Một số đánh giá và các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 35 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Một số đánh giá và các bài học kinh nghiệm

Mỗi nước có cách thức cấp phát NSNN khác nhau cho Giáo dục đào tạo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội,trình độ dân trí, văn hóa truyền thống... Tỷ trọng chi tiêu cho Giáo dục đào tạo ở các nước cũng khác nhau song nhìn chung các nước đều quan tâm và cố gắng áp dụng những biện pháp hữu hiệu để đầu tư phát triển Giáo dục đào tạo một cách phù hợp. Cụ thể là:

- Cải cách hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng thị trường là yêu cầu cấp bách ở hầu hết các nước. Miễn phí cho cấp giáo dục tiểu học, mầm non vì đây là cấp học bắt buộc phổ cập đối với mọi người dân. Xã hội hóa triệt để các nguồn kinh phí cho Giáo dục đào tạo. Phân loại học sinh và phân loại trường lớp để có cơ sở cho đầu tư NSNN.

- Kế hoạch chi ngân sách GD-ĐT được lập ra rõ ràng, chi tiết, có thể do cơ quan chuyên trách tiến hành hoặc được thực hiện phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ. Tùy thuộc vào thể chế hành chính của mỗi nước mà có những cách thức lập kế hoạch ngân sách nói chung và kế hoạch ngân sách giáo dục nói riêng với những đặc điểm khác nhau nhưng hoàn toàn không bị hành chính hóa; lập kế hoạch theo trọng tâm, trọng điểm, không tập trung chia đều, ưu tiên phổ cập cấp 1 và những vùng khó khăn.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho Giáo dục đào tạo không chỉ từ nguồn NSNN mà còn từ nhiều nguồn khác ngoài NSNN được khai thác từ các khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp, khu vực liên doanh với nước ngoài. Nhưng trong đó, nguồn đầu tư từ NSNN giữ vị trí chủ đạo nhằm xây dựng nền tảng cho GD-ĐT. Nguồn tài chính ngoài NSNN được huy động thì tùy từng nước, từng giai đoạn, từng dự án mà tỷ trọng các nguồn này có thể cao hơn tỷ trọng đầu tư từ NSNN. Kinh nghiệm các nước cho thấy muốn khuyến khích huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN thì Chính phủ phải khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, cấp đất với giá thấp. Miễn giảm thuế cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng GD-ĐT. Miễn thuế nhập khẩu các vật tư, thiết bị phục vụ cho xây dựng các công trình ấy.

Đầu tư từ NSNN cho Giáo dục đào tạo nhằm xây dựng khung định hướng sử dụng NSNN đối với nền giáo dục quốc dân. Chính phủ nên ưu tiên tập trung NSNN theo chương trình mục tiêu mà không dàn trải, cắt khúc. Cụ thể, đầu tư từ NSNN nhằm đảm bảo:

+ Xây dựng hệ thống pháp lý cho GD-ĐT.

+ Nâng cao nền tảng dân trí, giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học. + Đầu tư vào những ngành nghề đào tạo mũi nhọn, trọng yếu

+ Thực hiện công bằng xã hội, hỗ trợ vùng khó khăn, đối tượng khó khăn. Phương pháp cấp phát NSNN được thể hiện qua các đơn vị chủ quản các chương trình mục tiêu phát triển GD-ĐT. Họ phân định rõ ràng giữa cấp phát của NSTW và NSĐP. Các đơn vị thụ hưởng phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính từ NSNN.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.

- Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với Nhà trường ?

- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

2.2.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đường lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Đề tài này mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các ĐVSN, nên đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP.

Một là, xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn vị sự nghiệp có thu.

Hai là, Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng tính tự chủ trong hoạt động quản lý tài chính, đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Số liệu được thu thập từ các chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích.

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất

nhằm tiếp cận,nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

2.2.2.1. Phương pháp so sánh:

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu( phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh.Gốc so sánh có thể chon là gốc về mặt thời gian hoặc không gian.Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích( hoặc điểm phân tích) . Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng sô bình quân.

