0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng của việc sử dụng các công cụ tài chính để xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 44 -53 )

trong thời gian qua ở Hà Nội

3.1/ Hỗ trợ đầu tư

3.1.1/ Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tại tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố đã tham gia phong trào xây dựng nhà Đại đoàn kết để cải thiện đời sống của người nghèo, giúp các gia đình dễ dàng thoát nghèo. Theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn 2009 - 2013, ngân sách Thành phố Hà Nội sẽ chi 15 triệu đồng/hộ để xóa nhà cũ nát, Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/hộ và gia đình dòng họ 5 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, Thành phố đã vận động các ngành, các cấp ủng hộ Quỹ Vì người nghèo được tổng cộng 7,5 tỉ đồng để ủng hộ các hộ nghèo xây, sửa nhà cửa.

Trong 5 năm gần đây 3276 căn nhà ở cho hộ nghèo, bể nước gia đình cho 2.707 hộ; xây dựng 56 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng và giao cho người nghèo thông qua cuộc vận động ngày Vì người nghèo. Như Quận Hai Bà Trưng - một trong những địa phương đi đầu trong phong trào xoá nhà tạm đã hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều các hộ gia đình nghèo ổn định chỗ ở. Trong 5 năm từ năm 2001 – 2006, 200 căn nhà đại đoàn kết đã được triển khai xây dựng và hoàn thành trên địa bàn toàn quận Hai Bà Trưng. Những căn nhà Đại đoàn kết mọc lên thay thế hoàn toàn cho những ngôi nhà lụp xụp trong những ngõ ngách chật hẹp của quận Hai Bà Trưng. Quận đã trở thành một điển hình trong phong trào xoá nhà tạm của thành phố. Vào năm 2006, Huyện Gia Lâm đã vận động quyên góp và thu được số tiền khá lớn, gần 1 tỷ đồng và tập trung vào xây mới 44 ngôi nhà đại đoàn

kết với giá trị mỗi nhà 14 triệu 500 ngàn. (Số liệu được tổng hợp từ sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội).

Hà Nội vào đầu năm 2009 đã có 11 dự án nhà ở xã hội được đăng ký với qui mô 24,44ha đất kỳ vọng cung cấp cho khoảng 8224 hộ dân. (Số liệu được lấy từ website của bộ xây dựng).

Xây dựng các nhà văn hoá thông tin cho các đồng bào miền núi để đồng bào có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin lành mạnh, tránh bị bọn xấu lợi dụng lôi kéo.

Xây dựng các lớp học mới cho người nghèo ở miền núi, xoá bỏ dần các lớp học tạm, tổ chức các phong trào sách giáo khoa cũ tặng các học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các em được cắp sách đến trường như bao bạn nhỏ cùng trang lứa.

3.1.2/ Hướng dẫn người dân làm ăn

Hà Nội thực thi quyết định số 734-TTg ra ngày 6-9-1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, để họ có kiến thức tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật, không bị thiệt thòi. Đến quý I năm 2009 đã đào tạo nghề hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh... cho 57500 lượt người nghèo (đạt 49.1 % kế hoạch). Tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 1.200 người nghèo và người khuyết tật.

3.2/ Hỗ trợ tín dụng

Thành phố Hà Nội ngoài việc thực hiện các quyết định mà chính phủ đưa ra để hỗ trợ tín dụng cho người nghèo như nghị định số 78/2002/NĐ-CP ra ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì người nghèo khi vay vốn không phải thế chấp tài sản mà còn được miễn phí khi làm thủ tục hành chính vay vốn. Đặc biệt là được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kì theo đề

nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Nếu nợ quá hạn thì lãi suất được tính bằng 130% lãi suất cho vay, trong khi các đối tượng khác là 150%.

