Tăng cường giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở hà nội giai đoạn 2009 – 2010 (Trang 61 - 69)

3.1/ Hỗ trợ đầu tư

Hà Nội nên đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế như: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, công trình y tế, chăm sóc sức khoẻ, nhà văn hoá thể thao… Trước mắt cần tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như: Công trình nước sạch , y tế, giáo dục và giao thông đường bộ đến các trung tâm xã nghèo.

Đặc biệt là thành phố cần tập trung sửa chữa và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, trọng tâm của chương trình xoá đói giảm nghèo. Một hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, hợp lý sẽ có khả năng tạo cơ hội cho cộng đồng người nghèo quản lý, khai thác tài nguyên đất đai, nước và lao động. Hình thành hệ thống thuỷ lợi để giải quyết tốt vấn đề tưới nước cho thâm canh nông nghiệp bền vững. Xây dựng mô hình quản lý, khai thác thuỷ lợi có hiệu quả, giảm bớt lãng phí, đầu tư và nâng cao ý thức sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho người nghèo. Không những thế có hệ thống thuỷ lợi tốt bà con dân tộc sẽ không du canh du cư phá rừng làm nương rẫy nữa.

Là thủ đô, trài tim của một đất nước Hà Nội không thể để hệ thống giao thông lạc hậu nhất là ở các xã vùng sâu vùng xa, do vậy phát triển hệ thống giao thông, phục vụ xoá đói giảm nghèo, và trước mắt là tập trung đầu tư làm các tuyến đường liên xã, liên thôn, liên xóm tạo sự đi lại dễ dàng cho người nghèo, thông qua các chương trình 135 của chính phủ là rất quan trọng. Hà Nội cần đầu tư xây dựng những công trình lớn như : giao thông, đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống cấp nước sạch cho đồng bào dân tộc, trạm điện, trường học

cấp I,II ,trạm xá, chợ xã, và liên xã nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện phát triển sản suất, nâng cao dân trí.

Các công trình giao thông cơ cấu (đường, cầu cống) cần được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, đồng bộ, thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Huy động các nguồn vốn phát triển mạng lưới giao thông, vốn đầu tư được huy động theo cơ chế hoạt động gồm nhiều nguồn khác nhau như Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, vốn ODA,… Nhưng vốn ngân sách phải chiếm tỉ trọng lớn.

- Nâng cao kỹ năng làm việc và dậy nghề cho người nghèo. Ngày trước chúng ta có khẩu hiệu: “ Hãy đưa cho người nghèo cần câu đừng đưa cho họ con cá”. Nhưng ngày nay nếu chỉ đưa cần cho họ mà không dậy họ cách câu thì cũng bằng không. Do vậy trong chính sách đất đai có liên quan đến ruộng lúa trước, rừng núi, trình độ canh tác và hiệu quả sản xuất. Nếu chỉ giao khoán mà buông lỏng quản lý trong việc sở hữu và sử dụng đất thì chắc chắn chính sách đất đai sẽ không phục vụ đúng yêu cầu ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Do trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc còn ở mức thấp kém, cho nên khi giao quyền sử dụng đất cho đồng bào phải gắn liền với công tác, khuyến nông dân, nhất là những hộ nghèo về kĩ năng nuôi trồng trong nông nghiệp qua chương trình APEM (cử kĩ sư nông nghiệp ở các huyện xuống các xã hướng dẫn bà con cách gieo trồng lúa, phát hiện sâu bênh, cách chăm sóc và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Có như vậy mới giúp đồng bào sản xuất đúng hướng và đất đai sẽ được khai thác tốt hơn.

Nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho toàn bộ dân số, bằng các hình thức thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá – thông tin tuyên truyền…(cụ thể như: Các cháu học sinh các xã đặc biệt khó khăn đến trường học sẽ được miễn học phí, cấp sách giao khoa…).

Đào tạo tay nghệ cho người lao động bằng nhiều cách, thông qua đào tạo ở các trường lớp như: Trường đại học, cao đẳng, trưòng dạy nghề và các trường hướng nghiệp. Chú ý thực hiện xã hội hoá giáo dục bằng nhiều hình thức để đảm bảo cho người lao động tiếp cận với các công nghệ tiên tiến.

Đối với những bà con mất đất do các dự án công nghiệp thì chính phủ phải thành lập trung tâm dậy nghề vì từ trước đến nay người nông dân chỉ trông chờ vào đồng ruộng, họ không có một ngành nghề gì trong tay để thay đổi nghề nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình.

3.2/ Hỗ trợ tín dụng

Trong những năm qua nhờ có sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách mà người nghèo ở Hà Nội đã được tiếp cận dần với nguồn vốn tín dụng.