Luận văn sử dụng Phương pháp so sánh trong kỳ phân tích tài chính là: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các đơn vị khác cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đựơc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Là Phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng

ngày càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính đựơc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động.

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu:

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học bởi đây là nguồn kiến thức quý giá được tích luỹ qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Các phương pháp sử dụng để thu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này bao gồm:

* Phương pháp điều tra phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trên các đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thu thập được khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp (tài liệu gốc) mang tính chính xác cao.

Sau khi tiến hành phỏng vấn, thu thập và tổng hợp dữ liệu đưa ra nhận định về công tác kế toán tại đơn vị và các thông tin thu thập đó sẽ được sử

dụng làm tài liệu để thực hiện luận văn. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép trực tiếp từ đơn vị, thông qua phỏng vấn Hiệu trưởng nhà trường, trưởng phòng tài chính - kế toán, các nhân viên kế toán thông qua điều tra.

a) Ưu điểm:

- Việc thu thập phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin được kiểm soát và rõ ràng đối với đơn vị

- Các kết quả dễ hiểu và thích hợp với đơn vị - Có thể giữ bí mật trước đối thủ cạnh tranh

- Không có sự mâu thuẫn về số liệu giữa các nguồn

- Giải đáp được những vấn đề thông tin thứ cấp không làm được b) Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn

- Có thể có những loại thông tin như thống kê không thu thập được - Cách tiếp cận của đơn vị có tính chất hạn chế.

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

Một là chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

Hai là nghị định số 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số 71/2006 /TT – BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43.

Ba là thu thập số liệu từ các sổ kế toán của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội: các số liệu trên sổ kế toán như: Sổ theo dõi cấp phát hạn mức kinh

phí, sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái các tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động có thu, thuyết minh báo cáo tài chính.

a) Ưu điểm của thông tin thứ cấp

- Việc thu thập không tốn kém, thường có được từ các xuât bản phẩm - Có thể thu thập nhanh chóng

- Có thể so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề b) Nhược điểm của thông tin thứ cấp

- Nhiều khi không phù hợp với mục đích nghiên cứu (chung chung) - Có thể lạc hậu

- Có thể có những mâu thuẫn

* Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này thu thập thông tin dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.

* Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng như: mắt nhìn, tai nghe…qua đó các thông tin được nghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Đây là các phương pháp sử dụng phần mềm kế toán. Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên tiến hành tổng hợp phân tích số liệu tại đơn vị tiến hành khảo sát, việc phân tích số liệu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí qua đó thấy được việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức được thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cũng như giúp cho thông tin thu thập được đầy đủ chính xác, phong phú,… phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG THỰC THI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.

3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là Trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số: 315/2005/QĐ - TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Là trường có truyền thống đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật lâu năm nhất Việt Nam và là một trong những trường trọng điểm quốc gia trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với lịch sử 110 năm xây dựng và trưởng thành.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Công nghiệp I, theo quyết định số 126/QĐ - TTg ngày 28/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, trường Trung học Công nghiệp I được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường: Kỹ nghệ thực hành Hà Nội và Công nhân kỹ thuật I theo quyết định số 580/QĐ - TCCB ngày 22/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Tiền thân của trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội là trường Chuyên nghiệp Hà nội được thành lập ngày 10/8/1898 theo Quyết định của Phòng thương mại Hà Nội. Đây là trường chuyên nghiệp đầu tiên của nước Việt Nam.

Tiền thân của trường Công nhân Kỹ thuật I là trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng do người Pháp thành lập ngày 29/08/1913.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Cơ khí, động lực, điện, nhiệt, điện tử, công nghiệp thực phẩm, hóa,may thời trang, công nghệ thong tin, kinh tế, ngoại ngữ,sinh học, môi trường, khách sạn du lịch, sư phạm kỹ thuật và các ngành khác theo quy định của pháp luật.

2. Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật – kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

3. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành được phép đào tạo theo quy định của nhà nước.

4. Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 35 - 96)