Thành phố Hà Nội còn thực hiện một số chính sách riêng như việc chuyển đổi từ phương thức "cấp không, cho không" sang "vay, trả" là một kết quả đáng ghi nhận của chương trình ủy thác và nhận ủy thác nguồn vốn cho vay từ “Quỹ vì người nghèo”. MTTQ TP Hà Nội là đơn vị đầu tiên của cả nước triển khai hình thức trích “Quỹ vì người nghèo” ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ. Sau 1 năm MTTQ TP triển khai cho hộ nghèo vay vốn trên địa bàn thành phố từ nguồn vốn “Quỹ vì người nghèo” đã phát huy hiệu quả một cách rõ rệt. UBMTTQ TP Hà Nội khẳng định việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ hộ nghèo từ “cấp không, cho không” sang phương thức “vay, trả” chính là phương thức làm mới để đạt được hiệu quả cao nhất. Được sự ủy thác của MTTQ TP và các quận, huyện, Ngân hàng Chính sách Hà Nội đã giải ngân được 4,44 tỷ đồng, đạt 90,6% tổng nguồn vốn ủy thác (nguồn vốn được ủy thác là 4,9 tỷ đồng). Nguồn vốn được giải ngân trên 67 địa bàn hành chính xã với 829 hộ dân được vay để thoát nghèo. Trong đó, nguồn vốn tập trung chủ yếu ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, chiếm 47% tổng nguồn vốn ủy thác. Từ nguồn vốn này, đã có rất nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Trong năm 2009, MTTQ TP Hà Nội sẽ tiếp tục bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay từ “Quỹ vì người nghèo” để đáp ứng nhu cầu của người nghèo trên địa bàn. Bắt đầu từ năm 2009 và các năm tiếp theo, UBTMTQ sẽ dành phần lớn nguồn vốn để hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng thông qua việc ủy thác cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay. Đặc biệt, sẽ tập trung ưu tiên cho các hộ nghèo thuộc diện chính sách. Mức cho vay bình quân đối với 1 hộ nghèo dự kiến cũng có thể sẽ được tăng lên, từ 7- 10 triệu đồng, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vốn thực tế

của hộ vay, đảm bảo giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo. (Số liệu được lấy từ website của uỷ ban mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội)

3.3/ Hỗ trợ về thuế

Hà Nội cũng như các tỉnh và địa phương khác trong cả nước đều thực hiện tốt và đầy đủ các chính sách của chính phủ về hỗ trợ thuế cho người nghèo như thực hiện nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về việc Giảm tiền sử dụng đất, theo điều 13 giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở được giao của hộ gia đình nghèo. Việc xác định hộ gia đình nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Nghị định của Chính Phủ số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 41. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

Điều 42. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

Thông tư số 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, thì đối tượng không chịu thuế GTGT là hành hoá dịch vụ sau:

a- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt bán ra.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường quy định tại điểm này là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, ướp đông, làm sạch, bóc vỏ, mà chưa được chế biến ở mức độ cao hơn hoặc chế biến thành các sản phẩm hàng hóa khác.

Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt các sản phẩm nông nghiệp; ướp đá, ướp muối, phơi khô cá, tôm và các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác.

b- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, như: trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.

c- Sản phẩm muối bao gồm: muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.

Mà sản phẩm này chủ yếu là của người nông dân, người nghèo, nên chính sách này được đề ra nhà nước chủ yếu muốn trợ giúp cho người nghèo bớt một khoản chi phí để hàng hoá của họ có sức cạnh tranh hơn trên thị trường.

Thực tế theo Cục thuế Hà Nội thì kết quả đạt được là năm 2008 đã giảm và giãm thuế được 5.000 tỷ đồng và dựa kiến năm 2009 giảm được 7.500 tỷ đồng thông qua tác động của việc thực hiện các cơ chế giảm, giãn, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp. Số doanh nghiệp được miễn thuế chiếm khoảng 10% số doanh nghiệp trên toàn thành phố, và số doanh nghiệp được giãn thuế theo ngành nghề quy định chiếm tỷ trọng khá cao trên 80%. 3.4/ Hỗ trợ về công cụ bảo hiểm

Bảo hiểm có rất nhiều loại nhưng bảo hiểm cho người nghèo thì chủ yếu là bảo hiểm y tế và bảo hiểm nông nghiệp.Về bảo hiểm y tế, để giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho hộ nghèo, Hà Nội cũng đặt yêu cầu cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 480.000 người nghèo, chữa bệnh miễn phí cho các em nhỏ dưới 6 tuổi, tư vấn y tế cho hàng nghìn lượt người nghèo.

Bảo hiểm nông nghiệp cũng cần phải được thực hiện vì sản phẩm sản xuất được của người nghèo chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp mà các sản phẩm này lại có mức rủi ro rất cao. Chỉ cần một lần gặp rủi ro thì người nông dân có khi mất trắng. Song bảo hiểm nông nghiệp lại chưa được sử dụng rộng rãi và mới chỉ được thực hiện thí điểm ở các tỉnh miền Nam. Chính phủ Việt Nam vừa kết hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) triển khai dự án phát triển bảo hiểm nông nghiệp nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận mới là bảo hiểm theo chỉ số. Đó là việc lấy chỉ số khách quan của từng đối tượng bảo hiểm (ví dụ đối với cây trồng chỉ số bảo hiểm là thời tiết) làm căn cứ xét bồi thường. Bảo hiểm chỉ số mới được áp dụng thí điểm tại ĐBSCL, cụ thể là Đồng Tháp, 3 năm qua. Chỉ số bảo hiểm ở đây dựa trên mực nước lũ sớm, chẳng hạn như nếu vượt quá 270cm ở đập Tân Châu, bà con ở huyện Hồng Ngự và Tam Nông lúa bị ngập do không kịp thu hoạch thì cứ việc đến công ty bảo hiểm đòi tiền.

