Nhận thông điệp

Một phần của tài liệu hướng dẫn về khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp cần thiết cho mỗi chúng ta (Trang 115 - 119)

3. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG GIAO TIẾP:

3.4. Nhận thông điệp

Trong giao tiếp, kỹ năng nhận thông điệp từ người khác là một trong các kỹ năng quan trọng. Thông thường chúng ta hay có tính chủ quan trong khi nghe người khác nói. Chúng ta nên duy trì tiếp xúc bằng mắt và quan sát những cử động của họ.

Lắng nghe và hạn chế những lời bình luận của mình, những đánh giá của mình và cố gắng tiếp thu những gì đang được nói.

Trách nhiệm của chúng ta là phải hiểu (nhất là trong công tác xã hội), kếđó là nhớ đưa ra ý kiến phản hồi.

4. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý, GHI NHỚ KHI HỌC VÀ SAU KHI HỌC:

Khi học và sau khi học bày này, bạn cần ghi nhớ:

- Một số nguyên tắc quan trọng khi giao tiếp

- Ba kỹ năng trong giao tiếp: kỹ năng định hướng, kỹ năng

định vị và kỹ năng điều khiển

- Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe là một tiến trình tâm lý, lắng nghe người khác tức là tôn trọng họ, xác nhận giá trị của họ

và qua đó chúng ta mới có thể hiểu được cái bên trọng, tâm trạng và cảm xúc của họ. Lắng nghe tích cực mới có thể hiểu ý nghĩa

ẩn chứa trong câu nói.

5. CÁC TÀI LIỆU CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

1. Nguyễn Thị Oanh, Tâm Lý Truyền Thông và Giao Tiếp,

Khoa Phụ Nữ Học, Đại Học Mở Bán Công TP. HCM,1993.

phương tiện, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM,1996.

3. R. Martin Chazin và Shela Berger Chazin, Hành vi con người và Môi trường xã hội, Nội dung tập huấn của ĐH Fordham, Khoa PNH,1997.

4. Tài liệu tập huấn, Kỹ năng giao tiếp, Shatec, Singapore,

2000.

5. Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, Tâm Lý học

Đời sống, NXB KHXH, Hà Nội,1994.

6. Erhard Thiel, Hành vi giao tiếp, Nhà XB Trẻ, 1996.

7. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Ban XB

ĐHMBC Tp. HCM, 1998.

6. BÀI TẬP:

* Bài tập 1: Kỹ năng lắng nghe

Bạn cùng với một người thứ 2 thử dành khoảng thời gian một phút để lắng nghe tất cả những tiếng động xảy ra xung quanh mình hoặc từ xa vọng đến và ghi lại tất cả các tiếng động mà mình nghe được trên tờ giấy nháp, người lắng nghe thứ hai cũng vậy. Sau khi hai người ghi xong, thử so sánh kết quả với nhau. Kết quả là hai người lắng nghe không giống nhau 100%. Tại sao vậy?

Tại vì con người khi nghe có khuynh hướng chọn lọc. Dù có

chú ý, tập trung lắng nghe, nhưng tiếng động không được chọn sẽ

không vào và não của chúng ta không chú ý đến và không ghi nhận tiếng động đó.

* Bài tập 2: Kỹ năng phản hồi tích cực

Bạn thử rèn luyện bài tập “phản hồi tích cực theo nguyên tắc sau: Khi có ai có lời tâm sự buồn nào đó với mình, bạn chỉ

cần đáp ứng lại bằng câu hỏi với người đó theo công thức mởđầu bằng “Hình như…” và sau đó dùng từ đồng nghĩa với từ mà người đó vừa dùng trong câu nói của họ.

Ví dụ: A nói với bạn: “Hôm nay tôi làm việc rất mệt, tôi chán quá!”

Phản hồi tích cực: “Hình như bạn đã trải qua một ngày vất vả lắm phải không”

Phản hồi tích cực là vì ta biết lắng nghe được tâm trạng của họ và họ cảm thấy được hiểu và họ sẽ có nguồn cảm hứng để tâm sự tiếp. Ta đừng khuyên và cũng đừng phê phán họ.

*Bài tập 3: Bạn thử thực hiện những điều chỉ dẫn trong bài học (phần kỹ năng lắng nghe) với một người quen biết và bạn sẽ nhận thấy người ấy thích thú hơn khi giao tiếp với bạn

vì bạn biết quan tâm và hiểu họ. 7. CÁC CÂU HỎI:

1. Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả và nó có tác dụng như thế nào?

2. Bạn hãy nêu những cản trở thường gặp phải khi lắng nghe người khác

3. Bạn hãy nêu năm loại dấu hiệu phi ngôn ngữ nào chứng tỏ bạn biết lắng nghe?

4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rèn luyện như thế nào? 5. Kỹ năng giao tiếp bao gồm những kỹ năng gì?

6. Làm thế nào để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp?

Hướng dẫn trả lời:

- CÂU 1: Xem hướng dẫn trong bài học. Tác dụng của lắng nghe: Người nói được quan tâm, được tôn trọng và họ cảm thấy họ có giá trị.

- CÂU 2: SUY nghĩ khi lắng nghe, nghe theo sở thích, thiếu kiên nhẫn, thành kiến, thiếu quan sát, thói quen không tố

như hay ngắt lời hoặc giả bộ nghe.. mệt mỏi…

- CÂU 3: Nhìn vào mắt người nói, quan sát, gật đầu, tư thế

dấn thân (nghiêng về phía trước), tư thếđối diện người nói.

- CÂU 4: Rèn luyện kỹ năng tri giác, quan sát hình thức bên ngoài, xác định động cơ, nhu cầu, mục đích, sở thích của đối tượng giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò của mình, tôn trọng cảm xúc, quan điểm của người khác, tạo sự lôi cuốn, hứng thú cho đối tượng giao tiếp.

- CÂU 5: CÁC kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ

năng điều khiển và kỹ năng lắng nghe

- CÂU 6: Cần nhận thức về các vấn đề trong giao tiếp, rèn luyện các kỹ năng, quan tâm đến người khác.

BÀI 8

NĂNG ĐỘNG NHÓM

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT:

Bài học 8 bao gồm các phần: khái niệm về nhóm nhỏ, vai trò của nhóm nhỏ trong cuộc sống của con người, các đặc điểm tâm lý của nhóm nhỏ, các vai trò được thể hiện trong lúc sinh hoạt nhóm, những điều cần quan tâm khi ta điều hành sinh hoạt nhóm và các giai đoạn phát triển của nhóm nhỏ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn về khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp cần thiết cho mỗi chúng ta (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)