Do đó việc định hướng chính sách hổ trợ vay vốn cho hộ nghèo cần phải theo các hướng sau:

Hà Nội cần ưu tiên trước cho hộ chính sách nằm trong hộ đói nghèo vay trước, sau đó là bộ đội mà có sức lao động và đến các hộ nghèo theo tiêu trí đã xác định của Bộ Lao động- thương binh xã hội. Số hộ đói nghèo mà không có sức lao động thì không thể cho vay vốn. Hoàn thiện quy trình cho vay, thủ tục vay, với cơ chế “một cửa” giúp cho người nghèo vay vốn được dễ dàng. Chú trọng việc cho vay trung hạn, dài hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất.

Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro, nhất là ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất.

Về lãi suất: Đây là một yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với người nghèo. Cần tạo ra những nấc thang cho nguời nghèo tham gia vay vốn, tham gia tín dụng. Truớc mắt vẫn áp dụng chính sách lãi suất thấp cho người

nghèo, mức lãi suất là 0,5 % (thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân ở các xã). Và về lâu dài sẽ chuyển dần sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo, của phụ nữ với hệ thống tín dụng chính thức thông qua đơn giản hoá thủ tục gắn với đào tạo hơn là áp dụng các chế độ ưu đãi về lãi suất như hiện nay.

Mức cho vay: Do hiện nay nếu mức cho vay chỉ từ 1,5 – 3 triệu đồng thì người nghèo chỉ có thể sản xuất manh mún nhỏ lẻ nên mức cho vay cần tuy theo yêu cầu sản suất, dịch vụ mà cho các hộ vay mức nhiều ít khác nhau, và mức trung bình phải tăng lên từ 5,5 – 7 triệu đồng cho một hộ sản xuất với cấp dự án nhỏ tạo việc tại chỗ, có thể giành cho hộ nghèo góp vốn hình thành các tổ hợp sản xuất… thời gian vay theo chu kỳ sản xuất không dưới 3 năm.

Thời gian hoàn nợ: Phải tính toán thời gian trả nợ sao cho thích hợp với chu kì kinh doanh của người dân, vì phải đến thời kỳ thu hoạch thì người dân mới có khả năng trả nợ. Phải có thời gian giãn trả nợ cho người dân nếu có những tác động khách quan vào quá trình sản xuất của họ. Do đó các ngân hàng cần cử cán bộ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của người dân không những để kiểm soát quá trình sử dụng vốn của họ có đúng mục đích không mà còn nhanh chóng trợ giúp họ khi có những khó khăn khách quan xẩy ra để sau này họ có khả năng trả nợ, nếu không thì ngân hàng cũng sẽ không thể thu hồi vốn.

3.3/ Hỗ trợ về thuế

Hà Nội phải tiếp tục đưa ra các chính sách giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ của người nghèo để giảm chi phí sản xuất thì sản phẩm mà họ làm ra mới có sức cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trường, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người nghèo.

Giảm thuế sử dụng đất cho những hộ sử dụng đất để làm trang trại theo cơ cấu vườn-ao-chuồng, khuyến khích các hộ nông nghiệp chuyển đổi cách

thức trồng trọt trăn nuôi manh mún ngày xưa sang cách thức làm ăn mới hiệu quả hơn.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nên đưa ra đề xuất giảm thuế GTGT cho một số địa phương trong danh sách các xã, huyện nghèo của tỉnh để giảm bớt gánh năng chi phí sinh hoạt hàng ngày để người nghèo khả năng tiết kiệm để tái sản xuất tạo ra thu nhập mới.

3.4/ Công cụ bảo hiểm

Trên thế giới đã có nhiều mô hình phát triển loại hình bảo hiểm cho nông nghiệp. Các nước châu Âu rất phát triển mô hình này, ở trong khu vực, Philippines cũng triển khai bảo hiểm cho nông nghiệp. Thực tế, trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp không phải là dịch vụ kinh doanh phát triển. Quốc gia nào muốn triển khai cũng có sự tài trợ rất lớn của nhà nước. Ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%, Philippines cũng áp dụng hình thức hỗ trợ từ nhà nước. Vì vậy, nếu muốn triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì nhà nước cần có sự chỉ đạo để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện. Chúng ta cần một chính sách của Nhà nước để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp chứ một mình doanh nghiệp thì không chịu nổi, người dân vùng khó khăn không đủ sức đóng phí. Do vậy thành uỷ Hà Nội nên sớm đưa ra những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho BHNN hình thành và phát triển để giảm bớt rủ ro của người nông dân.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp cũng là một nghiệp vụ rất khó khăn. Bảo hiểm nông nghiệp chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Điều đó chứng minh tính chất khó khăn phức tạp của BHNN. Chính vì vậy, Chính phủ của nhiều quốc gia đã phải can thiệp vào BHNN để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của họ. Theo một số chuyên gia, từ kinh nghiệm thực tế trong nước cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới, BHNN chỉ có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, để thực thi một chính sách của Nhà nước,