3.5/ Hỗ trợ tài chính khác

Thực hiện Quyết định số 81/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã trích từ ngân sách thành phố hỗ trợ mỗi hộ nghèo 200.000 đồng/hộ với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng để ăn tết. MTTQ thành phố đã trích từ Quỹ Vì người nghèo hỗ trợ cho 29 quận huyện để trợ giúp người nghèo, các gia đình chính sách trong dịp Tết Kỷ Sửu, cụ thể: Hỗ trợ 18 huyện mỗi đơn vị 100 triệu đồng; quận Hoàng Mai, thành phố Sơn Tây, thành phố Hà Đông mỗi đơn vị 70 triệu đồng; 8 quận còn lại mỗi đơn vị 50 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp, ngân hàng trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn các quận, huyện của thành phố góp phần giúp người nghèo đón Tết.

Thực hiện sự chỉ đạo của MTTQ Thành phố, MTTQ Quận Thanh Xuân đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán và triển khai tới từng khu dân cư. Thường trực MTTQ quận phối hợp với UBND quận tặng quà cho 22 gia đình có công với cách mạng, 620 đối tượng cứu trợ xã hội, 220 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ tiêu biểu, các cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn... Tổng số đối tượng được tặng quà là 1174 người. Ngoài ra MTTQ quận còn phối hợp với ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh quận Thanh Xuân tặng 100 suất quà cho người nghèo, mỗi suất là 300.000 nghìn đồng.

MTTQ quận Ba Đình chỉ đạo MTTQ các phường phối hợp với UBND phường tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 3822 gia đình đối tượng chính sách xã hội; các hội, đoàn thể tặng quà cho 938 đối tượng chính sách. MTTQ quận trích từ “quỹ Vì người nghèo” 60 triệu đồng tặng quà và trợ cấp cho 300 hộ nghèo trên địa bàn quận, thăm hỏi, tặng quà hội viên Hội người mù, Hội người khuyết tật, các trung tâm nuôi dưỡng: người già, cô đơn, người tàn tật và trẻ mồ côi...

Kết luận

Các công cụ tài chính đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội sử dụng nhưng tác dụng của nó đối với công tác XĐGN còn nhiều tồn tại và hạn chế còn cần tiếp tục giải quyết và đưa ra các giải pháp thích đáng.

Bảo hiểm nông nghiệp đã xuất hiện ở nước ta nhưng chưa được khai thác triệt để vì những vùng triển khai bảo hiểm nông nghiệp là những vùng cần làm nhiều thiên tai lũ lụt thì không làm được. Đơn giản vì doanh nghiệp không đủ sức triển khai và người dân cũng không có điều kiện tham gia. Đối với các công ty bảo hiểm, họ là doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi, không thể bắt doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ không có lãi nếu không có sự bù lỗ. Nhà nước

phải có chính sách bù lỗ hay hỗ trợ rõ ràng thì doanh nghiệp mới dám làm. Vì vậy muốn bảo hiểm được một sản phẩm thì nhà bảo hiểm phải quản lý được rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, ngoài việc tác động của thời tiết thì phụ thuộc rất nhiều ở người chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể, nuôi trâu bò phải có quy mô và theo các quy trình khoa học, được tiêm phòng. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo một quy trình nào cả, thả rông trên núi, không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn uống theo định lượng… theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ... thì doanh nghiệp không thể quản lý được. Như vậy, với cách chăn nuôi và trồng trọt manh mún hiện nay thì doanh nghiệp rõ ràng là không mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp. Ngược lại, đã có một số sản phẩm bảo hiểm thì người dân cũng không đủ điều kiện để tham gia. Đấy là chưa nói đến do tính rủi ro cao, quản lý khó nên phí bảo hiểm nông nghiệp thường rất cao mà với mức sống hiện nay của nông dân Việt Nam khó mà kham nổi. Ví dụ, con trâu trị giá 10 triệu đồng nhưng phí bảo hiểm hàng năm phải đóng là 2 triệu đồng thì người nông dân có thể gánh chịu được không.

Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo (bảo hiểm y tế) với thời hạn 1 năm là quá ngắn, nên tăng thời hạn sử dụng thẻ lên 2 năm; cần có cơ chế khuyến khích đối với hộ mới thoát nghèo trong vòng 2 năm được tiếp tục

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 (Trang 44 -53 )

×