0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bối cảnh của Thủ đô trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 53 -59 )

1.1/ Các chỉ số kinh tế xã hội của Hà Nội trong quý I năm 2009 (theo tài liệu của UBND thành phố)

Năm 2009 được xác định là năm nước rút để thực hiện thắng lợi kế hoạch KTXH 5 năm 2006 - 2010, quý I năm 2009 KTXH Hà Nội tiếp tục phát triển và tăng trưởng so cùng kỳ năm trước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn quý I năm 2009 tăng 3,1% so cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp xây dựng đạt mức tăng khá nhất với giá trị tăng thêm tăng 5,5% (đóng góp 2,47% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm tăng 4% (đóng góp 1,88% vào mức tăng chung), ngành nông - lâm -

thuỷ sản có giá trị tăng thêm giảm 18,4% (làm giảm 1,25% vào mức tăng chung), giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,7%.

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước do Địa phương quản lý đạt 5.581,0 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2008; bằng 19,8% so với kế hoạch năm 2009. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn quý I năm 2009 dự kiến đạt 22.419 tỷ đồng, tăng 10,34% so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn trong nước đạt 20.476 tỷ đồng tăng 12,98%, vốn ngoài nước đạt 1.943 tỷ đồng, giảm 11,48%. Trong tổng số vốn trong nước, vốn đầu tư của Nhà nước tăng 17,48%, doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư giảm 24,62%, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư tăng 20,76%, dân tự đầu tư tăng 8,79%, vốn khác giảm 72,41%.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương giảm 4,4%. Kim ngạch nhập khẩu quý I năm 2009 trên địa bàn giảm 48,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương giảm 36,2%.

Lượng khách Quốc tế đến Hà Nội trong quý I khoảng 289 ngàn khách, giảm 18,1% so cùng kỳ, khách nội địa khoảng 2.173 ngàn khách, tăng 9,7%. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 20%.

Dự kiến quý I năm 2009 so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng 15,18%, chỉ số giá vàng tăng 5,82%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 10,48%. Chỉ số giá tháng Ba năm 2009 so tháng Mười hai năm 2008 tăng 1,22% (tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng là 0,4%).

Tổng diện tích gieo trồng cây vụ Đông đạt 24.791 ha, bằng 39,14% (giảm 38.549 ha) so với vụ đông năm trước. Cùng với gieo cấy lúa xuân toàn Thành phố đã gieo trồng được 24.844 ha rau, màu các loại, trong đó: Ngô 7.327 ha, rau đậu các loại 8.032 ha, lạc 5104 ha, đỗ tương 1.788 ha...

Quý I, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 7.000 người trên 21.000 lao động đăng ký (kế hoạch 2009 là giải quyết việc làm cho 126.000 người).

Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 19.199 tỷ đồng, đạt 27,2% dự toán năm; Trong đó: Thu nội địa là 17.266 tỷ đồng, đạt 30,2% dự toán năm (thu từ khu vực DNNN Trung ương đạt 41,6%, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5%, thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 35,4% ); thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT hàng nhập khẩu là 1.650 tỷ đồng, đạt 23,1% dự toán năm; thu từ dầu thô là 283 tỷ đồng, đạt 4,5% dự toán năm.

Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 3.500 tỷ đồng, đạt 14,3% dự toán HĐND Thành phố thông qua. Trong đó: Chi đầu tư XDCB trong nước ước thực hiện 800 tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán năm, chi thường xuyên ước thực hiện 2.590 tỷ đồng, tăng 23% dự toán năm.

1.2/ Cơ hội và thách thức trong công tác XĐGN ở Hà Nội trong giai đoạn tới

Như đã trình bầy ở trên sau khi mở rộng địa giới hành chính, tình trạng đói nghèo ở Hà Nội trở thành vấn đề bức xúc hơn. Tỉ lệ nghèo đói đã tăng lên là 8,43%, trong khi trước mở rộng chỉ có hơn 3%, nhiều người dân vẫn phải sống trong những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng, trẻ em đến tuổi đi học không được đến trường. Chính vì vậy việc XĐGN là mục tiêu cấp bách hàng đầu của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. Và mục tiêu XĐGN đó đã đặt ra cho Hà Nội những thách thức và cơ hội mới.