không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm mà cần có sự tham gia, quan tâm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Nên gắn các chính sách về BHNN với chính sách tài chính đối với nông nghiệp, nông thôn để tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm. Cũng theo các chuyên gia, nước ta có quá nhiều thiên tai, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nếu như Nhà nước dùng một phần từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai bảo hiểm nông nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm nông nghiệp thì sẽ hiệu quả hơn.

3.5/ Hỗ trợ tài chính khác

3.5.1/ Hỗ trợ tư liệu sản xuất cho người nghèo

Hà Nội nhiều chỗ còn quy hoạch treo, quy hoạch những vùng đất nông nghiệp của nông dân vì vậy, quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả, điều chỉnh thu hồi đất không sử dụng để giao quyền sử dụng cho các hộ nghèo thiếu hoặc không có đất trên địa bàn cũng là một giải pháp quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với công tác định canh, định cư, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất và ổn định đời sống.

3.5.2/ Hỗ trợ về y tế, giáo dục

Đầu tư cho phát triển con người có vai trò rất quan trọng đối với chiến lược giảm nghèo đói. Các phân tích gần đây về nhu cầu tài chính cho y tế, giáo dục đã chỉ ra mức chi tiêu thực tế cho y tế và giáo dục của thành phố còn thấp với mức dân số đông hiện nay.

- Về giáo dục

Hà Nội hiện nay cũng đã có một số xã thuộc miền núi, trình độ dân trí thấp, do đó chính sách đầu tư cho giáo dục là rất quan trọng nhằm nâng cao

trình độ của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn như: Mường, Dao, mở các lớp xoá mù chữ cho các dân tộc này, giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục.

Tiếp tục nâng cao các biện pháp nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong giao dục, chú trọng nâng cao chất lượng trong giáo dục cho người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Tiếp tục đầu tư thích đáng cho hệ thống giáo dục của các xã nghèo, Tăng cường cơ sở vật chất bao gồm xây dựng mới và xây lại các phòng học tranh tre, nứa lá. Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị giảng dậy và học tập cho các trường tiểu học và trung học cơ sở.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các xã nghèo bảo đảm cho trẻ em xã nghèo có điểu kiẹn tiếp cận nền giáo dục tiểu học. Tiến hành cải tiến chương trình sách giáo khoa cho học sinh, nội dung giảng dậy và bồi dưỡng giáo viên, có chính sách đối với giáo vien lên dạy ở vùng sâu, vùng đồng bao dân tộc thiểu số.

Xây dựng cơ chế miễn giảm, hỗ trợ cho trẻ em hộ gia đình nghèo trong lĩnh vực giáo dục tiểu học bao gồm: Tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền xây dựng trường học, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các gia đình có con em mhọc tiểu học tại các vùng bị rủi ro (mất mùa, thiên tai…) để giảm bớt những khó khăn cho các gia đình và hạn chế tình trạng con em bỏ học. Từng bước quan tâm đến học sinh nghèo ở các cấp học cao hơn.

- Y tế:

Chỉ có những vùng thuộc đô thị Hà Nội thì cở sở hạ tầng y tế mới tương đối hoàn chỉnh còn ở những vùng sâu vùng xa thì vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Vậy cần phải tăng cường, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tăng khả

năng tiếp cận của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đến các dịch vụ y tế cơ bản, đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế.

Tăng cường cán bộ y tế cho các xã nghèo đảm bảo 100% xã, phường có trạm y tế. Mở các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc ít người tại chỗ cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã khó khăn, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng trình độ cán bộ y tế thôn, bản.

Xây dựng và ban hành các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào dân tộc ít người và người nghèo. Đặc biệt cần có chính sách chăm sọc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em, người già cô đơn không nơi nương tựa. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Đây là biện pháp quan trọng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, giảm kinh phí chữa bệnh cho người nghèo.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công cộng, đặc biệt là tuyến cơ sở, ở xã vùng sâu, vùng xa. Quy hoạch tốt mạng lưới khám chữa bệnh miễn phí hoặc được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nhà nước cần điều tiết kinh phí bảo hiểm để chăm sóc, khám chữa bệnh đối với người nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. Tiếp tục triển khai tốt và mở rộng các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế để khống chế các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh thường gặp ở người nghèo,

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở hà nội giai đoạn 2009 – 2010 (Trang 61 - 69)