

- Có thể so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề b) Nhược điểm của thông tin thứ cấp

- Nhiều khi không phù hợp với mục đích nghiên cứu (chung chung) - Có thể lạc hậu

- Có thể có những mâu thuẫn

* Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này thu thập thông tin dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

* Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng như: mắt nhìn, tai nghe…qua đó các thông tin được nghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

* Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Đây là các phương pháp sử dụng phần mềm kế toán. Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên tiến hành tổng hợp phân tích số liệu tại đơn vị tiến hành khảo sát, việc phân tích số liệu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí qua đó thấy được việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức được thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cũng như giúp cho thông tin thu thập được đầy đủ chính xác, phong phú,… phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG THỰC THI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 40 - 43)