0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng của đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 40 -44 )

2.1/ Thực trạng đói nghèo ở Hà Nội trước và sau mở rộng địa giới 2.1.1/ Trước khi mở rộng địa giới hành chính

Hà Nội đã là 1 trong 14 địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre dột nát cho người nghèo, xoá bỏ hoàn toàn nhà dột nát cải thiện cuộc sống cho người nghèo, để họ có điều kiện sống khá hơn. Tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nôi năm 2006 chỉ có 3,0% và đến năm 2007 chỉ còn 2.84%. Thời điểm trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội đã thực hiện xong chương trình xoá nạn mù chữ cho người dân. Đã cấp phát, hỗ trợ được rất nhiều lượt người nghèo về chi phí khám chữa bệnh.

2.1.2/ Sau khi mở rộng địa giới hành chính

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, một trong những khó khăn lớn nhất mà Thủ đô Hà Nội phải đối mặt là tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh. Theo chuẩn nghèo, cận nghèo mới ban hành của thành phố giai đoạn 2009-2013 (có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng ở thành thị và dưới 330.000 đồng/tháng ở nông thôn), tại thời điểm tháng 3-2009, toàn thành phố có 117.825 hộ nghèo với 406.232 nhân khẩu, chiếm 8,43% tổng số hộ toàn thành phố. Trong tổng số hộ

nghèo, có 69.980 hộ thuộc nhóm I (tương đương 59,4%) có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.

Đặc biệt, có 45.000 người dân tộc thiểu số và 3.500 hộ có nhà ở hư hỏng nặng, gia đình không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa. Trong 29 quận, huyện, thành phố trực thuộc, có tới 12 địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%.

Đứng đầu danh sách các huyện có nhiều hộ nghèo nhất là Mỹ Đức (chiếm 22,65%), kế đó là Ba Vì (19,64%), Sóc Sơn (17,7%), ứng Hòa (16,6%), Chương Mỹ (16,3%)... Toàn thành phố có 43 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo vượt 25%. Trong đó, xã An Phú (Mỹ Đức) và 5 thôn thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai còn nằm trong danh sách đơn vị khó khăn thuộc chương trình 135.

Theo thống kê của UBND TP, các quận nội thành Thanh Xuân, Cầu Giấy có số lượng hộ nghèo thấp nhất (236 hộ), kế đó là quận Tây Hồ (260), Long Biên (772). Trong khi đó, các quận trung tâm như Hoàn Kiếm lại có tới 1.375 hộ nghèo, Ba Đình có 1.011 hộ, Hai Bà Trưng 1.022 hộ, Đống Đa 1.110 hộ...

Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 1/2009, trên toàn địa bàn Hà Nội có 3.500 hộ nghèo có nhà hỏng nặng, cần sửa chữa hoặc xây dựng lại nhưng người dân không có khả năng trong khi trước mở rộng Hà Nội đã xoá bỏ được hoàn toàn những căn nhà tranh tre dột nát.

Với gần 235.000 người, Hà Nội hiện là địa phương có số người mù chữ nhiều nhất nước. Tuy nhiên, riêng Hà Tây cũ đã chiếm tới hơn 220.000 người. 2.2/ Thực trạng đói nghèo của Hà Nội (mở rộng) so với các vùng, tỉnh và thành phố khác

2.2.1/ Quy mô nghèo đói (tỷ lệ nghèo)

Bảng: Tỉ lệ hộ nghèo chung theo vùng và tỉnh/thành phố

2004 2006 2008

Cả nước 18.1 15.5 14.7

Vùng

Đông Bắc Bộ 23.2 22.2 21.1

Tây Bắc Bộ 46.1 39.4 37.5

Bắc Trung Bộ 29.4 26.6 25.5

Duyên hải Nam Trung Bộ 21.3 17.2 16.3

Tây Nguyên 29.2 24 22.9

Đông Nam Bộ 6.1 4.6 4.3

Đồng bằng sông Cưu Long 15.3 13 12.4

Tỉnh

Hà Nội 8.9 8.6

Hải Phòng 7.8 7.4

Đà Nẵng 4 3.8

Thành phố Hồ Chí Minh 0.5 0.5

Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2008

Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính thì tỉ lệ hộ nghèo cũng tăng khá cao, tuy là thủ đô nhưng tỉ lệ hộ nghèo của Hà Nội còn cao hơn cả Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nên nhiệm vụ XĐGN trong thời kỳ tới của Hà Nội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Còn nếu xem xét tỉ lệ đói nghèo giữa thành thì và nông thôn thì thực tế ở nước ta, tỷ lệ đói-nghèo thành thị đã giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, nhưng lại không ổn định, năm 1998 là 9,2%, năm 2002 là 6,6% nhưng năm 2004 lại tăng lên 10,8%. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 và còn 27,5% vào năm 2004. Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ 75,2% xuống 69,3%, cho thấy công tác XĐGN ở các vùng đồng bào dân tộc khó khăn hơn nhiều so với vùng dân cư người kinh.

2.2.2/ Khoảng cách giàu nghèo

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thì khoảng cách giữa mức thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với

mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng). Đó là do nguyên nhân nền kinh tế hiện này là nền kinh tế thị trường tự do, ai có năng lực làm việc thì có thể thu được mức lương cao. Nên người nghèo không có điều kiện học tập, không có cơ hội tìm cho mình một công việc tốt và chỉ có thể làm lao động phổ thông với mức lương trung bình từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng một tháng. Do vậy mà người giàu càng giàu người nghèo vẫn nghèo.

2.2/ Nguyên nhân

Tuy Hà Nội đã áp dụng khá tốt các chính sách của chính phủ cho nhiệm vụ XĐGN nhưng do một số cá nhân thân làm lãnh đạo nhưng đã vì đồng tiền làm mờ mắt, đã tham nhũng “ăn chặn” tiền của nhà nước đầu tư cho chương trình XĐGN. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương.

Chưa nắm được tình hình của các hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng mong muốn của hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất. Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo xã nghèo phấn đấu vượt nghèo, tư tưởng không muốn ra khởi danh sách xã nghèo, hộ nghèo còn nặng trong một số bộ phận nhân dân và cán bộ cơ sở.

Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo, xây dựng chương trình kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư nguồn lực để thực hiện trong từng cấp, chưa thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp.

Tỉ lệ tái nghèo gia tăng do XĐNG chưa bền vững: do thời gian vừa qua, thời tiết xấu, lũ lụt hạn hán, thiên tai xẩy ra khá nhiều và vì một số hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn phải sống trong những vùng không thuận lợi về điều kiện tự

nhiên, thời tiết, khí hậu. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều trong từng huyện và giữa các huyện các vùng có điều kiện giống nhau.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 40 -44 )

×