1.2.1/ Thách thức

Hà Nội mở rộng phải đối diện với khá nhiều bài toán không đơn giản, mà việc giải quyết chúng không phải chỉ bằng quyết định hành chính và trong ngày một, ngày hai.

Về tổ chức lãnh đạo bị xáo chộn, dễ dẫn đến tình trạng cát cứ địa phương, bè phái, mất dân chủ và cơ hội chủ nghĩa. Bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn Hà Nội mở rộng cũng phải cấu trúc lại trên cơ sở sáp nhập. Vì vậy việc lãnh đạo lúc đầu còn nhiều lúng túng, không kiểm soát được hết tình hình đói nghèo ở từng huyện từng xã, nên nhiều chỉ thị đưa ra còn chưa hợp lý, gây bức xúc trong dân.

Về công tác Quy hoạch và đầu tư, xem xét lại toàn bộ các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành (đặc biệt là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội), từ đó cụ thể hóa vào từng quy hoạch, kế hoạch, chỉ tiêu, định hướng dài hạn và trung hạn, và cả các giải pháp phát triển hàng năm của các địa phương và đơn vị. Cơ cấu kinh tế Hà Nội mở rộng sẽ thay đổi khá lớn, vì sẽ cộng các cơ cấu địa phương vào. Như vậy, tính chất tiên tiến của cơ cấu trước đó sẽ bị giảm bớt đi, tỷ trọng nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm xuống, mức độ đô thị hóa kém hơn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Thành thử, Hà Nội mở rộng sẽ đứng trước nhu cầu to lớn hơn về đầu tư cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở hạ tầng KT-XH. Bên cạnh đó thì do diện tích mở rộng ra nên đầu tư dễ bị dàn trải không tập trung, gây nên tình trạng lãng phí tiền của. Một số khu công nghiệp quy hoạch vẫn chưa hợp lý, gây mất nhiều đất nông nghiệp ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của người nông dân nếu không có chương trình hướng nghiệp cụ thể và tạo công ăn việc làm cho người nông dân ở chính những khu công nghiệp mới được xây dựng đó.

Hà Nội mở rộng có nguồn lao động nhiều hơn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tạo nên một sức ép lớn cho xã hội về vấn đề thất nghiệp và việc làm. Nếu không có những chủ trương chính sách đúng đắn về dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho họ thì đây có thể sẽ trở thành nguy cơ cao tạo nên

những tệ nạn xã hội khó giải quyết như trộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm, … gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của một thủ đô 1000 năm văn hiến.

Hà Nội mở rộng thêm một số huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình cũ, do đường giao thông vận tải còn khó khăn, thông tin chuyền thông đến với bà con vùng dân tộc còn ít, nên việc tuyên truyền những chính sách mới của thành phố còn chậm đến với người dân, không nắm được các chủ chương chính sách mới của nhà nước là muốn tạo điều kiện nhân dân sản xuất kinh doanh, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện chính sách theo kế hoạch đề ra của Uỷ ban nhân dân thành phố.

1.2.2/ Cơ hội

Bên cạnh những thách thức, khó khăn đó thì thủ đô vẫn có những cơ hội mới khi mở rộng địa giới hành chính. Nếu thành phố biết tận dụng các cơ hội đó thì thành phố sẽ nhanh chóng thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo của mình.

Thứ nhất, Hà Nội mở rộng có tiềm năng đất đai tốt hơn. Với diện tích trên 3300 km2 (tức lớn hơn 5 lần diện tích 645km2 của toàn bộ đất nước Singapore có dân số hơn 4 triệu người và GDP hơn 92 tỷ USD năm 2007), các doanh nghiệp sẽ dễ dàng và chi phí ít hơn trong tìm kiếm các mặt bằng đất đai và cơ hội đầu tư trên địa bàn Hà Nội mở rộng, điều đó cũng có nghĩa là dòng đầu tư phát triển từ các doanh nghiệp sẽ gia tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho nguồn lao động dồi dào hiện nay, giảm sức ép về thất nghiệp đối với xã hội, tạo xung lực mới tích cực cho phát triển kinh tế. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư và đô thị chức năng cũng sẽ hợp lý và có điều kiện phát triển đồng bộ, hiệu quả hơn. Tránh được tình trạng cứ lấy đất nông nghiệp của bà con nông dân làm đất xây dựng các khu công nghiệp, làm cho bà con mất đất làm ăn gây nên tình trạng đói nghèo.

Thứ hai, Hà Nội mở rộng có cơ hội cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, hiện đại và hiệu quả hơn. Hàng chục khu công nghiệp lớn nhỏ với nhiều doanh nghiệp vốn FDI, hàng trăm làng nghề truyền thống với lịch sử “đất bách nghệ” nổi tiếng và các địa phương khác đang hoạt động có hiệu quả sẽ trực tiếp góp phần làm khởi sắc và đa dạng thêm các sản phẩm công nghiệp chủ lực và xuất khẩu của Hà Nội mở rộng. Nông nghiệp Thủ đô tuy sẽ gia tăng về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, nhưng sẽ có thêm cơ hội được chuyên môn hóa và hiện đại hóa cao hơn. Các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ kinh doanh và phục vụ đời sống người dân sẽ phát triển ngày càng đa dạng, cả bề rộng, lẫn bề sâu. Người nông dân có nhiều cách thức làm ăn hơn để XĐGN. Người dân lao động phổ thông có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn, tránh được các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

Thứ ba, Hà Nội mở rộng có thị trường mở rộng hơn: có tính bổ sung, liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn, tạo cơ hội cho người nông dân bán được nhiều sản phẩm hơn. Với diện tích hơn 3300km2, dân số hơn 6,2 triệu (dự kiến 2008), chiếm trên 10% tổng GDP, tổng thu NSNN, tổng đầu tư và tổng giá trị công nghiệp của cả nước, nơi tập trung các nguồn nhân tài vật lực có giá trị và “sức thanh khoản” cao, có vị trí quan trọng về giao thông, có lịch sử phát triển lâu đời và có Pháp lệnh Thủ đô (sẽ được nâng cấp thành Luật Thủ đô với sự phân cấp nhiều hơn cho địa phương)..., thì chắc chắn Hà Nội mở rộng không chỉ có sức sống tự thân mãnh liệt bên trong của một thị trường có dung lượng lớn, mà còn có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ với các địa phương và thị trường khác trong vùng, trong cả nước và với quốc tế. Sự bổ sung giữa các địa phương của Hà Nội mở rộng còn cho phép làm tăng tính liên kết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn của thị trường Hà Nội trong con mắt của nhà đầu tư, cả trong nước lẫn quốc tế, cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, lẫn trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, hệ thống giao thông hiện đại như Metro, xe

buýt nhanh, khối lượng lớn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và là cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn khi xét trên thị trường Hà Nội mở rộng; Hoặc “Hà Tây cũ” sẽ là cơ sở sản xuất, còn “Hà Nội cũ” với khả năng xúc tiến thương mại tốt hơn, thì bày hàng và tiêu thụ hàng, chứ không phải sau hợp nhất là đổ dồn về Hà Nội. Sự hợp lực của một bên có vốn, với một bên có tay nghề, mặt bằng và lao động sẽ là một sự giải tỏa tốt cho nhiều bức xúc của cả hai bên. Ngoài ra, mở rộng Hà Nội cũng sẽ giúp xả bớt đi sức ép thị trường rất nguy hiểm trong tương lai, như: giá cả tăng và cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm khó khăn do đất chật, người đông; quá tải về hạ tầng, đường sá, sức ép từ các tỉnh xung quanh “ấn” vào Hà Nội, nhất là các khu công nghiệp đặt không đúng chỗ. Khi mở rộng, Hà Nội sẽ có điều kiện tốt hơn để bố trí lại các khu công nghiệp và các khu chức năng khác của Thủ đô cho phù hợp với yêu cầu thị trường, môi trường, cảnh quan và phát triển... Hơn nữa, khi đó Hà Nội cũng sẽ có điều kiện thu hút thêm nguồn đầu tư, góp phần khai thác, mở rộng tiềm năng sẵn có của những địa phương và thị trường liên quan...

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 53 -59 )

×